Hướng dẫn cách nấu bột gạo cho bé ăn dặm

Khi bé đến tuổi ăn dặm khiến mẹ băn khoăn không biết chuẩn bị thực đơn như thế nào cho đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện, nhất là những mẹ trẻ mới lần đầu nuôi con. Bài viết này sẽ hướng dẫn các mẹ những cách nấu bột ăn dặm cực nhanh mà vẫn đủ chất cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi.

Bé nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào?

Khi bé bước vào đội tuổi ăn dặm từ 4 đến 6 tháng tuổi, dinh dưỡng đối với bé là điều vô cùng quan trọng. Những bữa ăn sáng đặc biệt phải chú trọng, vì đây là khẩu phần ăn cần được chú ý nhất trong ngày. Vì đây là thời điểm cung cấp năng lượng để bé hoạt động cả ngày cũng như nạp năng lượng tích lũy để bé phát triển cân nặng và chiều cao.

Dinh dưỡng cho bé vào bữa sáng nhất định phải đảm bảo cho đủ 4 nhóm thực phẩm đó là: chất tinh bột, chất béo, chất đạm và rau, hoa quả. Chỉ khi đảm bảo đủ các loại thực phẩm này, bé mới có thể phát triển tốt được. Có nhiều mẹ khá chủ quan, không linh hoạt khi thay đổi khẩu phần ăn của con khiến cho bé liên tục trong một thời gian dài chỉ hấp thụ một nhóm chất dinh dưỡng, dẫn đến nguyên nhân bé bị thừa chất này và thiếu chất kia.

Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé mà các mẹ có thể dễ dàng áp dụng

Sữa chua: Đây là loại thức ăn giúp trẻ tiêu hóa rất tốt. Đường lactose giúp lên men nhanh và hấp thụ tốt lượng thức ăn đưa vào trong cơ thể, khiến trẻ phát triển tốt. Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý rằng, vi khuẩn có lợi trong sản phẩm này tương đối mạnh và có thể ảnh hưởng lớn đến men răng của trẻ. Bạn nên cho bé uống từ 1 đến 2 ngụm nước sau khi ăn sữa chua.

Yến mạch: Là sản phẩm giúp bé tăng cường trí thông minh, tăng cường hệ miễn dịch và giảm cholesterol trong máu. Bé sẽ có một bữa sáng dinh dưỡng khi mẹ nấu cháo yến mạch. Lưu ý rằng mẹ không nên sử dụng yến mạch ăn liền vì nó chứa rất nhiều đường.

Trứng: Đối với cả người lớn và trẻ nhỏ ăn dặm, trứng là nguồn vitamin D và protein dồi dào. Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng vì bé rất dễ dị ứng với lòng trắng trứng khi hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu.

Chỉ khi mẹ đảm bảo đủ chất dinh dưỡng gồm 4 nhóm thực phẩm cần thiết, bé mới có thể phát triển một cách toàn diện được.

Cách nấu bột ăn dặm buổi sáng nhanh mà vẫn giàu dinh dưỡng cho bé

Các mẹ sẽ không còn phải loay hoay chuẩn bị bữa sáng kì công, bởi ngay sau đây VnShop sẽ chia sẻ cho các mẹ 7 công thức nấu bột ăn dặm siêu nhanh mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé.

Với định lượng chung phải đảm bảo cho mỗi bát ăn dặm của trẻ đó là: 200ml nước, 10g đạm từ tôm, cua, cá, thịt, 5g rau củ và dầu ăn cũng nhưu các loại bột ngũ cốc khác.

1. Món ăn từ bột gạo

Bột gạo là chất tinh bộ giàu chất dinh dưỡng nhất cho trẻ. Bạn có thể vận dụng cách nấu món ăn dặm từ bột gạo theo công thức dưới đây.

Nguyên liệu

  • 10g bột gạo
  • 200ml nước
  • 10g lá rau cải
  • 2 muỗng cà phê dầu ăn
  • 10g thịt ức gà

Chế biến

Xay nhuyễn bột gạo thật mịn. Bạn nên xay sẵn bột gạo và cho vào lọ để tiện cho những lần tiếp theo. Nếu không có thời gian, bạn có thể mua sẵn bột gạo đã xay. Tuy nhiên, bạn nên bớt chút thời gian lựa chọn gạo lứt hoặc gạo tám thơm để xay cho con là tốt nhất. Nên tránh gạo nếp vì gây khó tiêu cho trẻ.

Thịt ức gà làm sạch sau đó xay thật nhuyễn. Bạn có thể sắm một chiếc máy xay thịt gia đình để tiện sử dụng.

Đổ nước vào nồi và đun sôi. Khi nước vừa sôi, bạn nhanh chóng cho rau cải xanh đã sửa sạch vào nồi, đợi nó chín rồi vớt ra để nguội.

Nghiền nát rau đã luộc

Cho nước vào nồi bột và đun. Khuấy thật đều tay để bột không bị vón. Cho tiếp thịt gà vào và tiếp tục khuấy đều. Nấu thêm khoảng 10 phút thì cho rau đã được nghiền nhuyễn vào rồi tắt bếp và nhắc nồi xuống. Múc nhanh ra bát rồi cho bé ăn.

2. Bột yến mạch rau củ

Nguyên liệu

Yến mạch, súp lơ, đậu Hà Lan, củ cải đỏ, cà rốt

Chế biến

Rửa sạch các loại rau củ, thái nhỏ để nó dễ chín

Xay nhỏ yến mạch thành bột mịn

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước và đun nhừ

Khoảng 20 phút sau bạn vớt ra toàn bộ và nghiền nhỏ hết mức có thể. Trộn thêm 2 thìa cafe dầu oliu là đã hoàn thành rồi.

Đây là cách nấu bột ăn dặm tương đối đơn giản mà bất cứ mẹ nào cũng có thể thực hiện được với nguồn nguyên liệu có sẵn

3. Cháo cua cà rốt

Cua là loại thực phẩm rất tốt đối với chiều cao của trẻ. Bạn có thể cho bé thử ăn 1 lần để xem bé có bị dị ứng hay không. Nếu không thì bạn hãy sử dụng món ăn này 1 lần 1 tuần để giúp bé phát triển tốt hơn.

Nguyên liệu

Cháo trắng, cua biển, nước dùng, cà rốt, dầu ăn và hành tím

Chế biến 

Sau khi mua cua về nhà, bạn hãy nhanh chóng cho nó vào ngăn đá trong khoảng 10 phút để nó chết rồi lấy ra sơ chế.

Rửa sạch cua và cho chúng cùng 1 ít muối vào nồi cùng với gừng để luộc chín. Sau khi cua đã được luộc chín, gỡ thịt cua và tách vỏ.

Rửa sạch cà rốt và luộc chín, sau đó đem nghiền chúng cho thật nhuyễn.

Nấu cháo và khuấy đều để nó không bị vón cục. Trong thời gian này, bạn hãy bằm thịt cua sao cho nhỏ, cẩn thận các mảnh vỏ cua gây hóc xương cho bé.

Cho cua lên chảo và rang chín.

Sau khi cháo sôi cho cà rốt đã xay vào đảo đều. Múc ra bát rồi cho cua lên cùng vài giọt dầu gấc.

4. Cháo lươn khoai môn

Cháo lươn cho bé ăn dặm sẽ không bị tanh khi chế biến theo công thức dưới đây.

Nguyên liệu: Thịt lươn, hành tím, gạo, khoai môn, rau mùi

Chế biến

Khoai môn đem rửa sạch, thái lát nhỏ.

Vo gạo để nấu cháo rồi cho khoai môn vào hầm nhừ

Làm sạch lươn, bỏ xương và ruột, lấy tiết và thịt lươn.

Phi hành thơm và cho lươn vào đảo đều cho đến khi chín. Cho lươn vào nồi cháo rồi tắt bếp, múc ra bát cho thêm rau mùi để món ăn hấp dẫn hơn.

5. Cháo tôm

Tôm là loại thực phẩm giày dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, giúp bé phát triển chiều cao và chắc khỏe xương.

Nguyên liệu: Gạo, đỗ xanh, tôm, rau ngót, tép hành khô, phô mai, dầu oliu

Chế biến

Trộn đỗ xanh với gạo, cho nước vào và nấu thành cháo

Rau ngót đem rửa sạch cắt nhỏ

Làm sạch tôm, bỏ râu, bỏ vỏ, lấy phần thịt và đem băm nhuyễn

Cho hành khô vào chảo phi thơm rồi đảo tôm cho đến khi thịt săn, chín.

Bước cuối cùng cho tất cả nguyên liệu: tôm, rau ngót, dầu oliu vào nồi cháo, đợi trong khoảng 3 phút rồi khuấy đều, lúc đấy hãy nhấc ra bát.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

Trong quá trình tập ăn dặm cho bé, mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo sự an toàn, khả năng tiêu hóa và hấp thu cho trẻ:

  • Ăn từ ít tới nhiều.
  • Từ loãng đến đặc dần.
  • Từ mịn đến thô dần.
  • Từ một loại thực phẩm đến nhiều loại.
  • Từ thực vật đến động vật.
  • Không cho gia vị vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi.
  • Hải sản nên bắt đầu tập ăn vào tháng thứ 7, thứ 8.
  • Chỉ dùng gạo tẻ để nấu cháo, nấu bột cho trẻ, không nên thêm các loại hạt đậu đỗ hoặc hạt ngũ cốc khác vào.

Cách làm bột gạo cho bé ăn dặm

Chọn gạo ngon, thơm và còn mới. Bạn có thể chọn gạo tám hoặc gạo lứt để bột của bé thơm ngon và có độ dẻo, quánh hơn.
Lọc bỏ sạn, trộn đều nếu cho thêm chút gạo nếp (gạo nếp không quá 10%).
Cho gạo vào máy xay khô khoảng 2-4 phút để thu được bột mịn.
Dùng rây lọc bỏ hạt to và xay lại một lần nữa để thu được phần bột đều và mịn hơn.

Ngoài ra, nếu gần nhà bạn có máy xay chuyên dụng thì cách này sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều. Bạn có thể xay nhiều một chút để dùng trong khoảng 2-3 tuần. Để bột thơm ngon và để được lâu, khi mới xay về, bạn để bột nguội hẳn, rồi cho vào lọ có nắp (tốt nhất là lọ thủy tinh), đặt ở nơi khô ráo, đậy kín sau mỗi lần sử dụng.

 

Related Posts

Hướng dẫn cách nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm

Khi học cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé nhất thiết mẹ phải biết thêm về nguyên liệu phô mai vì nói về độ thơm ngon và…

Hướng dẫn cách nấu xôi hạt sen bằng nồi cơm điện

Trong các món xôi của người Việt thì xôi hạt sen là một món dân dã rất được ưa dùng trong các ngày lễ Tết, rằm, đám…

Hướng dẫn cách nấu bột yến mạch cho bé ăn dặm

Cháo yến mạch là một món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn đã biết cách…

đồ ăn nhẹ và đồ uống tốt cho tim mạch

Đồ ăn nhẹ và đồ uống tốt cho tim mạch

Trái tim của bạn là một phần của hệ thống tuần hoàn của cơ thể,  và cũng là cơ quan phải làm việc nặng nề nhất trong…

đồ ăn giúp giảm huyết áp

17 thực phẩm tốt nhất cho người huyết áp cao

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra bệnh tim mạch với hơn 1 tỉ người trên toàn…

Prebiotic và Probiotic khác nhau như thế nào?

Probiotics và prebiotics là hai chủ đề khá lớn trong ẩm thực và dinh dưỡng ngày nay. Mặc dù sở hữu 2 cái tên “na ná” nhau…