Tỏi đên là một trong những thực phẩm có vị dẻo ngọt, thơm ngon và là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Để có thể làm tỏi đen tại nhà không hề phức tạp, trái ngược lại rất đơn giản và dễ dàng. Trong bài viết này VnShop sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm tỏi đen tại nhà với những nguyên liệu sẵn có, khi mà điều kiện của gia đình chưa cho phép mình sở hữu những chiếc máy làm tỏi đen chuyên dụng.
Dùng nồi cơm điện nào để làm tỏi đen?
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được tỏi đen, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
- Nồi cơm điện cơ: Gồm 2 loại:
- Nồi cơm điện nắp liền
- Nồi cơm điện nắp rời
- Nồi cơm điện tử
- Nồi cơm điện cao tần
- Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
- Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội.
Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu!
Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa!
Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó:
Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi
Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic
Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền
Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford, kim cương
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
- Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
- Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
- Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
4. Bộ phận điều khiển nồi cơm điện
Với nồi cơm điện cơ thì bộ phận điều khiển rất đơn giản, nó dùng rơ le để có thể chuyển chế độ nấu sang ủ ấm và có 2 lựa chọn để sử dụng đó là nấu hoặc giữ ấm.
Nồi cơm điện tử thì phức tạp hơn, nó có:
- Điều khiển bằng mạch điện tử
- Màn hình hiển thị thông tin LCD
- Điều khiển bằng nút bấm thay vì cần gạt như nồi cơ
- Cài sẵn nhiều chế độ nấu
Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện
Khi cấp điện cho nồi, bật chế độ nấu mà người tiêu dùng muốn, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho mâm nhiệt, mâm nhiệt chuyển điện năng thành nhiệt năng làm nóng lòng nồi khiến gạo được nấu thành cơm, vỏ nồi giữ nhiệt độ ổn định trong quá trình nấu, khi gạo đã nở đến một mức nhất định, bộ phận điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm.
Trong quá trình nấu còn có sự tham gia của van thoát hơi nước, nó giúp điều chỉnh lượng nước, mức áp suất trong nồi giúp thức ăn được chín đều.
Về cơ bản thì mọi nồi cơm điện đều có chung nguyên lý hoạt động như trên. Sự khác nhau giữa các loại nồi chính là cách mà bộ điều khiển hoạt động.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách mà bộ điều khiển của nồi cơ hoạt động thì hãy tham khảo thêm thông tin qua bài viết này. Trong trường hợp bạn có một chiếc nồi điện tử bị hỏng thì tốt nhất nên tìm đến một cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp vì nó rất phức tạp với người dùng thông thường.
Tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe con người
Tỏi đen là thành phẩm của quá trình lên men tỏi trắng trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men kéo dài từ 30 – 60 ngày.
Do tác động của quá trình lên men nên hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng. Vì vậy mà tỏi đen được đánh giá là có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người:
- Phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
- Là dược liệu tốt dùng để phòng bệnh.
- Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan.
- Tăng cường khả năng miễn dịch.
- Ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
- Hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL – Cholesterol, điều hòa đường huyết, tốt cho hệ tim mạch.
Cách nấu tỏi đen bằng nồi cơm điện
1. Chọn tỏi với tép to, đều nhau để làm tỏi đen
Để học cách làm tỏi đen thành công, bước đầu tiên chính là việc chọn tỏi để làm. Bạn cần lựa chọn những củ tỏi to bản, đẹp và đều nhau, tép to. Việc chọn tỏi ngon ngay không quyết định phần lớn cho mẻ tỏi đen của bạn có thành công hay không đấy nhé! Mua tỏi về, bạn để tỏi khô rồi bóc đi lớp vỏ mỏng nhất bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn.
Nhiều mẹ cho rằng, nên chọn tỏi một nhánh (tỏi cô đơn ở Lý Sơn) để có tỏi đen chất lượng tốt nhất, nhưng giá loại tỏi này đắt, những 1 triệu đồng/kg mua tại Lý Sơn. Nên nếu có điều kiện bạn hãy mua tỏi Lý Sơn, vì tỏi ngoài thị trường, tỏi Hải Dương cũng khá chất lượng, tỏi thơm và tép to là gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy nhé! Nhưng nhớ là cần cắt đi những phần ngoài và chỉ lấy phần củ tỏi thôi nhé.
2. Ngâm tỏi với bia để ngấm men vi sinh
Tiếp đến, bạn cho tỏi vào thau nhựa sạch, rưới bia lên trên để bia thấm đều tỏi. Bạn ngâm tỏi trong khoảng 30 phút để tỏi ngấm men vi sinh của bia. Tỉ lệ ngâm, bạn cho 1kg tỏi tương ứng với 1 lon bia nhé! Ở đây, chúng tôi dùng bia Heniken, bạn có thể sử dụng bia Sài Gòn, Hà Nội đều được nhé! Lưu ý đổ bia ngập tỏi, cứ 5 phút lại đảo tỏi một lần cho tỏi nhanh ngấm men vi sinh. Nhớ là chỉ ngâm tỏi khoảng 30 phút thôi đấy.
3. Ủ tỏi bằng giấy bạc
Chuẩn bị 1 tờ giấy bạc to, trải đều ra. Hết 30 phút ngâm tỏi, bạn vớt ngay tỏi ra rồi xếp tỏi vào trong tấm giấy bạc đó. Bạn lưu ý xếp tỏi ngay sau khi lấy tỏi ra khỏi thau bia, không để tỏi ngâm lâu thì mẻ tỏi đen mà chúng ta làm sẽ không thành công nhé!
Khi tỏi còn đang ướt, bạn bọc giấy bạc kín xung quanh tỏi. Bạn không nên để tỏi bị hở, vì nếu còn vết hở, tỏi sẽ không thể ngấm và lên men được, mẻ tỏi đen sẽ không được đen và ngon.
Nhiều mẹ chủ quan, không ủ tỏi bằng giấy bạc cho kín, hay không dùng giấy bạc để ủ tỏi làm tỏi đen. Vì vậy tỏi đen chưa thành mà tỏi trắng thì cháy khét lẹt cho tiếp xúc với nền nhiệt cao trong nồi cơm điện. Làm đi làm lại nhiều lần, nhiều mẹ mới rút ra kinh nghiệm bọc tỏi trong giấy bạc thay vì để trực tiếp vào nồi cơm điện thì mẻ tỏi đen tự làm mới thành công.
4. Bắt đầu ủ tỏi trong nồi cơm điện để làm tỏi đen
Sau đó, bạn cho giấy bạc bọc tỏi vào nồi cơm điện, bật nút warm, giữ ấm trong 2 tuần (bạn hoàn toàn có thể yên tâm là sẽ không hỏng nồi và tiền điện hết chỉ khoảng 10.000 đồng).
Khi làm, bạn nhớ dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín xung quanh vung nồi điện để giữ nhiệt tốt hơn, nếu là nồi điện tử thì không cần.
Nhiều người thắc mắc, có nhiều cách để ủ ấm tỏi đen, đặc biệt là chỉ ủ tỏi để làm tỏi đen trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên 10 ngày vẫn chưa đủ để tỏi trở thành màu đen đâu nhé! Sau 10 ngày ủ, tỏi không đen mà chỉ có màu hơi nâu nhạt. Một phần do bạn ủ nhanh, 1 phần do nồi cơm điện không đủ nhiệt. Vì vậy, một nồi cơm điện hoạt động bình thường sẽ cho mẻ tỏi đen tự làm ngon hơn rất nhiều là nồi cơm điện đã xuống cấp rồi các mẹ nhé!
Nhiều mẹ ở Hà Nội đã làm thành công mẻ tỏi đen chia sẻ kinh nghiệm: ” Trời mùa hè này, hay nắng to nên mọi người có thể tiết kiệm bằng cách ban ngày đem cả nồi cơm điện phơi chỗ ánh nắng mặt trời rọi vào, không mở nắp, nhiệt độ ban ngày trên 30 độ C đủ để men vi sinh họat động, ban đêm lại tiếp tục cắm điện”. Cách này cũng khá hay nhưng các mẹ nhớ theo dõi nhiệt độ để nồi ủ tỏi đen có thể duy trì mức nhiệt ổn định khi lên men nhé!
5. Quá trình ủ tỏi để làm tỏi đen chi tiết trong suốt 14 ngày
Trong suốt quá trình, bạn có thể mở nồi ra để kiểm tra tỏi hằng ngày. Mở vung ra xong rồi đóng lại ngay, bạn không nên để quá 5 phút nhé! Vì như thế tỏi đen khi thành phẩm sẽ không ngon.
Một số lưu ý khi làm và bảo quản tỏi đen
- Để tỏi đen làm tại nhà ngọt dẻo và không bị ướt sau quá trình lên men, có một số lưu ý như sau:
- Nếu ngâm tỏi với bia thì chỉ nên ngâm trong 30 phút, cứ 5 – 10 phút lại phải đảo đều tỏi. Sau khi ngâm bia, cần lấy ra và phải để tỏi cho ráo rồi mới bọc giấy và đem đi ủ.
- Trong quá trình lên men, nên dùng nồi cơm điện nắp gài và bọc thêm lớp màng bọc thực phẩm bên ngoài nồi để tránh thất thoát nhiệt. Nên kiểm tra thường xuyên xem tỏi có lên men đạt yêu cầu không.
- Đảm bảo nguồn điện phải ổn định trong quá trình ủ.
- Vệ sinh nồi sạch sẽ trước khi làm tỏi đen. Trong quá trình làm, để nồi tại nơi thoáng mát và không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
- Sau khi ủ xong, nếu tỏi hơi ướt thì có thể phơi trong bóng râm hoặc hong khô bằng quạt cho ráo nước rồi mới sử dụng.
- Để bảo quản tỏi đen được tốt nhất, bạn nên cho toàn bộ túi tỏi đen vào 1 chiếc hộp giấy hoặc hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín.