Gà nướng là món ăn tuyệt ngon được rất nhiều người yêu thích. Thịt gà khi nướng dai ngọt, thơm nức mũi chấm với muối tiêu chanh thì còn gì bằng. Tuy nhiên, nếu nhà bạn không có lò nướng hay than hoa thì bạn cũng có thể nướng gà bằng nồi cơm điện có sẵn trong gia đình. Hơn thế, bạn cũng chẳng cần thêm nước hay dầu ăn mà món ăn vẫn ngon và hấp dẫn.
Tác dụng của thịt gà đối với sức khỏe
Thịt gà chứa hàm lượng Protein cao
Nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thịt nạc tuyệt vời và chứa nhiều Protein, ít chất béo thì hãy chọn thịt gà. Lượng protein trong thịt gà có tác dụng giúp bạn tăng trưởng và phát triển cơ bắp, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ giảm cân.
Tốt cho tim mạch
Thịt gà rất tốt cho tim mạch. Homocysteine là một loại axit amin có thể gây ra bệnh tim mạch nếu nó có mức độ cao trong cơ thể. Vì vậy, kiểm soát mức độ homocysteine là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của tim. Và điều may mắn là ăn ức gà có thể giúp ngăn chặn và kiểm soát mức độ homocysteine như bạn mong muốn.
Hỗ trợ tốt cho xương và răng
Hỗ trợ răng và xương phát triển tốt là một trong những lợi ích tốt của thịt gà đối với sức khỏe con người. Thịt gà cũng rất giàu phốt pho – một khoáng chất cần thiết hỗ trợ sự phát triển và vững chắc của răng và xương. Ngoài ra, phốt pho cũng góp phần đảm bảo chức năng của các bộ phận như thận, gan, hệ thống thần kinh trung ương… hoạt động tốt hơn.
Hỗ trợ hoạt động của các tuyến trong cơ thể
Thịt gà giúp hỗ trợ hoạt động của các tuyến trong cơ thể. Thịt gà là một nguồn chứa selen rất phong phú. Selen là một khoáng chất cần thiết có liên quan đến việc trao đổi chất trong cơ thể, giúp tuyến giáp, nội tiết tố, chuyển hóa và chức năng miễn dịch hoạt động tốt.
Thúc đẩy trao đổi chất
Ngoài các tác dụng trên, thịt gà còn giúp thúc đầy trao đồi chất. Vitamin B6 (hoặc vitamin B tổng hợp) có trong thịt gà sẽ khuyến khích các enzyme và các phản ứng trao đổi chất của tế bào trong cơ thể. Điều này có nghĩa là nó sẽ giúp giữ cho mạch máu khỏe mạnh, ổn định mức năng lượng và thúc đẩy sự trao đổi chất đốt cháy lượng calo. Do đó bạn có thể quản lý trọng lượng khỏe mạnh.
Thịt gà cũng rất giàu niacin – một loại vitamin B đặc biệt có tác dụng chống lại ung thư và ngăn cản xảy ra các tổn hại cho DNA.
Hướng dẫn làm món gà nướng cho bé cực ngon bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Đùi gà – khoảng 500g (hoặc cánh gà hay ức tùy thích). Do dung tích nồi cơm điện không quá lớn nên bạn không thể nướng cả con gà được.
- 6 củ hành khô và một vài nhánh hành lá;
- 1 nhánh gừng to, bằm nhuyễn;
- 2 thìa cà phê bột ngũ vị hương;
- 2 thìa canh nước tương (xì dầu);
- 2 thìa canh mật ong;
- 1 thìa cà phê muối;
- 2 thìa canh dầu ăn;
- 2 thìa cà phê dầu mè.
- Và cuối cùng, không thể thiếu một chiếc nồi cơm điện. Lưu ý, nên dùng nồi cơm điện chống dính để khi nướng xong da gà không bị dính vào đáy nồi.
Chế biến
Trộn đều nước tương, mật ong và muối vào tô rồi nếm thử xem đã vừa khẩu vị của bạn chưa. Nếu chưa vừa bạn gia giảm thêm rồi cho dầu mè, bột ngũ vị và gừng bằm vào, trộn đều tất cả lên. Ướp gà đã chuẩn bị với hỗn hợp nước ướp trên trong ít nhất 30 phút.
Trong khi ướp gà, bạn xắt hành khô thành các lát mỏng, hành lá xắt nhỏ. Sau khi ướp với nước tương, dùng dao rạch vài đường phía trên bề mặt đùi gà rồi rắc hành lá và hành khô lên mặt trong của đùi gà. Dùng đũa nhét hành vào khe xương để gà đượm mùi thơm của hành hơn.
Thoa đều đáy nồi với 2 thìa canh dầu ăn rồi rải nốt chỗ hành khô, hành hoa còn lại đều khắp đáy cho kín đáy nồi.
Cho đùi gà vào nồi, mặt có da úp xuống dưới, rưới đều chỗ nước ướp gà còn lại lên trên. Đậy nắp nồi và bật nút Cook như khi bạn nấu cơm bình thường. Sau khoảng 20 phút nồi cơm điện sẽ tự bật lên nút Keep warm. Cuối cùng, bạn để khoảng 10 – 15 phút nữa là được.
Dùng nồi cơm điện nào để làm món gà nướng
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được gà nướng, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
- Nồi cơm điện cơ
- Nồi cơm điện nắp liền
- Nồi cơm điện nắp rời
- Nồi cơm điện tử
- Nồi cơm điện cao tần
- Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
1. Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội.
Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu!
Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa!
Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó:
Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi
Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic
Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền
Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
- Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
- Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
- Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món gà nướng
Trước khi bắt tay vào vệ sinh nồi cơm, chị em nhớ rút phích cắm của nồi cơm khỏi ổ điện và chờ cho nồi cơm nguội hoàn toàn đã nhé. Tốt nhất là chúng ta hãy vệ sinh nồi cơm trước khi dùng và cũng chưa cần sử dụng ngay.
- Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.
- Lấy khăn mềm đã được làm ẩm (khăn được vắt khô nước, chỉ ẩm thôi nhé) và lau sạch phần nắp bên trong nồi.
- Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.
- Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.
- Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.
Cần lưu ý:
- Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .
- Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.
- Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.