Cháo sườn là một món ăn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho những người đang bị ốm. Món cháo này vô cùng dễ ăn, dễ tiêu hóa mà lại cực kì bổ dưỡng. Đặc biệt khi ăn cháo sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy khỏe khoắn khi ăn xong. Cháo sườn cần phải được nấu có độ mịn và dẻo thơm của gạo hòa lẫn với vị ngọt của sườn mang lại. Khi ăn cháo sườn Hà Nội rất nhiều người thắc mắc tại sao lại gọi là cháo sườn mà lại không thấy có miếng sườn nào? Hãy cùng VnShop giải đáp câu hỏi này và cùng tìm hiểu cách nấu cháo vô cùng đặc biệt của người Hà Nội.
Giá trị dinh dưỡng của sườn heo đối với sức khỏe
Không chỉ ở tại Việt Nam mà sườn heo còn được đánh giá là món thực phẩm phổ thông nhất trên toàn thế giới. Với ưu điểm là giá rẻ và đa dạng về chủng loại lại có thể chế biến nhanh và đơn giản nên thịt heo dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon, được các đầu bếp tài ba tại các nhà hàng cao cấp hay các nhà hàng bình dân trổ tài chế biến khéo léo.
Trong thịt heo có chứa nhiều vitamin nhóm B như thiamine, riboflavin, niacin, một số khoáng chất như calci, kali, và sắt ở dạng dễ hấp thụ. Trung bình, một miếng thịt thăn 60g cung cấp 185 calori, 8g mỡ, 92mg cholesterol, 0,7mg sắt… Thịt heo chứa có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ tiêu hóa nên thường được khuyên dùng cho trẻ em, người cao tuổi, người mới ốm dậy…
Hướng dẫn cách chọn sườn heo ngon
Khi chọn mua sườn, các bạn chỉ cần để ý đến ba điều: màu sắc, mùi và độ đàn hồi của miếng sườn. Một miếng sườn tươi ngon sẽ có màu hồng nhạt, không có mùi ôi thui và khi ấn vào thịt sườn ta thấy mặt sườn khô và vẫn còn giữ được độ đàn hồi. Ngoài ra, các bạn nên chọn miếng sườn có xương dẹp và nhỏ. Những miếng sươn như vậy thì xương ít và nhiều thịt hơn loại sườn có xương to và tròn. Tuy nhiên, chú ý là bạn không chọn sườn có kích cỡ quá nhỏ nha. Dẻ sườn nhỏ được xẻ ra từ các con lợn nhỏ, vừa ăn không ngon mà nhiều khi cũng không mấy đảm bảo (vì nhiều khi những con lợn nhỏ chưa đến lúc xuất chuồng nhưng bị ốm hay bệnh nên người ta mang đi xẻ thịt bán luôn).
Nếu muốn nấu canh, cháo hoặc bún sườn: tốt nhất bạn nên lựa sườn có lẫn cả nạc lẫn mỡ để khi ăn thịt sẽ mềm, thơm và béo hơn.
Như các bạn đã biết, chúng ta nên đi chợ sớm để chọn mua được sườn lợn tươi, ngon nhất. Đi chợ muộn, nhiều khi các miếng ngon đã được bán hết rồi hay thậm chí là hết sườn không mua được. Thêm vào đó, ở Việt Nam các sạp bán thịt không được trang bị thiết bị bảo quản thực phẩm chuyên dụng, thịt chỉ được bày bán một cách thô sơ trên sạp. Vì vậy, nếu đi chợ muộn, thường sườn sẽ không được ngon và dễ bị ôi do ảnh hưởng của thời tiết.
Hướng dẫn cách chế biến cháo sườn đơn giản bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu
Sườn non và xương ống: điểm tạo nên sự đặc biệt cho món cháo sườn ngon. Đa phần người nấu thường chỉ sử dụng sườn non cho món cháo sường này nhưng khi kết hợp với sườn non và xương ống sẽ giúp cho nước dùng của cháo ngon hơn và béo ngậy hơn. Khi mua xương ống, bạn nên nhờ người bán chặt cẩn thận xương thành từng khúc nhỏ để giảm thiểu tối đa thời gian sơ chế nguyên xương.
Gạo nếp và gạo tẻ: Nhiều người có thói quen dùng gạo tẻ để nấu cháo nhưng món cháo sườn cần thêm một chút gạo nếp. Khi cho gạo nếp hòa quyện với gạo tẻ thì món cháo sườn sẽ có độ dẻo và thơm hơn khi thưởng thức
Hành tây đã bóc vỏ: Nước hành tây hòa lẫn trong cháo có thể giúp người bệnh có thể giảm nôn mửa ,giảm đau cho nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau
Cuối cùng là gia vị các loại để món cháo của chúng ta được đậm đà hương vị hơn.
Công đoạn sơ chế
- Lấy gạo tẻ (số lượng phù hợp) và gạo nếp (với số lượng bằng 1/4 gạo tẻ) ngâm với nước nóng khoảng 2 tiếng
- Rửa sườn, xương ống qua nước lạnh
- Cho số sườn, xương ống vừa rửa vào nồi áp suất rồi cho một lượng nước vừa đủ làm chìm sườn, xương
- Cho nồi lên bếp ,bật bếp số to nhất chờ đến khi nước sôi
- Khi nước sôi tắt bếp ,chắt phần nước luộc đầu tiên sau đó lấy sườn ,xương rửa lại với nước lạnh một lần nữa
- Bỏ phần gạo vừa ngâm vào máy xay ,xay nhỏ mịn như bột .Kết thúc phần sơ chế ta chuyển sang công đoạn tiếp theo
Chế biến cháo sườn
Cho sườn đã qua sơ chế cùng với một lượng nước vừa đủ vào nồi áp xuất, cho thêm 2 thìa muối ,2 thìa mì chính ,1 củ hành tây vào .Ninh sườn trong vòng 2 tiếng (1 tiếng đầu để lửa lớn nhất, 1 tiếng còn lại để lửa nhỏ )
Sau đúng 2 tiếng thì tắt bếp ,mở nồi áp xuất cẩn thận sau đó vớt hết sườn ra cho vào một cái bát lớn .
Đun sôi phần nước sườn còn lại trong nồi .Khi nước vừa bắt đầu sôi ,đổ từ từ phần gạo đã được xay nhuyễn vào nồi (vừa đổ vừa khuấy nhanh tay để gạo quyện với nước sườn béo ngậy )
Trong thời gian chờ cháo chín .Lấy dao ,nĩa tách phần thịt ra khỏi xương đồng thời xé phần thịt vừa mới tách thành từng sợi mỏng ,tiếp đến cho 4 thìa nước mắm vào phần thịt vừa xé xong.
Bỏ chảo lên bếp ,cho một lượng nhỏ dầu ăn vào chảo .Chờ dầu ăn nóng ,cho phần thịt vừa làm vào đảo đều cho đến khi thịt săn lại
Cho thịt vừa xào vào nồi cháo vừa chín rồi khuấy đều đến khi thịt dàn đều trong từng lớp cháo.
Tắt bếp . Múc cháo ra bát rồi thưởng thức .Món ăn này tốt nhất nên dùng kèm với hành lá vì nó vừa tạo thêm hương thơm cho cháo ,vừa giúp người bệnh nhanh khỏe hơn (Hành lá vừa giàu chất sơ giúp tiêu hóa tốt hơn ,giàu vitamin A và vitamin C giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch)
Điều khó nhất ở nấu cháo sườn có lẽ là thời gian ,công đoạn nấu không hề phức tạp nhưng đòi hỏi người nấu phải cẩn thận trong việc vớt xương ra khỏi nồi vì sau khi hầm một khoảng thời gian khá lâu thì xương có thể vỡ ra từng mảnh nhỏ chìm ở phía đáy nồi ,nếu không vớt cẩn thận có thể khiến người ăn bị hóc hoặc quá trình thưởng thức bị gián đoạn chỉ vì những miếng xương vụn .Muốn ăn cháo sườn ngon đúng ý bắt buộc phải bỏ ra một khoảng thời gian dài .Điều thú vị ở việc nấu cháo là ta có thể vừa nấu ăn ,vừa tập thể dục hoặc nhâm nhi một tách trà ,đọc một cuốn sách nào đó .Nấu cháo chỉ mất công chờ thôi nhưng lại mang lại những giây phút thư giãn rất hay.
Dùng nồi cơm điện nào để làm món cháo sườn ngon nhất?
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được tỏi đen, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
- Nồi cơm điện cơ
- Nồi cơm điện nắp liền
- Nồi cơm điện nắp rời
- Nồi cơm điện tử
- Nồi cơm điện cao tần
- Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
1. Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội.
Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu!
Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa!
Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó:
Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi
Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic
Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền
Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
- Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
- Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
- Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món cháo sườn ngon
Trước khi bắt tay vào vệ sinh nồi cơm, chị em nhớ rút phích cắm của nồi cơm khỏi ổ điện và chờ cho nồi cơm nguội hoàn toàn đã nhé. Tốt nhất là chúng ta hãy vệ sinh nồi cơm trước khi dùng và cũng chưa cần sử dụng ngay.
Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.
Lấy khăn mềm đã được làm ẩm (khăn được vắt khô nước, chỉ ẩm thôi nhé) và lau sạch phần nắp bên trong nồi.
Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.
Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.
Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.
Cần lưu ý:
– Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .
– Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.
– Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.