Xôi đậu phộng là một món ăn rất ngon, giàu năng lượng cũng như rất bổ dưỡng, cách thực hiện nó không phức tạp như nhiều người nghĩ. Bạn có thể nấu món xôi để đãi cả nhà vào những buổi sáng hay cũng có thể mang theo khi đi picnic cùng bạn bè. Hôm nay VnShop sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món xôi đậu phộng bằng nồi cơm điện rất dễ thực hiện lại cực kỳ ngon lành và bổ dưỡng.
Công dụng của đậu phộng đối với sức khỏe con người
Đậu phộng là một loại đậu có nguồn gốc từ miền Nam nước Mỹ, với tên khoa học là Arachis hypogea, hay còn gọi với cái tên phổ thông hơn là lạc. Đây là một loại đậu dồi dào nguồn protein với chất béo và nhiều dưỡng chất cho cơ thể, có ích cho việc giảm cân và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
– Ổn định đường huyết: trong đậu phộng có chứa chất mangan, là một khoáng chất đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, giúp hấp thụ canxi và duy trì sự ổn định của đường huyết;
– Ngăn ngừa sỏi mật: theo những công trình khoa đã nghiên cứu và chứng minh được rằng khi ăn một khối lượng đủ đậu phộng hoặc bơ đậu phộng trong vòng một tuần sẽ giảm 25% nguy cơ tiến triển của bệnh sỏi mật;
– Phòng chống trầm cảm: là loại đậu dồi dào nguồn axít amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin. Serotonin có lợi cho não, giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm;
– Tăng cường trí nhớ: Trong đậu phộng còn có vitamin B3 và chất niacin, là những chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện chức năng bộ não và thúc đẩy hoạt động trí nhớ;
– Giảm cholesterol: Đậu phộng còn có các chất dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ cũng mang lại tác dụng giảm và kiểm soát lượng cholesterol. Ngoài ra, các chất này còn có thể cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể;
– Bảo vệ tim mạch: Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó đậu phộng là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim, nó còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh như axít oleic. Vì thế, ăn một nắm đậu phộng 4 lần/tuần có thể tránh được các bệnh tim mạch cũng như bệnh mạch vành;
– Chống sa sút trí tuệ ở tuổi già: Nghiên cứu cũng cho thấy nguồn niacin đáng kể được tìm thấy trong đậu phộng có thể giảm 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ăn 1/4 chén đậu phộng mỗi ngày sẽ cung cấp 1/4 lượng niacin cần thiết hàng ngày;
– Giảm nguy cơ tăng cân: Ăn đậu phộng hay các loại hạt thường xuyên có thể giảm nguy cơ tăng cân. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh những người hay ăn đậu và hạt tối thiểu 2 lần/tuần sẽ rất ít có khả năng tăng cân so với những người hầu như không bao giờ ăn chúng;
– Giảm nguy cơ sinh con dị tật: Nguồn axít folic chứa trong đậu phộng rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axít folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.
Hướng dẫn cách nấu xôi đậu phộng bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu
- Nếp ngon: 500g
- Đậu phộng (lạc): 200g
- Nước cốt dừa
- Muối
- Phần muối mè: đậu phộng rang giã nhỏ, mè rang, muối, đường.
Chế biến
Nếp chọn loại dẻo, thơm. Đem vo sạch, xốc với ít muối, vo lại bằng nước sạch, sau đó để ráo và cho vào nồi cơm điện.
Đậu phộng mua về đem ngâm khoảng 2 giờ sau đó cho chung vào nồi cơm điện. Tuỳ bạn thích đậu nhiều hay ít mà có thể thêm bớt phần đậu.
Cho nước cốt dừa vào chung, mực nước chỉ vừa ngập hết phần nếp và đậu phộng. Sau đó bật điện và nấu như nấu cơm.
Khi xôi cạn nước, nồi cơm điện sẽ tự động chuyển qua chế độ hâm nóng, bạn để khoảng 5 phút sau đó bật lên nấu 1 lần nữa. Khi nồi cơm điện chuyển qua chế độ hâm nóng lần thứ 2 thì bạn để trong vòng 30 phút để xôi chín hẳn.
Sau đó lấy xôi ra dĩa cho xôi nguội. Khi nào ăn thì cho ít muối mè lên trên. Hạt nếp trong, bóng, dẻo, thơm cộng với một chút bùi bùi của hạt đậu phộng, béo béo của nước cốt dừa, thêm độ giòn tan của muối mè làm cho bạn ăn mãi không ngán.
Cần đảm bảo chất lượng về món ăn cần:
Hạt nếp chín đều, mềm, dẻo, thơm.
Đậu phộng không bị nát, mềm, vẫn còn độ bùi bùi.
Muối mè giòn tan, bùi bùi.
Dùng nồi cơm điện nào để làm xôi đậu phộng?
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được tỏi đen, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
- Nồi cơm điện cơ
- Nồi cơm điện nắp liền
- Nồi cơm điện nắp rời
- Nồi cơm điện tử
- Nồi cơm điện cao tần
- Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
1. Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội.
Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu!
Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa!
Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó:
Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi
Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic
Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền
Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
- Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
- Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
- Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món xôi sầu riêng
Trước khi bắt tay vào vệ sinh nồi cơm, chị em nhớ rút phích cắm của nồi cơm khỏi ổ điện và chờ cho nồi cơm nguội hoàn toàn đã nhé. Tốt nhất là chúng ta hãy vệ sinh nồi cơm trước khi dùng và cũng chưa cần sử dụng ngay.
Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.
Lấy khăn mềm đã được làm ẩm (khăn được vắt khô nước, chỉ ẩm thôi nhé) và lau sạch phần nắp bên trong nồi.
Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.
Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.
Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.
Cần lưu ý:
– Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .
– Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.
– Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.