Nhiều người sợ mùi sầu riêng nhưng lại không thể cưỡng nổi lại hương vị quá sức hấp dẫn của chúng. Xôi sầu riêng là một món ăn rất đặc trưng của người dân Nam Bộ, không biết bạn đã từng thử chưa? Nếu không có chõ nấu xôi truyền thống, các chị em hoàn toàn có thể thay thế bằng nồi cơm điện, như công thức nấu xôi sầu riêng bằng nồi cơm điện dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay để chiêu đãi cả nhà vào những ngày mát rượi như thế này nhé!
Tác dụng của sầu riêng đối với sức khỏe con người
Trong sầu riêng có chứa một hàm lượng vitamin C, B, chất xơ, sắt, đồng, kali… tốt cho sức đề kháng, cải thiện lưu lượng máu và giúp bạn vượt qua trầm cảm hiệu quả.
Ăn sầu riêng mang đến nguồn năng lượng tuyệt vời
Nếu bạn tiêu thụ khoảng 234 gr sầu riêng, điều đó tương đương với bạn hấp thụ khoảng 20% lượng carbohydrate cần trong một ngày.
Như thế sầu riêng chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn khi đang có nhu cầu bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể, bởi lẽ chỉ cần ăn 1 múi sầu riêng là bạn đã có thể bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Chứa nhiều chất béo và calo
Một khẩu phần ăn chỉ có sầu riêng có chứa hơn 350 calo và 13g chất béo. Tuy nhiên những chất béo này hoàn toàn không gây ra những nguy hại đến với cơ thể của bạn. Tuy nhiên, nếu không muốn cân nặng tăng liên tục hay không kiểm soát thì bạn nên kiềm chế với loại trái cây với mùi vị đầy hấp dẫn này.
Cung cấp lượng chất xơ lớn
Một trong những lợi ích của sầu riêng chính là loại quả này có chứa một hàm lượng chất xơ rất cao. Mỗi khẩu phần ăn nên cần chứa 9g chất xơ tương đương 37% nhu cầu hàng ngày của bạn, tuy nhiên thật khó thực hiện điều này khi hầu như loại vi chất này có nhiều trong trái cây hơn là các bữa ăn.
Chính vì vậy nếu bạn cần một bữa ăn cung cấp một lượng chất xơ ổn định, thì sầu riêng là loại trái cây tốt xứng đáng để bạn tin tưởng và sử dụng.
Sầu riêng rất giàu vitamin C
Điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận được tất cả những dưỡng chất mà vitamin C mang lại cho cơ thể con người. Vitamin C được ví như một loại thần dược khi có thể chống lại bệnh tật, hỗ trợ chữa lành vết thương một cách nhanh chóng, giúp giảm cholesterol và cải thiện lưu lượng máu giúp cơ thể hoạt động mạnh khỏe..
Có rất nhiều lợi ích như vậy, thế nên vitamin C sẽ mang lại cho sức khỏe của bạn và sầu riêng chính là loại trái cây có rất nhiều vitamin C, một thông tin rất tốt cho những người đam mê sầu riêng.
Sầu riêng chứa nhiều vitamin B, cải thiện tâm trạng
Sầu riêng có chứa một lượng lớn vitamin B khá cao, và nếu bạn không biết thì các vitamin B sẽ có rất nhiều lợi ích sức khỏe nhưu ngăn ngừa lão hóa và bệnh tim, giúp tăng các loại cholesterol tốt và thậm chí có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm bớt tình trạng trầm cảm.
Sầu riêng có chứa nhiều sắt và đồng
Sầu riêng có chứa nhiều chất sắt và đồng. Đây đều là nhữung dưỡng chất cần thiết có ích cho sự hình thành và tạo ra cách tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sầu riêng chứa mangan giúp hỗ trợ cho xương và sức khỏe làn da của bạn.
Sầu riêng chứa một lượng lớn kali
Kali là một chất điện phân quan trọng giúp kiểm soát huyết áp, giữ cho nồng độ natri ở mức độ cho phép và giúp điều hòa nhịp tim. Sầu riêng chính là loại trái cây chứa một lượng kali lớn và có ích cho sức khỏe của bạn.
Nguồn Thiamin tốt cho sức khỏe
Thitamin có thể giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng và hỗ trợ trong phát triển cơ bắp và sức khỏe thần kinh. Nếu bạn đang muốn bổ sung Thiamin thì hãy dùng sầu riêng, một khẩu phần sầu riêng chứa đến 30% lượng Thiamin nên có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể bạn.
Chứa nhiều chất phốt phát
Trong sầu riêng có chứa rất nhiều axitpholic, hay còn gọi là phốt phát. Chất này có thể hỗ trợ cơ thể trong việc ngăn ngừa bệnh tim, phát triển bào thai và giúp hỗ trợ chức năng của não. Một khẩu phần ăn sầu riêng chứa khoảng 20% nhu cầu axit pholic hằng ngày của bạn.
Dùng nồi cơm điện nào để làm xôi sầu riêng?
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được tỏi đen, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
- Nồi cơm điện cơ
- Nồi cơm điện nắp liền
- Nồi cơm điện nắp rời
- Nồi cơm điện tử
- Nồi cơm điện cao tần
- Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
1. Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội.
Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu!
Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa!
Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó:
Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi
Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic
Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền
Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
- Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
- Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
- Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
Hướng dẫn nấu xôi sầu riêng bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 300-500g
- Đỗ xanh không vỏ: 200g
- Sầu riêng: 2 múi lớn
- Nước cốt dừa
- Lá dứa
- 1 thìa bột bắp
- Dừa non bào sợi
- Lạc (đậu phộng)
- Muối
- Đường
Chế biến
Trước tiên với gạo nếp bạn cần vo sạch rồi ngâm trong khoảng 6 đến 8 tiếng, có thể đem ngâm qua đêm. Sau đó xả lại bằng nước sạch và để ráo. Đậu xanh nếu thích ngon thì bạn nên dùng loại đỗ chưa xay vỏ. Khi mua về bạn cần ngâm trong khoảng 3 đến 4 tiếng rồi đãi sạch.
Lá dứa bạn rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó cho chút nước vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Sau đó lọc qua rây để lấy nước cốt.
Tiếp theo cho thêm một chút gạo nếp vào nồi cơm điện, đổ nước vừa phải cùng với nước cốt lá dứa. Tiếp tục nấu xôi giống như nấu cơm bình thường.
Trong 1 nồi nhỏ, bạn cho vào nước cốt dừa, 4 thìa đường, 1.5 thìa muối, bột bắp và khuấy đều cho hỗn hợp tan. Sau đó bạn bắc nồi lên bếp, để lửa vừa rồi khuấy đều khi sôi.
Khi xôi đã chín, bạn tưới hỗn hợp nước cốt dừa vào nồi sôi, dùng đũa trộn đều. Sau đậy nắp và bật lửa thêm khoảng 10 phút. Sau đó bạn tắt lửa nồi cơm điện, mở nắp và để cho xôi nguội.
Với đậu xanh, bạn vo sạch một lần nữa. Sau đó bạn cho đậu xanh vào nồi, để nước sâm sấp mặt nước cùng ¼ thìa muối. Bạn nấu cho đến khi đậu mềm ra.
Bạn cho đậu ra chảo rồi trộn cùng 1 thìa dầu ăn, 1 thìa đường, xào ở lửa vừa cho đến khi dầu và đường thấm đều, đậu không còn dính chảo là được. Thời gian nấu khoảng 10 phút.
Khi nào đậu nguội, bạn cho sầu riêng vào đậu và trộn đều lên là được.
Với lạc (đậu phộng), bạn rang vàng, giã nhuyễn rồi cho vào 2 thìa đường, ½ thìa muối và trộn đều.
Cuối cùng bạn cho lớp xôi mỏng còn ấm lên đĩa, để 1 lớp đậu xanh rồi rắc hỗn hợp muối vừng và dừa sợi là hoàn thành sản phẩm.
Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món xôi sầu riêng
Trước khi bắt tay vào vệ sinh nồi cơm, chị em nhớ rút phích cắm của nồi cơm khỏi ổ điện và chờ cho nồi cơm nguội hoàn toàn đã nhé. Tốt nhất là chúng ta hãy vệ sinh nồi cơm trước khi dùng và cũng chưa cần sử dụng ngay.
Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.
Lấy khăn mềm đã được làm ẩm (khăn được vắt khô nước, chỉ ẩm thôi nhé) và lau sạch phần nắp bên trong nồi.
Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.
Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.
Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.
Cần lưu ý:
– Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .
– Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.
– Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.