Với sự hiểu biết ngày càng tăng của cộng đồng với sức khỏe cá nhân, chúng ta càng nhận ra được những mối nguy hại về lâu dài của thực đơn có hàm lượng đường cao và tiêu thụ đường quá mức. Những tiệm bánh và người mua cũng bắt đầu tìm kiếm để thay thế đường tinh chế bằng một lưa chọn “lành mạnh” và “organic” hơn. Đường dừa (coconut sugar), đường cọ dừa (coconut palm sugar) hay đường hoa dừa ngày càng nổi lên trong thế giới làm bánh, như là một lựa chọn thay thế thuận tự nhiên đó. Nhưng đường dừa thực sự là gì và liệu có tốt cho sức khỏe như mọi người cường điệu?
Sau đây là tất cả mọi điều bạn cần biết về đường dừa, bao gồm cả thành phần dinh dưỡng của nó.
Giá trị dinh dưỡng của đường dừa
Trên 1 thìa cà phê ~ 4.2g đường dừa tinh luyện:
- 15 calories
- 0g chất béo
- 0 mg muối
- 4 g carbohydrate
- 0 g chất xơ
- 4 g đường
- 0 g protein
Một muỗng cà phê đường dừa có chứa 15 calories và 4 gram đường, tương tự như giá trị dinh dưỡng mà một muỗng cà phê đường tinh luyện trắng đem lại.
Đường dừa là gì?
Đường dừa được làm từ những cây dừa mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhựa hoa dừa với màu trong suốt và chứa khoảng 80% nước được thu hoạch rồi sau đó được đặt trong một chảo lớn, làm nóng và gạn bỏ bọt hình thành trên bề mặt. Trong quá trình làm nguội, nhựa hoa dừa bắt đầu thay đổi màu từ trắng trong sang màu nâu sẫm. Thành quả cuối cùng này sau đó được tạo hạt và làm nên đường dừa. Đường dừa được bán ở nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng hạt giống như đường mía.
Đường dừa có mùi vị ra sao?
Thật đáng ngạc nhiên là đường dừa lại chẳng có vị giống dừa gì cả. Đường dừa có màu nâu nhạt và kết cấu tương tự đường nâu, trong khi hương vị lại phảng phất mùi caramel nhẹ. Sự nhất quán khi ở dạng hạt cùng với hương vị nhẹ của đường dừa khiến cho nó trở thành một trong những nguyên liệu thay thế thích hợp trong các món nướng.
Nếu bạn chọn đường dừa khi làm đồ nướng, bạn sẽ thấy được rằng nó tan chảy và hòa trộn theo cách tương tự đường mía. Khiến cho việc thay thế nguyên liệu khi làm bánh quy, bánh ngọt hay bánh mì tương đối đơn giản. Đường dừa được coi là giải pháp sản xuất đường kinh tế hơn so với đường mía bởi sản lượng đường thu được từ dừa cao hơn 50-75% mỗi mẫu so với mía, trong khi lại chỉ sử dụng trên dưới 20% tài nguyên.
Đường dừa có tốt hơn các chất làm ngọt khác hay không?
Đường tinh luyện và đường siro ngô giàu fructose trải qua nhiều quá trình xử lý và do đó tước bỏ các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong nguyên liệu gốc. Mặt khác, các bước xử lý có trong sản xuất đường dừa rất ít, do đó sản phẩm cuối cùng có thể giữ lại một số vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tự nhiên.
Vấn đề duy nhất là hàm lượng dinh dưỡng có trong đường dừa không đáng kể. Magiê, kali, kẽm, sắt và vitamin B đều tồn tại với hàm lượng chỉ từ 1-2% ở ngay cả những mẫu đường dừa “thô” và “tự nhiên” nhất. Do đó những dưỡng chất này dường như không có tác dụng tích cực nào lên cơ thể bạn cả. Trừ khi bạn ăn đường dừa với số lượng lớn để nạp dưỡng chất, thì ngay cả khi đó, bất kì lợi ích nào cũng sẽ hoàn toàn bị lu mờ bởi nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn giống như việc tiêu thụ nhiều đường thường.
Mật ong cũng có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và flavonoid, được biết đến với lợi ích kháng khuẩn và kháng khuẩn. Nhưng cũng như đường dừa, bạn sẽ phải ăn nhiều mật ong để gặt hái đầy đủ những lợi ích này, và tại thời điểm đó, hàm lượng calo và đường cao đều gây hại nhiều hơn là có lợi.
Dùng đường dừa có giúp giảm cân?
Giảm cân là một quá trình điều chỉnh thực đơn hằng ngày với đúng calo nhận vào và calo sử dụng một cách khoa học. Mặc dù đường dừa chứa một số chất dinh dưỡng nhưng nó vẫn có lượng đường và calo cao. Ngay cả khi bạn sử dụng đường dừa hữu cơ và không biến đổi gien không có nghĩa là nó có ít đường hơn so với loại thông thường. Đường dừa có chỉ số đường huyết là 54, theo Cơ sở dữ liệu chỉ số Glycemia của Đại học Sydney, không thấp hơn nhiều so với đường mía tinh luyện. Nếu bạn đang theo keto diet, đường dừa cũng không được coi là “chuẩn keto” bởi hàm lượng fructose của nó có thể làm gián đoạn trạng thái ketosis.
Suy cho cùng, đường là đường cho dù có hình dạng hay làm từ nguyên liệu nào. Khác biệt có lẽ chỉ nằm ở cách mà bạn muốn thay thế 1:1 đường tinh luyện khi dùng làm công thức những món ăn với mong muốn mở rộng thế giới ẩm thực cá nhân. Do đó, hãy sử dụng đường dừa giống như cách bạn đang làm với mọi loại đường khác nhé: tiết kiệm và điều độ.