Cháo móng giò là món ăn ngon, bổ dưỡng, đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ, bà bầu và phụ nữ sau sinh. Dưới đây sẽ là hướng dẫn 10 cách nấu cháo móng giò bằng nồi áp suất đơn giản và dễ làm, giúp bạn có những món ăn ngon cho cả gia đình.
Giá trị dinh dưỡng của móng giò
Móng giò hay có nơi gọi là giò heo, giò lợn… Đây là phần chân của con heo, có thể là chân trước hoặc chân sau. Móng giò được chia làm 4 phần nhỏ hơn bao gồm:
- Giò móng: phần gắn với móng heo, ít thịt, nhiều da, thịt sệt.
- Giò gân: tiếp theo đoạn giò móng, nhiều gân và da.
- Giò khoanh: phần tiếp theo của giò gân, được chia làm nhiều khoanh, thường là nhiều da.
- Giò nạc: nằm trên giò khoanh, sát với phần bắp vai hoặc bắp đùi, là phần tập trung nhiều thịt nhất.
Móng giò là phần thực phẩm bổ dưỡng. Trong móng giò có nhiều đạm, khoáng chất, vitamin, lipid… Đây đều là các chất dinh dưỡng cần thiết, cho các hoạt động thường ngày của con người. Ăn móng giò có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.
- Chất keo trong giò heo giúp cho da được căng bóng, giảm tình trạng da nhăn nheo, xập xệ.
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng, tăng cường sức khỏe, rất phù hợp với những người mới ốm dậy, trẻ suy dinh dưỡng.
- Giúp cải thiện tinh thần, giảm chứng suy nhược thần kinh…
- Có tác dụng tốt với phụ nữ sau khi sinh, giúp tiết sữa nhiều và đều hơn với phụ nữ đang cho con bú.
Bởi có nhiều công dụng tốt, dễ kiếm, lại có giá thành rẻ, nên móng giò thường xuyên được sử dụng để chế biến các món ăn, đặc biệt là nấu cháo. Dưới đây là hướng dẫn cách nấu cháo móng giò bằng nồi áp suất chi tiết từ lựa chọn nguyên liệu, sợ chế, đến từng bước nấu.
Nguyên liệu để nấu cháo móng giò bằng nồi áp suất
Nấu cháo là thường mất rất nhiều thời gian để cháo chín nhừ và sánh lại. Đặc biệt với cháo móng giò, phải ninh giò heo một khoảng thời gian dài, rồi mới cho gạo vào nấu. Để hoàn thành một nồi cháo, thường tốn thời gian khá dài, từ 3-4 tiếng đồng hồ.
Với nhịp sống bận rộn như hiện nay, rất ít người có nhiều thời gian để nấu cháo như vậy. Do đó người ta đã sử dụng nồi áp suất để rút ngắn thời gian này lại. Về những công dụng, ưu điểm và tại sao nồi áp suất có thể giúp rút ngắn thời gian đun nấu, VnShop đã từng trình bày trong bài viết về “Cấu tạo, nguyên lý và cách sử dụng nồi áp suất“. Bạn có thể tìm đọc lại bài viết đó TẠI ĐÂY.
Chuẩn bị nguyên liệu
Để nấu một nồi cháo móng giò nóng hổi thơm ngon đúng vị, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản sau đây:
- Móng giò: 1 cái
- Gạo nếp: 100g
- Gạo tẻ: 50g.
- Đường, hạt tiêu, mắm, muối, gia vị.
Khi lựa chọn nguyên liệu, các bạn cần chú ý những đặc điểm sau:
- Lựa chọn móng giò nên chọn móng ở chân phía sau. Các cụ ta đã có câu rằng:”Ăn chân sau, cho nhau chân trước.” Ý chỉ là khi lựa chọn mua và ăn móng giò thì nên chọn chân trước. Nguyên nhân bởi chân sau thường to và nhiều thịt hơn chân trước.
- Gạo nên chọn gao nếp cái hoa vàng, gạo tẻ bắc hương hoặc tám thơm. Bởi đây là những loại gạo ngon, hạt mềm, dẻo, khi ăn không bị khô cứng, rất hợp để nấu cháo. Gạo cũng nên chọn mua loại gạo mới, màu trắng trong, không bị xỉn màu, mối mọt và không có mùi hôi.
Sơ chế nguyên liệu
- Móng giò sau khi mua về bạn rửa sạch. Cho vào nồi 1 thìa muối hạt, vài lát gừng rồi đem luộc qua móng giò cho ra bớt tạp chất. Tiếp đó, lấy móng giò ra cạo lông, rửa lại với nước sạch rồi chặt thành từng miếng vừa ăn.
- Gạo nếp, gạo tẻ vo qua rồi ngâm nước sạch trong thời gian 20 phút để gạo nở hơn. Khi ngâm, các hạt gạo lép và hỏng sẽ nổi lên trên, bạn vớt và loại bỏ chúng. Sau khi ngâm xong, bạn để gạo ráo nước.
- Tiếp đó, cho móng giò đã chặt vào nồi áp suất. Cho thêm nước mắm, muối, hạt nêm rồi đóng nắp, đem ninh trên bếp gas với nồi áp suất cơ hoặc bật chế độ hầm xương với nồi áp suất điện.
- Đến khi chân giò chín mềm thì ngắt nguồn nhiệt, mở van xả áp và mở nắp nồi ra. Cho gạo đã vo vào và tiếp tục ninh để gạo chín nhừ. Nếu trước khi đun thấy ít nước quá có thể thêm nước vào.
Hướng dẫn 10 cách nấu cháo móng giò bằng nồi áp suất
Sau khi đã hoàn thành các bước cơ bản trên, giờ đến cách nấu cháo móng giò bằng nồi áp suất.
Cháo giò heo truyền thống
Hành lá và ngò bạn rửa sạch, nhặt bỏ các lá sâu, úa, rồi đem rửa sạch, thái nhỏ. Múc cháo đã được nấu chín ra bát rồi thêm hành, ngò, hạt tiêu bên trên rồi ăn nóng.
Cháo giờ heo nấm hương
- Nấm hương bạn đem ngâm với nước ấm cho nở đều, rửa sạch rồi thái miếng nhỏ hoặc để nguyên.
- Khi mở vung nồi cháo lần 2 để cho gạo vào, bạn cũng cho luôn nấm hương vào nấu chung.
- Khi cháo chín, bạn múc ra bát, thêm ít hành lá băm nhỏ, cùng hạt tiêu xay vào và thưởng thức.
Cháo móng giò heo đậu xanh
- Đậu xanh chuẩn bị 250g, loại bóc vỏ rồi hay còn nguyên vỏ đều được. Nên chọn loại còn nguyên vỏ ăn sẽ ngậy và bùi hơn.
- Đậu xanh đem ngâm nước cho nở, phần vỏ bung ra, có thể đem đãi vỏ hoặc không.
- Khi cho gạo vào nấu chung thì cũng cho đậu xanh vào nấu cùng.
- Khi cháo chín, múc ra bát, thêm hành lá, hạt tiêu, ớt bột vào ăn nóng.
Cháo giò heo cà rốt, khoai tây
- Cà rốt, khoai tây rửa sạch, thái miếng. Riêng khoai tây, đem ngâm nước 5 phút để nhựa chảy ra hết.
- Khi xương ninh chín, đem gạo, cà rốt, khoai tây bỏ vào nồi ninh chung,
- Khi gạo chín thì khoai tây, cà rốt cũng chín theo.
- Múc cháo ra bát, thêm gia vị vào, ăn nóng.
Cháo giò heo nấm rơm
Ở Việt Nam, nấm rơm được sản xuất rộng rãi, giá thành rẻ, dễ kiếm. Nấm rơm thơm ngon, bổ dưỡng, không độc hại, chứa rất nhiều các loại vitamin tốt chơ cơ thể như A, B1, B2, PP, E, C, D…
- Nấm rơm mua về cắt bỏ phân chân, đem ngâm nước muối loãng trong thời gian 10 phút. Sau đó, đem rửa lại với nước sạch và để ráo.
- Nấm rơm để nguyên cả mũ hoặc đem cắt đôi ra, rồi cho vào nồi cháo nấu chung.
- Khi cháo chín, múc ra bát, thêm hành ngò, hạt tiêu rồi ăn nóng.
Cháo móng giò heo trứng bác thảo
- Chuẩn bị từ 2-3 quả trứng vịt bác thảo. Bóp trứng ra đem cho vào nồi nấu chung với gạo.
- Khi gạo chín, thêm gia vị vừa ăn rồi múc ra bát, ăn nóng.
Cháo đậu đỏ giò heo
- Đậu đỏ ngâm nước trước 4-5 tiếng cho nở, khi nấu sẽ nhanh chín và mềm hơn. Trong khi ngâm những hạt đậu bị hỏng sẽ nổi lên, đem vớt ra.
- Cho đậu đỏ vào nấu chung với gạo, và móng giò ninh.
- Khi cháo chín múc ra, thêm hành, ngò, tiêu rồi ăn nóng.
Cách nấu cháo chân giò hạt sen
- Hạt sen đem ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút cho hạt sen nở đều và to. Sau đó rửa qua với nước sạch và để ráo.
- Đem hạt sen nấu chung với gạo và móng giò.
- Khi cháo chín thì múc ra bát, thêm gia vị hành ngò, tiêu tùy ý rồi ăn nóng.
Nấu cháo móng giò đu đủ
- Cháo móng giò đu đủ xanh là món ăn lợi sữa, rất tốt cho các bà bầu sau sinh. Đặc biệt là rất lợi sữa.
- Đu đủ xanh đem gọt vỏ, cắt miếng rồi ngâm trong nước muối loãng 10 phút để cho bớt nhựa. Sau đó vớt ra rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
- Khi móng giò được ninh chín, cho đu đủ xanh, gạo vào nấu cùng.
- Khi cháo chín, múc ra bát, ăn cả móng giò, lẫn đu đủ xanh.
Cháo móng giò bí đỏ
- Bí đỏ đem gọt vỏ, bỏ ruột rồi cắt miếng vừa ăn.
- Khi móng giò chín, cho gạo và bí đỏ vào nấu chung.
- Khi cháo chín, múc ra bát và ăn nóng.
Trên đây là hướng dẫn 10 cách nấu cháo móng giò bằng nồi áp suất. Hy vọng những thông tin này hữu ích và chúc các bạn nấu thành công món ăn ngon bổ dưỡng này cho cả gia đình.