Những món ăn ngày Tết miền Trung chẳng thua kém gì 2 miền Bắc Nam, dẫu quanh năm khó khăn, người dân nơi đây vẫn mong muốn có một cái Tết sung túc để cầu cho một năm “mưa thuận gió hòa”. Trong hôm nay VNShop sẽ chia sẻ những món ăn đặc sắc ngày Tết miền Trung, nghe là nhớ, nhắc là thèm.
1. Dưa món
Dưa món gần như là món ăn quốc dân trong những ngày Tết, thế nhưng hình như dưới cái nắng gay gắp phảng phất mùi gió Lào của miền Trung, món dưa món giòn dai và cay nồng hơn bất cứ đâu, phải chăng đó là một sự ưu ái riêng cho mảnh đất cằn cỗi và đầy nắng gió này.
Dưa món được làm từ đu đủ xanh, cà rốt, hành kiệu, ớt, tỏi…ngâm với nước mắm ngon được ăn kèm với bánh tét, nhất là bánh tét chiên giòn rụm.
2. Chè kê, chè đậu xanh
Chè đậu xanh thì gần như ai cũng biết, thế nhưng khi đến miền Trung vào dịp Tết, bạn hãy thử một lần thưởng thức món chè kê huyền thoại mà thoạt ngó qua bạn sẽ tưởng chúng là 100% đậu xanh.
Chè kê được nấu từ hạt kêu, thêm ít đậu xanh, đường, gừng, chúng không mịn như chè đậu xanh, nhưng điểm cộng là không ngọt lịm như các món chè khác, đặc biệt khi ăn bạn sẽ thấy sần sần của hạt kê.
3. Giò bò
Miền Bắc, Miền Bam thường dùng giò lợn thì đối với người miền Trung, giò bò lại là món ăn thường thấy trong ngày Tết.
Là món ăn đặc sản của người Đà Nẵng, với mùi riêng biệt, giòn dai, có chút cay nồng, chả bò sẽ là món ăn đặc trưng của vùng đất này.
4. Xôi đỗ xanh
Chắc chắn xôi là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng những ngày Tết của tất cả các miền, riêng người miền Trung thì đó sẽ là xôi đỗ xanh. Xôi đỗ xanh không quá dẻo, nhưng khi ăn sẽ cảm nhận được vị bùi của từng hạt đỗ, vị thơm của nếp. Tuy không quá cầu kỳ, nhưng xôi đỗ xanh vẫn được ưa chuộng mỗi khi Tết đến xuân về ở vùng quê nghèo miền Trung.
5. Thịt lợn ngâm nước mắm
Nếu tinh tế bạn sẽ thấy, phần lớn vẫn là các món ăn ngày Tết của người miền Trung sẽ được chế biến, lựa chọn sao cho “dự trữ” được trong nhiều ngày, nó giống như cách con người nơi đây gồng mình đối chọi với mưa lũ mỗi năm.
Thịt heo ngâm nước mắm là món ăn từ xưa. Thời đó còn khó khăn, mua được miếng thịt về ăn cũng phải dành dụm, bởi vậy nên mới nghĩ ra cách ngâm thịt với nước mắm để dành ăn dần. Món này có vị mặn của nước mắm, ngọt của đường, thịt heo luộc rồi ngâm nên rất mềm, thường được ăn kèm với rau thơm, củ kiệu, dưa món.
Thịt heo ngâm nước mắm là món ăn thể hiện rõ nhất đặc tính này. Bên cạnh đó, đây là món ăn không thể thiếu trên bàn nhậu hay đãi khách của các gia đình trong ngày Tết.
6. Nem chua
Nem chua không hẳn là một món ăn Tết miền Trung bởi bây giờ người ta đã có thể mua nem chua truyền thống quanh năm chứ không riêng gì ngày Tết. Nem chua được làm từ thịt heo ướp muối, tiêu, ớt, xắt, gói trong lá ổi, thêm tính gạo, để trong vài ngày lên men là có thể ăn.
Nem chua được coi như một món ăn vặt vì mỗi chiếc nem có kích thước nhỏ, phù hợp để mời khách tới chơi nhà nhấm vài ly rượu. Là nem chua nên nhất định có vị chua, ngoài ra nem chua có thêm chút hương vị ngọt và cay của gia vị tẩm ướp.
7. Tôm chua
Đây là một món ăn ngon ngày Tết miền Trung khá phức tạp. Tôm phải là tôm tươi, còn sống, được lựa chọn từ thực phẩm tươi với chế độ bảo quản lạnh chuyên biệt để giữ được độ tươi ngon của sản phẩm. Tôm cắt đầu, rửa sạch, ngâm rượu từ 3 đến 4 giờ, vớt ra để ráo. Sau đó để ráo rượu và trộn với riềng, tỏi, ớt xắt nhỏ. Tất cả cho vào hũ thủy tinh, đổ nước mắm pha đường vào, xếp lá ổi lên trên, lèn chặt, đậy kín nắp. Hũ tôm ngâm được phơi nắng từ 5 đến 7 ngày là tôm chín, ăn tới đâu trộn với đu đủ bào sợi ăn tới đó.Tôm chua là món ăn đặc trưng của người miền Trung, thường ăn với cơm trắng hay cuốn rau sống rất ngon. Tôm chua có vị mặn của nước mắm, cay của ớt, ngọt của đường, chua và giòn của đu đủ, thịt tôm dai và ngọt, vỏ không tách là đạt tiêu chuẩn nhất.
8. Xôi gấc
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường. Xôi có màu đỏ là màu của hạnh phúc lứa đôi, màu của một năm mới thật may mắn.
9. Dưa hành
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.
10. Thịt gà luộc
Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Từ trước đến nay mọi người luôn tin rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới.
Gà được lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như gừng, hoa hồi, hoa tiêu. Gà luộc chín tới có màu vàng, không bị rách da và được chấm với muối chanh ớt. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.