Lá dứa là một trong những nguyên liệu chế biến món ăn của rất nhiều người, được rất nhiều người yêu thích bởi mùi thơm nhè nhẹ rất dễ chịu. Đặc biệt hơn, lá dứa dùng để nấu món xôi thì sẽ tạo nên một món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Xôi lá dứa hấp dẫn người ăn bởi màu xanh bắt mắt, thanh mát và một mùi thơm thoang thoảng nhưng đủ để kích thích vị giác của bạn hoạt động. Không những thế, chút dừa nạo với hạt vừng rắc lên càng làm tăng độ béo bùi nhưng lại không ngáy cho món xôi. Với phương pháp nấu xôi bằng nồi cơm điện thì bạn sẽ chẳng còn phải “lăn tăn” về việc mất thời gian như khi dùng xửng hấp. Trong bài viết này, VnShop sẽ hướng dẫn các bạn cách chế biến món xôi lá dứa được nấu bằng nồi cơm điện nhé.
Tác dụng của lá dứa đối với sức khỏe con người
Từ lâu, lá dứa không chỉ được sử dụng để làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn mà ít ai biết đến những lợi ích to lớn trong y tế.
Lá dứa thơm là loại cây nhiệt đới trong chi Pandanus, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Đông Nam Á như một hương liệu.
Từ xa xưa, các lương y đã sử dụng lá dứa như một loại thuốc để điều trị bệnh. Loại lá tưởng chỉ mang hương liệu ẩm thực lại có những lợi ích hữu hiệu trong y học cổ truyền.
Điều trị cho những người có thần kinh yếu
Cần đem rửa sạch 3 miếng lá dứa, hãm qua với 3 bát nước sôi và chia ra uống 2 lần sáng và chiều đều đặn sẽ có tác dụng bồi bổ thần kinh, sử dụng trong một thời gian dài thần kinh sẽ ổn định hơn.
Điều trị căn bệnh tăng huyết áp
Ngoài việc điều trị bệnh thần kinh yếu, lá dứa khi đem đun sôi với nước cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về huyết áp. Chỉ với việc sử dụng 2 cốc mỗi ngày là đủ để cơ thể có đối phó với căn bệnh này.
Loại bỏ cảm giác lo lắng
Với những người hay lo lắng hoặc căng thẳng, người ta cũng dùng nước sắc của lá dứa dại với liều 2 lá dứa to sắc với một ly nước. Lá dứa hiệu quả trong việc làm dịu căng thẳng từ các chất tannin.
Điều trị đau nhức khớp và bệnh thấp khớp
3 lá dứa cùng một chén dầu dừa trộn cùng dầu bạch đàn giúp chữa đau nhức cơ bắp do thấp khớp, bằng cách xoa bóp và ngâm trong nước lá dứa ấm.
Cho cảm giác ngon miệng
Những người gầy gò do biếng ăn và không có cảm giác ngon miệng thì việc sử dụng lá dứa có thể là một giải pháp đơn giản nhưng mang đầy tính hiệu quả. Đun sôi 2 miếng lá dứa uống trước khi ăn 30 phút thường xuyên có thể giúp bạn tăng sự thèm ăn.
Hiệu quả với tóc
Từ quan điểm về cách làm đẹp, lá dứa rất hữu ích để khắc phục và giải quyết những vấn đề về tóc. Một mớ lá dứa thơm (khoảng 7 lá) đun đến khi nước ngả màu xanh đậm (khoảng 1 bát đầy), để qua đêm, sau đó thêm nước cốt của 3 quả nhàu trộn thành hỗn hợp. Gội đầu 3 lần một tuần sẽ làm tóc đen bóng và mượt. Để loại bỏ gàu, ta dùng lá dứa xay rồi massage nhẹ nhàng trên da đầu, sau đó gội sạch.
Hướng dẫn nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện
Bạn đãi gạo nếp thật sạch cho đến khi trong nước rồi chắt nước và cho vào nước mới ngâm từ 3 – 4 tiếng hoặc qua đêm cho hạt gạo nở mềm.
–Cách làm nước cốt lá dứa xanh thơm: Lá dứa sau khi mua về bạn đem rửa sạch, cắt thành khúc rồi cho vào máy,xay cho thật mịn. Sau đó, lược qua rây để lấy phần nước cốt. Lưu ý; bạn chừa lại một ít lá dứa để cho vào nồi khi nấu xôi nhé.
– Vớt gạo ra, vẫy cho ráo nước, xốc với một chút dầu ăn và muối. Bước này sẽ giúp xôi thành phẩm của bạn sẽ đậm đà và bóng bẩy trong ngon hơn.
Bạn cho gạo nếp vào nồi cơm điện cùng với nước cốt lá dứa và vài lá dứa chừa lại rồi đảo đều lên một chút. Lưu ý: nếu nước lá dứa ít quá thì bạn cho thêm nước sôi sao cho mực nước trong nồi xâm xấp với mặt gạo.
– Bạn bật chế độ nấu cho đến khi nồi tự chuyển sang chế độ hâm thì mở nắp, dùng đũa đảo đều rồi đậy nắp nấu tiếp 10 – 15 phút để cho xôi chín đều là có thể tắt điện.
– Vừng rang chín và bạn có thể giã thêm một chút cho vừng thơm hơn.
Dùng nồi cơm điện nào để làm xôi lá dứa?
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được xôi lá dứa, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
- Nồi cơm điện cơ
- Nồi cơm điện nắp liền
- Nồi cơm điện nắp rời
- Nồi cơm điện tử
- Nồi cơm điện cao tần
- Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
1. Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội.
Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu!
Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa!
Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó:
Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi
Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic
Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền
Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
- Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
- Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
- Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món xôi lá dứa
Trước khi bắt tay vào vệ sinh nồi cơm, chị em nhớ rút phích cắm của nồi cơm khỏi ổ điện và chờ cho nồi cơm nguội hoàn toàn đã nhé. Tốt nhất là chúng ta hãy vệ sinh nồi cơm trước khi dùng và cũng chưa cần sử dụng ngay.
Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.
Lấy khăn mềm đã được làm ẩm (khăn được vắt khô nước, chỉ ẩm thôi nhé) và lau sạch phần nắp bên trong nồi.
Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.
Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.
Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.
Cần lưu ý:
– Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .
– Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.
– Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.