Vì sao lại ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch? 7 cách nấu chè đậu đỏ tuyệt ngon cho ngày Thất Tịch

Thời gian gần đây, các bạn trẻ hay rủ nhau ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch. Do đó, cứ gần đến ngày 7 tháng 7 Âm lịch, chè đậu đỏ trở thành món ăn thịnh hành và được ưa chuộng hàng đầu. Vậy tại sao lại có tục lệ ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch này? Và cách nấu như nào để có một nồi chè đậu đỏ thơm ngon. Các bạn hãy cùng đón đọc và tìm hiểu với VnShop qua bài viết dưới đây nhé.

Ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch và truyền thuyết về Ngưu Lang – Chức Nữ

Ngày Thất Tịch và truyền thuyết về Ngưu Lang - Chức Nữ

Ngày Thất Tịch là gì?

Ngày Thất Tịch là ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống dân gian Trung Quốc. Đến ngày 20/05/2006, ngày Thất Tịch đã được chính thức xếp vào là di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, ngày lễ Thất Tịch còn được coi là lễ Tình Nhân, là ngày Valentine của Trung Quốc. Cũng giống như ngày Valentine 14/2, Thất Tịch là ngày để các cặp đôi yêu nhau thời hiện đại, bày tỏ và vun đắp tình cảm của mình.


Truyền thuyết về ngày Thất Tịch

Truyền thuyết về ngày Thất Tịch

Lễ Thất Tịch có từ thời Hán, dựa trên truyền thuyết về Ngưu Lang – Chức Nữ, một trong tứ đại truyền thuyết dân gian của Trung Quốc. Truyện kể về chàng Ngưu Lang, từ nhỏ đã mất cha mẹ, do đó cuộc sống của chàng chịu rất nhiều khổ cực.

Chàng sống cô độc một mình và kiếm sống bằng nghề chăn bò. Tuy hội tụ nhiều phẩm chất tốt như trung thực, siêng năng, tử tế nhưng bởi gia cảnh quá nghèo nên đến tuổi trưởng thành, chàng vẫn không thể tìm cho mình một người vợ.

Chức Nữ lại là một nàng tiên trên trời, là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương và Ngọc Hoàng Đại Đế. Nàng không những thông minh, xinh đẹp mà còn có đôi bàn tay khéo léo, dệt nên những thước vải màu sắc nức tiếng gần xa. Người ta vẫn cho rằng những chiếc Cầu Vồng 7 màu rực rỡ mà ta nhìn thấy, chính là những thước vải được dệt từ đôi bàn tay của Chức Nữ.

Truyền thuyết về ngày Thất Tịch

Vào một ngày đẹp trời, khi đang chăn bò trên đồng cỏ, Ngưu Lang thấy có 7 đám mây ngũ sắc từ trên trời bay xuống. Quá tò mò, anh lần theo đường bay của mây đi về hướng bờ sông. Trên 7 đám mây đó bước xuống là 7 nàng tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Các nàng cởi bỏ xiên y và cùng nhau nô đùa dưới làn nước mát.

Bảy nàng tiên đó, mỗi người mỗi vẻ. Người thanh cao như hoa sen, người rực rỡ như hoa hồng, người nở rộ như trà mi, người lại tươi tắn như hoa cúc… Trong đó, người khiến Ngưu Lang để mắt nhất, quan tâm nhất là nàng tiên trẻ nhất, chính là Chức Nữ.

Nghe lời của con bò già, Ngưu Lang chạy đến và giấu xiêm y của Chức Nữ đi. Các nàng tiên khác thấy vậy liền vội mặc lại xiêm y rồi bay về trời. Chỉ riêng Chức Nữ là không tìm thấy xiêm y, do đó bèn đồng ý ở lại bầu bạn và kết thân với Ngưu Lang.

Truyền thuyết về ngày Thất Tịch

Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ vô cùng hạnh phúc, tình cảm ngày càng thêm gắn bó, bền chặt. Hằng ngày chàng đi chăn bò, cày cấy, nàng ở nhà nuôi tằm dệt vải. Cuộc sống của họ cho trái ngọt là hai đứa trẻ, một trai, một gái.

Truyền thuyết về ngày Thất Tịch

Hai năm hạnh phúc ngắn ngủi trôi qua đi, nhanh như một cái chớp mắt. Cuộc sống của họ có lẽ cũng cứ yên bình như thế, nắm tay nhau đến đầu bạc răng long nếu không có biến cố xảy ra.

Chức Nữ đường đường là một vị tiên lại kết duyên cùng với một người phàm. Quá giận dữ khi biết tin này, Ngọc Hoàng đã ra lệnh cho Vương Mẫu mang theo binh mã đến bắt Chức Nữ về trời.

Biết Chức Nữ bị bắt, Ngưu Lang bèn dắt theo 2 đứa con đuổi theo. Mắt sắp thấy bị đuổi kịp, Vương Mẫu liền rút trâm phương trên đầu xuống, vạch một đường giữa Ngân Hà.

Truyền thuyết về ngày Thất Tịch

Chỉ trong thoáng chốc, cuồng phong nổi lên, sấm chớp đầy trời. Ngân Hà vốn đang trong xanh phẳng lặng mà nổi bão tố, nước dâng cao, sóng dữ dội. Lấy vạch nước mà trâm định ra, chia con sông thành 2 bở riêng biệt. Ngưu Lang, Chức Nữ không có cách nào qua sông, chỉ đành ở hai bờ mà ngắm nhìn người mình thương yêu.

Truyền thuyết về ngày Thất Tịch

Cảm động trước tình cảm của họ, Ngọc Hoàng và Vương Mẫu cho phép họ 1 năm được gặp nhau 1 lần tại sông Ngân Hà. Hằng năm, cứ vào ngày 7 tháng 7, chim Hỉ Thước sẽ bay lên, tạo thành cây cầu nối 2 bờ Ngân Hà, tạo cơ hội cho Ngưu Lang, Chức Nữ hội ngộ.

Tương truyền rằng, nước mắt của họ khi gặp nhau sẽ hóa thành mưa, rơi xuống trần thế. Do đó, mưa tháng 7 thường được gọi là mưa ngâu.


Ý nghĩ ngày Thất Tịch

Người Trung Quốc coi ngày Thất Tịch là ngày lễ tình nhân của họ. Ngoài cái tên Thất Tịch ra, ngày 7 tháng 7 hàng năm ở Trung Quốc còn có một tên gọi là Khất Xảo Tiết (Lễ hội thể hiện tài năng), Thất Thư Đản (Sinh nhật cô em gái thứ bày) hay Xảo Tịch (Đêm Kỹ Năng).

Vào ngày này, các cô gái chưa chồng ở Trung Quốc cổ đại sẽ tổ chức cúng Chức Nữ Nương Nương, mong được nàng phù hộ cho có đôi bàn tay khéo léo, giỏi thêu thùa. Ngoài ra, còn rất nhiều hoạt động dân gian khác, có thể đến như:

  • Xâu chỉ vào một dải kim 7 lỗ liên tiếp. Người xâu nhanh nhất sẽ nhận được sự khen ngợi của Chức Nữ.
  • Cầu nguyện với Chức Nữ. Các cô gái sẽ mặc một bộ đời mới, bày hoa quả, đồ ăn, cùng các vệt thêu thùa nhỏ ở trong sân nhà mình để cúng bái Chức Nữ.
  • Xem nhện dệt tơ. Các cô gái sẽ đặt con nhện trong một cái hộp và để nó nhả tơ. Dựa vào độ dày mỏng của tơ mà đánh giá xem cô gái đó khéo tay cỡ nào.
  • Cúng sao Khôi. Sao Khôi là một ngôi sao thuộc chòm Bắc Đẩu. Các sĩ tử ngày xưa sẽ cúng sao Khôi vào ngày này, để sao phù hộ cho đường công danh, thi cử của mình được thuận lợi.
  • ….

Vì sao lại ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch?

Vì sao lại ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch?

Theo quan niệm của người Trung Quốc, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thành công và sắc đẹp. Do đó, đây là màu thường thấy trong các lễ hội, đám cưới.

Theo đó, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch này để cầu cho đường tình duyên của mình gặp nhiều mày mắn. Người đang độc thân sẽ sớm tìm được nhân duyên, tìm được ý trung nhân như ý. Ngoài ra các món ăn từ đậu đỏ khác cũng rất được ưa chuộng trong ngày này như: bánh bao nhân đậu đỏ, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ…


7 cách nấu chè đậu đỏ tuyệt ngon cho ngày Thất Tịch

Với những bạn nữ, sao không tự nấu chè đậu đỏ cho mình vào ngày Thất Tịch, vừa thể hiện sự khéo tay, lại chứng minh thành ý của bản thân hơn. Hãy để chúng tôi giới thiệu đến các bạn 7 cách nấu chè đậu đỏ đơn giản, dễ dàng sau đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu đỏ

Đậu đỏ còn có tên gọi khác là Xích tiểu đậu, mễ xích, mao sài xích. Đậu đỏ chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng đậu đỏ làm thuốc trong Đông Y.

Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có vị ngọt, chua, tính bình, quy vào kinh tâm và tiểu Tràng. Đậu đỏ thường được sử dụng trong các bài thuộc giải độc, bài nung, lợi tiểu, tiêu thũng.

Y học hiện đại nghiên cứu thấy trong đậu đỏ các rất nhiều thành phần dưỡng chất. Có thể kể tới như protid, lipid, glucid, a,b-glubin, chất xơ, các vitamin A1, B1, B2, các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… Đậu đỏ có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ cholesterol trong máu…

Do có nhiều công dụng như vậy nên hãy thường xuyên sử dụng đậu đỏ trong các bữa ăn hàng ngày.


Cách lựa chọn đậu đỏ chất lượng tốt

Cách lựa chọn đậu đỏ chất lượng tốt

Để có một nồi chè ngon thì nguyên liệu chất lượng là điều đầu tiên cần có. Đầu tiên, bạn cần lựa mua đậu ở những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhìn bề ngoài, hạt đậu to tròn, mập mạp, không bị vỡ nát hay bị sâu mọt. Tiếp đó, sau khi mua đậu về ta qua một bước nữa để chọn ra những hạt đậu tốt nhất.

Lấy một lượng đậu vừa đủ cho bữa ăn rồi đổ ngâm vào trong một chậu nước sạch, lớn. Những hạt nổi lên là những hạt hỏng hoặc có vấn đề, cần được loại bỏ. Chỉ giữ lại những hạt chìm ở dưới đấy. Cách ngâm đậu trong nước này cũng giúp loại bỏ bớt bụi bẩn và tạp chất có trong hạt đậu.

Bạn nên ngâm hạt đậu trong nước qua đêm để đậu được nở to và đều, khi nấu sẽ chín mềm và nhanh hơn.


Cách nấu chè đậu đỏ nước cốt dừa

Cách nấu chè đậu đỏ nước cốt dừa - ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch

Nguyên liệu:

  • Đậu đỏ: 1 lon
  • Đường phèn: 400g
  • Bột sắn dây: 200g
  • Cùi dừa: 1/2 trái.
  • Đậu phộng rang: 1/2 bát

Cách làm:

  • Đậu đỏ đem ngâm trong nước ít nhất 4 tiếng, sau đó rửa sạch, vớt ra, cho vào nồi.
  • Đổ nước vào đậu đỏ vào nồi rồi đun, nước ngập đậu, mực nước và đậu khoảng 2 đốt ngón tay.
  • Khi nào sôi thì cho nhỏ lửa, vớt các bọt nổi lên, rồi ninh cho đậu chín nhừ.
  • Khi đậu chín thì thêm đường phèn vào khuẩy đều cho đường tan hết, đun thêm 15 phút.
  • Dừa nạo nhỏ, ngâm trong nước ấm 30 phút rồi cho vào máy xay nhuyến, lọc bỏ lấy nước, thêm ít muối và đường phèn rồi cho lên bếp đun.
  • Bột sắn dây hòa tan trong nước rồi cho vào nồi cốt dừa, đun cho đến khi sánh lại thì thôi.
  • Múc chè ra bát, cho thêm cốt dừa, đậu phông rang rồi thưởng thức.
  • Có thể sử dụng lon cốt dừa bán sẵn thay vì làm nước cốt dừa.

Cách nấu chè đậu đỏ với nếp

Cách nấu chè đậu đỏ với nếp

Nguyên liệu:

  • Đậu đỏ: 300g
  • Gạo nếp: 100g
  • Đậu phộng rang: 100g
  • Đường phèn.
  • Nước cốt dừa: 1 lon

Cách làm:

  • Đậu đỏ và gạo nếp ngâm trong nước 8 tiếng cho mềm và nhanh chín hơn, sau đó rửa sạch, để ráo.
  • Lạc rang giã dập sẽ ngon hơn.
  • Cho đậu đỏ và gạo nếp vào ninh cho chín nhừ, thêm đường phèn vào khuấy đều rồi bắc ra.
  • Múc chè ra bát, thêm đậu phộng và nước cốt dừa rồi thưởng thức.
  • Cho thêm đá bào sẽ ngon hơn.

Cách nấu chè đậu đỏ với bột năng

Cách nấu chè đậu đỏ với bột năng

Nguyên liệu:

  • Đậu đỏ: 200g
  • Bột năng: 100g
  • Đường phèn, muối, nước cốt dừa.

Cách làm:

  • Đậu đỏ ngâm nước, rửa sạch, cho vào nồi cùng một thìa muối rồi đem ninh nhừ.
  • Khi đậu đã chín thì cho thêm đường phèn vào, đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Bột năng cho từ từ nước lạnh vào, nhồi thành một khối dẻo.
  • Vo bột thành những viên nhỏ nhỏ, tròn tròn.
  • Đun nước sôi rồi thả những viên này vào, khi chín chúng sẽ nổi lên. Vớt ra, ngâm trong nước lạnh cho chúng đỡ dính vào nhau rồi để ra đĩa.
  • Cho chè vào bát, cho thêm viên bột năng, nước cốt dừa và đá rồi thưởng thức.

Cách nấu chè đậu đỏ hạt sen

Cách nấu chè đậu đỏ hạt sen

Nguyên liệu:

  • 100g đậu đỏ
  • 100g hạt sen
  • 2 thìa bột sắn dây
  • Đường phèn

Cách làm:

  • Đậu đỏ, hạt sen ngâm riêng trong nước cho nở, sau đó rửa sạch, để ráo.
  • Cho hạt sen vào ninh trong vòng 10 phút, sau đó tiếp tục cho đậu đỏ vào ninh cho chín mềm.
  • Khi 2 nguyên liệu đã chín thì cho đường phèn vào khuấy đều.
  • Bột sắn pha với nước cho tan, rồi đổ vào nồi chè, khuấy đều tay cho đến khi sánh lại là được.
  • Tắt bếp, múc chè ra bát, cho thêm đá rồi thưởng thức.

Cách nấu chè đậu đỏ bột khoai

Cách nấu chè đậu đỏ bột khoai - ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch

Nguyên liệu:

  • Đậu đỏ: 400g
  • Bột khoai: gói 100g
  • Đường phèn, nước cốt dừa, muối

Cách làm:

  • Đậu đỏ ngâm nước, rửa sạch rồi cho vào nồi ninh cùng nửa thìa cà phê muối.
  • Bột khoai ngâm nước lạnh cho nở rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Khi đậu đã chín, cho thêm đường phèn và bột khoai vào, nếu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
  • Múc chè ra bát, thêm đá, cốt dừa và thưởng thức.

Cách nấu chè đậu đỏ bằng nồi cơm điện

Cách nấu chè đậu đỏ bằng nồi cơm điện tương tự với cách nấu chè đậu đỏ bình thường. Tuy nhiên, ta ninh đậu đỏ bằng nồi cơm điện, vừa có thể rút ngắn thời gian đun nấu, vừa không cần trông liên tục, hương vị vẫn thơm ngon như nấu bằng nồi thường.


Cách nấu chè đậu đỏ bột báng

Cách nấu chè đậu đỏ bột báng - ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch

Nguyên liệu:

  • Đậu đỏ: 100g
  • Bột báng (trân châu nhỏ): 20g
  • Đường phèn, nước cốt dừa, muối.

Cách làm:

  • Đậu đỏ đem ngâm nước rồi cho vào nồi, ninh nhỏ lửa cho chín mềm.
  • Khi đậu chín, cho thêm đường vào tiếp tục đun nhỏ lửa cho ngấm đường.
  • Bột báng ngâm với nước lạnh cho nở đều.
  • Khi nồi chè đã ngấm đường, cho bột báng vào đun nhỏ lửa.
  • Khi bột báng nổi lên là chín.
  • Bạn múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa và đá rồi thưởng thức.

Trên đây là những thông tin về tại sao lại ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch, cũng như cách nấu một nồi chè đậu đỏ thơm ngon. Hy vọng thông tin này hữu ích và hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau.

Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe....

Related Posts

Hướng dẫn cách nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm

Khi học cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé nhất thiết mẹ phải biết thêm về nguyên liệu phô mai vì nói về độ thơm ngon và…

Hướng dẫn cách nấu xôi hạt sen bằng nồi cơm điện

Trong các món xôi của người Việt thì xôi hạt sen là một món dân dã rất được ưa dùng trong các ngày lễ Tết, rằm, đám…

Hướng dẫn cách nấu bột yến mạch cho bé ăn dặm

Cháo yến mạch là một món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn đã biết cách…

Hướng dẫn cách nấu bột gạo cho bé ăn dặm

Khi bé đến tuổi ăn dặm khiến mẹ băn khoăn không biết chuẩn bị thực đơn như thế nào cho đảm bảo sức khỏe và sự phát…

đồ ăn nhẹ và đồ uống tốt cho tim mạch

Đồ ăn nhẹ và đồ uống tốt cho tim mạch

Trái tim của bạn là một phần của hệ thống tuần hoàn của cơ thể,  và cũng là cơ quan phải làm việc nặng nề nhất trong…

đồ ăn giúp giảm huyết áp

17 thực phẩm tốt nhất cho người huyết áp cao

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra bệnh tim mạch với hơn 1 tỉ người trên toàn…