Xôi đỗ đen vừa dẻo và bùi và rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày với người dân Việt Nam, tuy nhiên để có thể nấu được một đĩa xôi đỗ đen ngon cũng cần một vài bí kíp nhỏ. Hãy cùng thử cách nấu xôi đỗ đen ngon bằng nồi cơm điện nhé, cách nấu này sẽ khiến xôi vừa dẻo mà đỗ thì lại bở và bùi, mùi vị rất thơm ngon và lại đẹp mắt.
Tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe con người
Cây đậu đen, nhưng chúng ta quen gọi là đỗ đen là một loại thực vật thuộc họ nhà đậu có tên khoa học Vigna unguiculata. Cây đậu đen mọc hằng năm bằng cách gieo hạt, thân thảo và có nhiều nhánh nhỏ. Phần lá màu xanh mọc kép bao gồm 3 lá chét mọc sole với nhau, trong đó lá ở giữa thường có kích thước to và dài hơn so với lá mọc hai bên.
Hoa đậu đen có màu tím nhạt, quả dài, tròn, được tạo thành từ 2 mảnh vỏ ghép lại. Khi còn non quả có màu xanh nhưng khi già sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu đen. Bên trong quả chứa 7 – 10 hạt.
Khi thu hoạch những quả già sẽ được hái trước đem về phơi khô, tách vỏ lấy hạt đen bên trong. Đây là phần có giá trị dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ẩm thực.
Đậu đen giúp tăng cường sức đề kháng
Đậu đên có chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho sức khỏe con người. Vitamin A giúp sáng mắt và chữa bệnh chậm lớn cũng như còi xương ở trẻ em. Đỗ đen giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ đang cho con bú và người mới ốm dậy.
Ngoài ra trong đậu đen còn chứa nhiều chát vitamin C giúp tăng cường đề kháng và phòng bệnh cảm cúm thông thường.
Nếu gia đình bạn có người đang bị tê phù hoặc đau nhức thì đừng lo lắng quá, hãy cung cấp khẩu phần ăn chứa nhiều đậu đen sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Vì hàm lượng vitamin B1 trong đậu đen tương đối cao sẽ giúp người bệnh cải thiện vấn đề này nhanh chóng.
Duy trì xương khỏe mạnh
Trong đỗ đen có sắt, canxi, phốt pho, magie, đồng, kẽm, mangan giúp duy trì cấu trúc xương khiến xương chắc khỏe hơn. Đặc biệt canxi và phốt pho còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương. Sắt và kẽm giúp xương duy trì độ chắc khỏe và đàn hồi tốt.
Ngăn ngừa bệnh tim và huyết áp
Vitamin B6, kali, chất xơ, folate và phytonutrient của đỗ đen giúp mang tới sức khỏe tốt cho tim mạch. Lượng chất xơ giúp giảm cholesterol trong máu nên giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vitamin B6, folate ngăn chặn sự tích tụ của homocysteine giúp giảm nguy cơ làm hỏng mạch máu, bảo vệ tim mạch tốt hơn.
Trong đỗ đen có lượng natri thấp, bên cạnh đó còn có cả magie, canxi và sắt. Đây là những chất giúp giảm huyết áp tự nhiên.
Tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1, khi ăn nhiều chất xơ có thể giảm nồng độ Glucose trong máu. Đỗ đen rất tốt cho người tiểu đường bởi với một chén đỗ đen nấu chín có tới 15g chất xơ, tương đương khoảng 50% nhu cầu chất xơ của mỗi người trong một ngày.
Ngăn ngừa ung thư
Selenium tìm thấy trong đậu đen giúp thanh lọc những chất độc hại, có thể phát triển thành căn bệnh ung thư ra khỏi cơ thể. Selenium còn có tác dụng ngăn ngừa viêm và giảm sự phát triển của khối u ác tính.
Tốt cho tiêu hóa & chữa táo bón
Đậu đen là loại hạt chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên có tác dụng hạn chế những bệnh liên quan đến tiêu hóa. Vì thế, nếu bạn hay bị táo bón thì hãy siêng ăn các thực phẩm có chứa nhiều đậu đen nhé.
Tác dụng giảm cân
Đỗ đen là thực phẩm rất giàu chất xơ nên có hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bởi chất xơ giúp no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn.
Tăng cường hệ thần kinh
Bằng cách cung cấp những axit amin và Molypden cần thiết cho cơ thể giúp cải thiện chức năng của hệ thống thần kinh. Đậu đen cung cấp vitamin B9, folate cao. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu thiết hụt folate sẽ khiến gia tăng nồng độ homocysteine, có thể dẫn tới mắc các bệnh về thoái hóa thần kinh như Parkinson.
Đậu đen rất tốt cho nữ giới
Cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin cùng với 10 loại axit amin cần thiết giúp phụ nữ duy trì được vẻ đẹp của làn da. Da dẻ trở nên mịn màng và căng mọng hơn. Polyphenol có trong đậu đen được biết tới như một chất chống lão hóa tốt. Anthocyanin cũng có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả.
Vỏ của đậu đen có saponin rất tốt cho sức khỏe. Nó có tác dụng giảm cholesterol trong máu và phòng chống ung thư vú, kích thích hệ miễn dịch.
Hướng dẫn nấu xôi đậu đen bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu
Gạo nếp: 300g
Đậu đen: 150g
Muối hạt
Mè đen
Đậu phộng
Chế biến
Đậu đen đem rửa sạch, loại bỏ các hạt lép rồi cho vào nồi cơm điện với lượng nước gấp đôi lượng đậu, bật nút nấu sôi.
Sau khi nồi đậu sôi khoảng 5 phút thì bỏ nước. Thêm tiếp lượng nước gấp đôi lượng đậu cùng xíu muối, bật nút nấu khoảng 15 phút cho đậu chín nhừ.
Gạo nếp đem vò qua vài lần nước rồi để ráo. Sau khi đậu nấu chín nhừ rồi thì đổ gạo nếp vào nấu cùng, thêm nước xâm xấp mặt, nấu đến khi xôi chín.
Trong lúc chờ nấu xôi đậu đen bạn có thể lấy đậu phộng rang giã nhuyễn rồi trộn đều với mè rang và muối để làm muối vừng lạc.
Khi nút báo hiệu xôi chín thì xới đều xôi lên thế là được.
Lưu ý: Khi nút báo hiệu xôi chín, bạn rút điện ra và xới cho xôi tơi đều. Không nên để xôi trong nồi đậy chặt nắp như thế sẽ khiến xôi bị hấp hơi nước, trở nên nhão, nát nhé.
Món ăn sáng xôi đậu đen với muối vừng lạc thơm ngon, nóng hổi cả nhà ai cũng thích.
Dùng nồi cơm điện nào để làm xôi đậu đen?
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được tỏi đen, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
- Nồi cơm điện cơ
- Nồi cơm điện nắp liền
- Nồi cơm điện nắp rời
- Nồi cơm điện tử
- Nồi cơm điện cao tần
- Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
1. Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội.
Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu!
Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa!
Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó:
Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi
Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic
Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền
Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
- Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
- Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
- Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món xôi đậu đen
Trước khi bắt tay vào vệ sinh nồi cơm, chị em nhớ rút phích cắm của nồi cơm khỏi ổ điện và chờ cho nồi cơm nguội hoàn toàn đã nhé. Tốt nhất là chúng ta hãy vệ sinh nồi cơm trước khi dùng và cũng chưa cần sử dụng ngay.
Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.
Lấy khăn mềm đã được làm ẩm (khăn được vắt khô nước, chỉ ẩm thôi nhé) và lau sạch phần nắp bên trong nồi.
Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.
Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.
Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.
Cần lưu ý:
– Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .
– Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.
– Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.