Tinh dầu hoa hồng với hương thơm tự nhiên thường được xem là một liệu pháp mùi hương và có đặc tính chữa bệnh. Ngoài ra tác dụng của tinh dầu hoa hồng không chỉ hỗ trợ bạn an thần, giảm đau, giúp kháng khuẩn mà còn tăng cường ham muốn tình dục cho các cặp vợ chồng đấy.
Các chuyên gia trị liệu bằng tinh dầu cho biết khi bạn ngửi hoặc thoa trên da tinh dầu đã pha loãng với dầu nền thì cơ thể bạn sẽ truyền thông điệp đến hệ thống limbic. Hệ thống limbic là vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát cảm xúc và tác động đến hệ thần kinh. Điều này giúp hỗ trợ các yếu tố sinh học như nhịp tim, mức độ căng thẳng, huyết áp, nhịp thở và hệ thống miễn dịch.
Tinh dầu hoa hồng là gì?
Tinh dầu hoa hồng được chiết xuất từ phần cánh hoa, bông hoa của hoa hồng bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Loại tinh dầu này đã được sản xuất và sử dụng phổ biến trên khắp thế giới trong hàng ngàn năm nay bởi rất nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới.
Không chỉ có mùi thơm dịu nhẹ, thư thái và lãng mạn, tinh dầu hoa hồngcòn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, chẳng hạn: Giúp giảm căng thẳng, giảm lo âu, cân bằng hormoon, giảm mụn trứng cá, tăng ham muốn tình dục, chống co thắt cơ.
Thành phần chính của tinh dầu hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng chủ yếu được chiết xuất từ một loài hoa có tên Rosa damascena. Đây là loài hoa hồng đỏ được cho là có hương thơm quyến rũ nhất, hàm lượng dầu cao nhất.
Hiện tại các nhà nghiên cứu đã xác định được những thành phần đem lại hoạt tính cho tinh dầu hoa hồng. Chúng bao gồm những chất sau:
- Citronellol: Thuốc chống muỗi có hiệu quả (cũng được tìm thấy trong tinh dầu sả)
- Citral: Chất kháng khuẩn mạnh cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin A (cũng được tìm thấy trong tinh dầu chanh và sả).
- Carvone: Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả (cũng được tìm thấy trong caraway và thì là)
- Citronellyl Acetate: Một chất chịu trách nhiệm về hương vị dễ chịu và hương thơm của hoa hồng, đó là lý do tại sao nó được sử dụng trong nhiều sản phẩm làm đẹp và da
- Eugenol: Một chất có đặc tính chống oxy hóa được cho là mạnh nhất thế giới
- Farnesol: Được coi như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên (cũng được tìm thấy trong hoa cam, hoa nhài và ylang-ylang)
- Methyl Eugenol: Thuốc sát trùng và gây tê cục bộ (cũng được tìm thấy trong tinh dầu quế và chanh).
- Nerol: Hợp chất kháng sinh có mùi thơm
- Phenyl Acetaldehyde: Một hợp chất tạo ra mùi thơm
- Phenyl Geraniol: Dạng tự nhiên của geraniol, thường được sử dụng trong nước hoa và hương liệu
Công dụng của tinh dầu hoa hồng
1. Ngăn ngừa trầm cảm và cải thiện tâm trạng
Mình sẽ nói một ví dụ điển hình về tác dụng này của tinh dầu thiên nhiên nói chung cũng như hoa hồng nói riêng. Sau những ngày làm việc căng thẳng, đến cuối tuần bạn mong chờ nhất điều gì? Có thể là đi mua sắm, ngủ, ăn những món ăn ngon? Nhưng nếu cho bạn hòa mình vào thiên nhiên với những bông hoa thơm ngát cùng không khí trong lành thì sao? Chắc chăn rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư thái và rất dễ chịu đúng không?
Đó là một ví dụ đời thường, vậy với các nhà khoa học thì sao? Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên người đã chứng minh tinh dầu hoa hồng có khả năng cải thiện tâm trạng, chống lo âu, ngăn ngừa trầm cảm rất tốt. Đặc biệt là trầm cảm sau sinh ở phụ nữ!
2. Chăm sóc da và điều trị mụn trứng cá
Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa cùng mùi thơm dễ chịu nên tinh dầu hoa hồng đã được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da.
Một nghiên cứu được công bố năm 2010 bởi các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng: Tinh dầu hoa hồng có khả năng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ sau 5 phút sử dụng tinh dầu hoa hồng pha loãng 0.25%, Propionibacterium acnes (vi khuẩn gây mụn) đã bị phá hủy hoàn toàn!
Một lý do khác để sử dụng tinh dầu hoa hồng cho việc chăm sóc da chính là khả năng tăng tính thấm của da. Hiểu một cách đơn giản là tinh dầu hoa hồng có khả năng làm làn da của bạn “mở” ra để hấp thu chất dinh dưỡng, sản phẩm chăm sóc da một cách tốt hơn.
3. Chống co thắt
Tinh dầu hoa hồng tăng hiệu quả làm giảm co thắt trong hệ thống cơ hô hấp và ruột, cũng như co thắt cơ bắp ở nhiều chi. Nó cũng giúp chữa co giật, kéo cơ, chuột rút và dịch tả co thắt gây ra do co thắt.
4. Điều hòa kinh nguyệt
Nhờ khả năng kích thích hormoon điều hòa kinh nguyệt nên tinh dầu hoa hồng tỏ ra khá hiệu quả khi sử dụng để điều hòa kinh nguyệt. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề như: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, hội chứng tiền mãn kinh hãy thử sử dụng tinh dầu hoa hồng và cảm nhận tác dụng nó đem lại!
5. Tăng ham muốn tình dục
Nhờ khả năng hoạt động như một tác nhân giúp chống lo âu, giảm căng thẳng tinh dầu hoa hồng có thể giúp cải thiện khả năng tình dục ở những nam giới có liên quan đến tình trạng căng thẳng, trầm cảm.
Thêm vào đó, loại tinh dầu này cũng có khả năng cân bằng hormoon giới tính. Tổng hợp các yếu tố này chứng tỏ khả năng tăng ham muốn tình dục của tinh dầu hoa hồng.
Có lẽ đây chính là lý do lý giải vì sao trong một không khí lãng mãn hoa hồng luôn là sự lựa chọn số 1!
6. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Tinh dầu hoa hồng có khả năng: Giảm tiết acid dạ dày, nhuận tràng từ đó giúp giảm các triệu chứng như: Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu. Thậm chí loại tinh dầu này còn giúp điều trị hội chứng ruột kích thích và ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.
7. Xử lý vết thương trên da
Nhờ khả năng kháng khuẩn, làm se nên tinh dầu hoa hồng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và chảy máu ở những vết thương trên da. Nếu bạn đang có những vết thương nhẹ trên da hãy thử thoa một chút tinh dầu hoa hồng lên thay vì sử dụng những chất sát trùng tổng hợp từ hóa chất.
8. Có đặc tính kháng khuẩn
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu được chưng cất từ hoa hồng có thể giúp bạn chống lại một loạt các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Các vi khuẩn có thể là E. coli, vi khuẩn gây nhiễm trùng tụ cầu khuẩn Staphylococcus và vi khuẩn gây viêm họng do liên cầu khuẩn Streptococcus.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tinh dầu hoa hồng có hiệu quả chống lại nấm Candida albicans gây tình trạng nhiễm nấm men ở miệng, ruột và âm đạo.
9. Giúp cải thiện giấc ngủ
Theo Verywellhealth, một nghiên cứu nhỏ vào năm 2014 đã chỉ ra tác dụng của tinh dầu hoa hồng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những bệnh nhân thuộc đơn vị chăm sóc mạch vành.
Trong một thử nghiệm với 60 người, những người được chăm sóc thường xuyên khi kết hợp với liệu pháp tinh dầu hoa hồng đã có chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với những người chỉ được chăm sóc thường xuyên.
Tinh dầu rất đậm đặc và có thể gây ra một số tác dụng phụ như khiến bạn đau đầu. Vì thế, nếu bạn sử dụng phương pháp hít tinh dầu để cải thiện giấc ngủ thì có thể sử dụng máy khuếch tán, máy xông hơi hoặc chỉ ngửi nắp của sản phẩm.
Hướng dẫn sử dụng tinh dầu hoa hồng
- Khuếch tán: Cho vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu rồi bật nó lên vào mỗi tối. Chắc chắn nó sẽ giúp bạn thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ sâu
- Thoa lên da mặt: Pha loãng với dầu dừa rồi thoa lên mặt mỗi ngày hoặc dùng tăm bông sạch chấm một giọt tinh dầu hoa hồng sau đó thoa lên vùng da bị mụn trứng cá 3 lần/ngày
- Xông hơi: Cho 2-3 giọt tinh dầu vào bát nước nóng, để mặt cách bát nước 20 – 30 cm rồi chùm khăn kín đầu. Nếu bạn muốn xông hơi lâu hơn có thể cho thêm nước nóng và tinh dầu sau khi nước cũ đã nguội
- Xoa bóp lên vùng bụng, vùng cơ bị chuột rút: Pha 1-3 giọt tinh dầu với một thìa cà phê dầu dừa rồi xoa bóp lên vùng bụng, vùng cơ bị đau sẽ giúp giảm đau bụng kinh, giảm đau cơ khá hiệu quả
- Thêm 1 giọt tinh dầu hoa hồng nguyên chất vào cốc nước ấm, mật ong hoặc sinh tố rồi uống. Cách này giúp nhuận tràng, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
- Cho 1-2 giọt vào nước tắm, nước ngâm chân cũng giúp thư giãn rất tốt. Làm thế này thì sướng ngang vua chúa ngày xưa luôn!
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa hồng
Trước khi sử dụng hãy pha loãng 1 giọt tinh dầu với chút nước ấm hoặc dầu dừa rồi thoa thử lên mu tay. Nếu thấy có hiện tượng ngứa, nổi mẩn đỏ hãy dừng sử dụng ngay
Tinh dầu hoa hồng có thể uống được, tuy nhiên hãy chắc chắn bạn sở hữu tinh dầu nguyên chất 100% và đủ an toàn để uống.
Không nên thoa trực tiếp tinh dầu hoa hồng nguyên chất lên da. Hãy pha loãng nó với dầu dẫn như dầu dừa trước khi thoa lên da.
Trên đây là một số chia sẻ của mình về tinh dầu hoa hồng mà mình tổng hợp được. Mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn. Chúc bạn sở hữu một lọ tinh dầu ưng ý và luôn có một sức khỏe tốt!