Dầu tràm là một loại tinh dầu rất phổ biến, được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Chỉ cần nhắc đến tinh dầu tràm thôi thì người ta có thể nhắc đến rất nhiều các ứng dụng của chúng đối với đời sống sức khỏe. Chúng vừa giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe, vừa tốt cho làn da. Vậy có những công dụng cụ thể gì? Hãy cùng tìm hiểu với VnShop trong bài viết dưới đây nhé.
Trước tiên, cần làm rõ tinh dầu tràm là gì?
Để hiểu rõ về công dụng của tinh dầu tràm, bạn cần phải biết tinh dầu tràm là gì? Tinh dầu tràm thực chất là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và cành của chi tràm, có 2 loại tinh dầu tràm phổ biến nhất đó là:
1. Tinh dầu tràm gió
Cây tràm gió là loại cây thân gỗ được trồng chủ yếu tại Đông Nam Á.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm gió là Cineol, Limonene, Alpha Terminal. Trong đó, Cineol có vai trò quan trọng nhất bởi tính kháng khuẩn của nó.
2. Tinh dầu tràm trà
Cây tràm trà là loại cây thuộc họ Đào kim nương có xuất xứ đầu tiên tại Úc. Tinh dầu tràm có thành phần chủ yếu là Gamma-terpinene và terpinen-4-ol.
Tác dụng chủ yếu của tinh dầu tràm trà đó là chăm sóc da, điều trị mụn
Cách chế biến tinh dầu tràm
Phương pháp truyền thống để chế biến tinh dầu tràm ở Việt Nam chính là chiết xuất bằng cách chưng cất bay hơi. Trong đó, cứ 1,5 tạ lá tràm với ⅓ phần nước tinh khiết thì sẽ chiết xuất ra được 100% tinh dầu tràm nguyên chất. Thời gian chưng trong vòng 5 tiếng đồng hồ. Trong suốt quá trình chưng cất, người dân dùng ngọn lửa vừa đủ để đảm bảo giữ lại mùi hương đặc trưng của dầu tràm và ngay khi tinh dầu ngưng tụ, chảy vào chai đựng, sẽ được ngâm vào một bình nước lạnh để cô lại dầu.
Hiện nay, địa phận Lộc Thủy, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, hầu như mỗi gia đình đều có ít nhất một lò chưng dầu tràm nguyên chất theo phương pháp truyền thống nêu trên. Đây cũng là địa phận cho ra sản lượng tinh dầu tràm nhiều nhất cả nước.
Những tác dụng tuyệt vời của tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm kháng khuẩn
Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm là Cineol vàα-Terpineol, đây là 2 chất có tính kháng khuẩn, làm sạch cao, thường được dùng để điều chế thành thuốc đặc trị các bệnh do virus cúm gây ra. Ngoài ra, Cineol còn làm nhiệm vụ kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh ra dịch nhầy, từ đó cuốn các cặn bẩn, bụi bẩn… và đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Vì vậy, người ta thường dùng tinh dầu tràm để làm ấm cơ thể cũng như đường hô hấp, làm sạch mũi, phế quản, loại bỏ các tác nhân gây hại và giúp cho đường thở thông thoáng hơn.
Trị ho
Ho là một trong những vấn đề thường hay gặp trong khoảng thời gian giao mùa bởi đây là giai đoạn mà thời tiết sẽ thất thường cả về nhiệt độ lẫn độ ẩm.
Người già, trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng yếu thường sẽ là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Để làm giảm các triệu chứng ho, người ta thường sử dụng tinh dầu tràm bởi tác dụng của tinh dầu tràm rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của virus, tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm ấm cơ thể, giúp phòng và điều trị ho cho mọi người.
Để trị ho bằng tinh dầu tràm thì có rất nhiều phương pháp có thể áp dụng như: Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào nước tắm, sử dụng đèn xông tinh dầu để xông, hay pha tinh dầu với nước để uống hoặc đối với trẻ nhỏ, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào khăn quàng cổ cho bé…
Tránh gió, chống cảm lạnh
Tinh dầu tràm có tính ấm, vì vậy rất phù hợp để tránh gió, chống cảm lạnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Để phòng cảm lạnh cho bé, sau khi tắm bạn có thể thoa một vài giọt tinh dầu vào lòng bàn chân, bàn tay, sau dái tai… – những vị trí dễ bị ứ đọng huyết độc, khí độc trên cơ thể. Vào mùa đông, bạn có thể nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm. Nó không những không gây kích ứng mà còn giúp cơ thể ấm hơn, kinh mạch trong người lưu thông, khả năng chống chịu tốt hơn. Tuy nhiên, cần tránh không được để nước có tinh dầu tràm dính vào mắt bởi nó sẽ làm mắt bạn bị cay, rất khó chịu.
Hỗ trợ giảm đau
Nếu bạn chưa biết tinh dầu tràm có tác dụng gì với xương khớp thì quả là một thiếu sót lớn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định tinh dầu tràm có tác dụng hỗ trợ giảm đau xương khớp, nhức mỏi cơ hiệu quả, đặc biệt là ở người già.
Đau cơ mỏi khớp là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Khi các chức năng trong cơ thể dần suy yếu, sức khỏe kém dần và khả năng hấp thụ trao đổi chất không còn khỏe như xưa thì xương khớp sẽ không được linh hoạt và cứng cáp nữa, khi vận động dễ bị nhức mỏi xương khớp.
Xông tinh dầu tràm hoặc thoa trên da kết hợp xoa bóp sẽ tăng khả năng lưu thông của máu, khả năng trao đổi, vận chuyển chất cũng tăng nên xương được chắc khỏe hơn. Chăm chỉ xoa bóp và tập thể dục vấn đề đau cơ, đau khớp của bạn sẽ thuyên giảm.
Ngoài ra, người thường xuyên bị đau đầu, đau cơ, đau dây thần kinh khi chơi thể thao… cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm để làm thuyên giảm các triệu chứng này bởi khi massage, tinh dầu tràm có tác dụng làm giảm căng cứng và giúp các bó cơ được thư giãn hơn. Bạn cũng có thể cho vài giọt dầu tràm vào ly nước ấm để uống để giảm cơn đau bụng do co thắt dạ dày.
Chống nấm và khử trùng
Nếu bạn bị nấm hay nổi mẩn đỏ, vi khuẩn ngoài da thì ngoài các loại thuốc bôi, thuốc uống được chỉ định, bạn nên sử dụng thêm tinh dầu. Bạn có thể thoa tinh dầu tràm lên vùng da bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan và rút ngắn thời gian bị nấm bởi tinh dầu tràm có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh trên da. Hoặc bạn có thể tắm với nước có chứa tinh dầu tràm cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm nhanh tình trạng nấm, ngứa, mẩn đỏ…
Trị mụn và làm đẹp da
Mụn trên da chủ yếu là do làm sạch không kỹ khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi tạo thành viêm nhiễm. Để nốt mụn nhanh xẹp và không để lại vết thâm thì bạn có thể dùng tăm bông chấm tinh dầu tràm lên vết mụn, việc này giống như một bước sát khuẩn, làm ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn vi trùng trên da giúp nốt mụn bớt sưng to cũng như ngăn không cho mụn lan sang vùng da khác. Ngoài ra, chấm mụn bằng tinh dầu tràm còn giúp vết mụn nhanh lành và không để lại vết thâm trên da của bạn nữa.
Làm sạch không khí
Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chính vì thế mà độ ẩm luôn ở mức khá cao, khiến cho nấm mốc sinh trưởng nhanh chóng, cùng với đó thì thời tiết giao mùa cũng trở nên khắc nghiệt hơn gây nên nhiều căn bệnh về hô hấp.
Do đó, để phòng tránh các loại bệnh hô hấp có thể xảy ra, chúng ta cần thường xuyên thanh lọc không khí trong không gian sống của bản thân và gia đình. Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu kết hợp với tinh dầu tràm là một cách giúp bạn làm được điều này. Tinh dầu tràm được khuếch tán sẽ lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong không gian, tiêu diệt nấm mốc, ức chế và chống lại virus, vi khuẩn gây hại, ổn định được môi trường không khí xung quanh bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Chăm sóc răng miệng sạch sẽ
Tinh dầu tràm có tác dụng gì trong nha khoa? Câu trả lời là khả năng kháng khuẩn chống viêm của dầu tràm có công dụng lớn trong việc giảm đau và khử mùi hôi răng miệng.
Tình trạng đau nhức răng thường gây ra bởi sâu răng. Khi răng không được làm sạch đúng cách hoặc làm sạch không kỹ, các vụn thức ăn kẹt trong các kẽ răng sẽ là nguồn sinh sôi vi khuẩn khiến cho lớp men bị phá vỡ, tủy răng bị tổn hại gây ra đau răng hoặc nướu bị viêm gây ra đau đớn. Để làm giảm cơn đau răng nhức nhối, các bạn chỉ cần sử dụng cục bông gòn vừa đủ, chấm vào tinh dầu tràm rồi cho vào vùng răng sâu và ngậm chặt bông lại. Các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm trong tinh dầu sẽ làm dịu đi cơn đau, loại bỏ những vi khuẩn gây sâu răng, tổn hại men răng…
Mùi hôi miệng cũng có nguyên nhân từ sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng gây ra. Để giảm bớt mùi hôi miệng, bạn có thể pha một vài giọt tinh dầu tràm gió tự nhiên vào trong nước muối ấm, sau đó khuấy đều, rồi ngậm hỗn hợp vào trong miệng trong vòng 1 phút, súc miệng và nhổ ra ngoài. Với khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, tràm sẽ giúp làm miệng hết mùi hoặc hạn chế mùi hôi miệng, lấy lại tự tin và đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất.