Dầu oliu là một thành phần chính của chế độ ăn ở Địa Trung Hải. Dầu oliu rất giàu chất chống oxy hóa và chất béo, với thành phần chủ yếu là axit béo không bão hòa đơn được các chuyên gia coi là chất béo có lợi cho sức khỏe. Vậy những tác dụng làm đẹp của dầu oliu là gì?
Sơ qua về tác dụng của Tinh dầu oliu
Tinh dầu oliu được chiết xuất từ quả cây oliu, một loại cây trồng truyền thống của người dân khu vực Địa Trung Hải. Dầu oliu cũng là thành phần chính của các chế độ ăn nơi đây. Các chất chống oxy hóa có trong dầu oliu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương từ các tế bào giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các loại bệnh tật.
Tinh dầu ô liu nguyên chất có vị đắng nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại dầu tinh chế vì trải qua ít quá trình chế biến nhất. Dầu ô liu có thể được sử dụng trong nấu ăn, làm mỹ phẩm, thuốc, xà phòng hoặc làm nguyên liệu cho các loại đèn dầu. Dầu ô liu ban đầu chỉ xuất hiện ở khu vực Địa Trung Hải nhưng đến nay do những tác dụng tuyệt vời mang lại, nó đã trở lên phổ biến trên toàn thế giới.
Trong chế độ ăn kiêng, người ta có thể sử dụng dầu ô liu pha kèm với nước muối và ăn cùng các món ăn khác như bánh mỳ, mỳ ống hoặc sa lát.
Lợi ích mà tinh dầu oliu mang lại
Trung hòa các gốc tự do: Các gốc tự do là chất mà cơ thể sản sinh ra trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Nếu cơ thể tích tụ quá nhiều gốc tự do có thể dẫn đến những tổn thương cho các tế bào, qua đó đẩy nhanh quá trình lão hóa hoặc dẫn đến sự xuất hiện của một số loại bệnh, bao gồm cả ung thư. Các chất chống oxy hóa trong tinh dầu ô liu nguyên chất có tác dụng trung hòa những gốc tự do này, làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể.
Dầu ô liu đối với tim mạch: Dầu ô liu là nguồn chất béo chính trong chế độ ăn của người dân vùng Địa Trung Hải. Những người sử dụng chế độ ăn nhiều dầu ô liu thường có tuổi thọ cao hơn và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch nhưxơ vữa động mạch,đột quỵ,suy tim… thấp hơn nhiều so với những người khác.
Dầu ô liu và hội chứng chuyển hóa: Hội chứng chuyển hóa là tập hợp các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì,tăng huyết áp,đái tháo đường…. Đưa dầu ô liu vào chế độ ăn giúp giảm hàm lượng đường và cholesterol cũng như giảm hàm lượngcholesterol “xấu” (LDL) và tăng hàm lượng cholesterol “tốt” (HDL) trong máu.
Một nghiên cứu thực hiện năm 2013 còn cho thấy các thành phần trong dầu ô liu nguyên chất có khả năng bảo vệ hệ thần kinh, hữu ích trong việc điều trị trầm cảm.
Dầu ô liu giúp giảm nguy cơ mắcung thư vú. Các chất chống oxy hóa trong dầu ô liu giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do quá trình oxy hóa qua đó hạn chế việc hình thành các loại tế bào bất thường, là nguyên nhân hình thành các khối u ác tính.
Bệnh Alzheimer: Nhiều chuyên gia cho rằng dầu ô liu nguyên chất có thể giúp ngăn ngừa bệnh alzheimer thông qua cơ chế bảo vệ của nó đối với các mạch máu não.
Dầu ô liu và gan: Các chất trong thành phần tinh dầu ô liu nguyên chất có thể ngăn ngừa, thậm chí tham gia tích cực vào quá trình hồi phục của gan. Cụ thể acid oleic và các hợp chất phenolic giúp ngăn ngừa viêm, oxy hóa, kháng insulin và các thay đổi dẫn đến tổn thương gan.
Tăng cường miễn dịch đường ruột: Phenolic trong dầu ô liu có khả năng tăng cường hoạt động của các lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tích cực trong việc điều trị viêm đường tiêu hóa, viêm loét đại tràng….
Tác dụng của dầu oliu trong lĩnh vực làm đẹp
1. Dùng dầu oliu để dưỡng da
Trong dầu oliu có chứa rất nhiều thành phần vitamin E, A và các khoáng chất giúp cải thiện độ đàn hồi của da, giảm nếp nhăn cũng như cung cấp ẩm cho làn da. Bạn có thể tham khảo một số cách dưỡng da, giảm nếp nhăn cũng như cung cấp độ ẩm cho làn da. Bạn có thể tham khảo một số cách dưỡng da bằng dầu oliu dưới đây:
Cách 1: Mặt nạ dưỡng da dầu oliu, chanh, mật ong. Sự kết hợp của dầu oliu và các thành phần tự nhiên sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ cho làn da của bạn.
Bạn có thể dùng hỗn hợp 3 thìa dầu oliu trộn đều với 3 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh với nhau được hỗn hợp. Rửa sạch mặt sau đó thoa đều lên massage trong 15 đến 20 phút để các dưỡng chất thấm sau vào da rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đều đặn 2 lần/ tuần để có hiệu quả được tốt nhất.
Cách 2: Dùng mặt nạ dưỡng ẩm bằng dầu oliu mật ong và sữa tươi giúp cải thiện làn da khô bị lão hóa theo thời gian.
Bạn cần lấy 1 thìa dầu oliu cùng 1 thìa mật ong và 2 thìa sữa chua trộn đều với nhau. Rửa sạch mặt sau đó thoa đề lên mặt để trong 20 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần 1 tuần để làn da được trắng sáng và mịn màng.
Cách 3: Mặt nạ dưỡng da dầu oliu, mật ong và lòng đỏ trứng gà giúp dưỡng ẩm trắng sáng cho làn da và tẩy da chết hiệu quả.
Bạn trộn đều 1 thìa dầu với 1 thìa mật ong và 1 lòng đỏ trứng với nhau. Sau đó thực hiện các quy trình dưỡng da mặt theo các bước ở trên.
Dầu oliu có tác dụng trị mụn
Trong dầu oliu chứa nhiều chất chống oxy hóa dồi dào, đặc biệt là lượng polyphenol giúp cải thiện tình trạng dầu nhờn, đồng thời tái tạo và dưỡng ẩm làn da hoàn hảo. Lượng chất kháng khuẩn kháng viêm trong dầu oliu giúp kiểm soát sự phát triển của mụn, từ đó ngăn ngừa sự lây lan sang những vùng da bên cạnh. Để trị mụn bạn có thể tham khảo một trong những cách dưới đây:
Cách 1: Dầu oliu nguyên chất. Đây là cách làm đơn giản nhưng hiệu quả không kém gì mỹ phẩm đắt tiền. Hàm lượng vitamin dồi dào và chất kháng khuẩn giúp thổi bay mụn và vết thâm một cách nhanh nhất.
Cách làm rất đơn giản bạn rửa sạch mặt rồi lấy bông gòn thấm chút dầu oliu thoa lên mặt và những vùng mụn một cách nhẹ nhàng trong 5-10 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đến khi mụn xẹp và biến mất hoàn toàn.
Cách 2: Dầu oliu và chanh, táo, lá bạc hà kết hợp với nhau sẽ giúp trị mụn hiệu quả.
Để thực hiện bạn đem táo gọt vỏ rồi đun sôi cho chín mềm rồi nghiền nát trộn với dầu oliu cùng 1 thìa nước cốt chanh và lá bạc hà được 1 hỗn hợp sau đó rửa sạch mặt đắp lên da để trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện 2 -3 lần/tuần đến khi có làn da sạch mụn nhé!
Cách 3: Dầu oliu và nha đam giúp đánh bay mụn một cách nhanh chóng. Bạn lấy 3 thìa dầu oliu trộn đều cùng với gel nha đam đã được bóc tách và xay nhuyễn được một hỗn hợp. Rửa sạch mặt rồi thoa nhẹ nhàng lên da massage trong 15 phút sau đó rửa lại với nước mát. Bạn cần kiên trì thực hiện 2 đến 3 lần một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng dầu oliu để dưỡng tóc
Nếu bạn chưa từng sử dụng dầu oliu để dưỡng tóc, hãy thử một lần trải nghiệm, bạn sẽ thu lại những hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là những bước ủ tóc bằng dầu oliu.
Cần lựa chọn liều lượng sử dụng. Tùy theo độ dài, độ dày của tóc cũng như mức độ mong muốn dưỡng ẩm của người dùng. Thông thường chỉ nên dùng từ 1 đến 2 thìa dầu oliu cho lần sử dụng đầu tiên.
Massage da đầu để giúp dầu oliu thấm sau vào từng sợi tóc sau đó ủ tóc bằng khăn hoặc mũ tắm để dầu ngấm trong ít nhất 15 phút.
Chải tóc bằng lược răng thưa trước khi gội sạch bằng nước 1 đến 2 lần, sau đó sấy khô tóc và tận hưởng kết quả thu được.
Ủ tóc bằng dầu oliu không gây hại cho da đầu vì thế nên sử dụng ít nhất một lần mỗi tuần để thu được kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên dầu oliu có thể không phù hợp với một số loại tóc có khả năng giữ dầu lâu hơn. Dưới đây là một số loại tóc được khuyến khích sử dụng dầu oliu để dưỡng ẩm.
Tóc dày: Dầu oliu đạt hiệu quả cao nhất với những người tóc khô, dày, giúp giữ cho tóc ẩm và khỏe mạnh.
Những người thường xuyên sử dụng các hình thức tạo kiểu tóc như uốn hay nhuộm tóc có thể sẽ cần tới dầu oliu để giữ ẩm. Bạn cần lưu ý dùng dầu oliu để giữ ẩm.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu oliu
- Đậy nắp kín sau khi đã mở sản phẩm.
- Không dùng trực tiếp lên da và vết thương hở
- Không được uống Tinh dầu oliu nguyên chất.
- Bảo quản tinh dầu nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
- Ngừng sử dụng khi thấy sản phẩm có mùi hôi, lạ, biến màu.