Món xôi sườn – chỉ cần nghe thôi đã thấy lạ miệng và hấp dẫn rồi. Xôi nấu với sườn có vị ngon ngọt và béo, thơm mùi nấm hương, quyện cùng nước sốt thì hương vị rất tuyệt vời và đậm đà. Chỉ cần một bát nhỏ thôi nhưng cũng đủ để chắc dạ và cung cấp năng lượng cho nửa ngày làm việc căng thẳng rồi.
Cách nấu xôi không khó nhưng cũng không dễ chút nào, nó đòi hỏi người nấu phải có tay nghề khéo léo và dụng cụ là xửng hấp. Nhiều chị em muốn tự tay nấu cho gia đình đĩa xôi thơm dẻo nhưng lại không có xửng hấp, thế là lại phải đi mua bên ngoài ư? Không, với những chiếc nồi cơm điện sẵn có, bạn hoàn toàn có thể nấu xôi để chiêu đãi cả nhà.
Ngay sau đây, VnShop sẽ hướng dẫn bạn cách nấu xôi sườn bằng nồi cơm điện cực ngon và dễ nhé! Với món xôi sườn này, chúng ta sẽ kết hợp với gấc chín để tạo màu sắc hấp dẫn cũng như tăng thêm vị thơm ngon cho món ăn.
Hướng dẫn nấu xôi sườn dẻo thơm bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gạo nếp ngon: 500 gram
- Sườn heo: 500 gram
- Hành khô: 100 gram
- Tỏi khô: vài tép
- Gia vị: muối, đường, dầu hào, nước mắm, ngũ vị hương
- Dầu ăn, ớt tươi
- Dưa chuột: 1 quả
Cách làm:
Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm. Sau khi ngâm, trút gạo ra rá, để ráo rồi trộn với dầu ăn và chút muối cho xôi dẻo và bóng đẹp. Cho vào xửng hấp chín, bạn có thể nấu xôi bằng nồi cơm điện cũng được nhé!
Sườn chần qua nước sôi cho sạch, luộc chín rồi gắp ra hộp. Cho muối, đường, dầu hào, nước mắm, một chút ngũ vị hương. Ớt, tỏi băm nhỏ, trộn đều với sườn, để khoảng 1 tiếng.
Trong khi chờ sườn ngấm thì làm hành phi: Bóc vỏ hành củ, thái lát hơi mỏng một chút, dày khoảng 0.2cm. Chiên hành trong chảo ngập dầu đến khi hành ngả sang màu vàng thì vớt ra. Không nên để hành vàng quá vì sau khi vớt hành vẫn tiếp tục chín tiếp.
Trút hết dầu ra bát rồi dùng nồi đó để rim sườn nhé! đổ sườn và nước ướp vào rồi rim nhỏ lửa đến khi sườn hơi cháy cạnh, nước cạn hết và có màu nâu đẹp là được.
Múc xôi ra bát, xếp sườn và hành phi lên trên, dùng kèm với dưa chuột thái lát.
Dùng nồi cơm điện nào để làm món xôi sườn
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được xôi sườn, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
- Nồi cơm điện cơ
- Nồi cơm điện nắp liền
- Nồi cơm điện nắp rời
- Nồi cơm điện tử
- Nồi cơm điện cao tần
- Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
1. Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội.
Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu!
Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa!
Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó:
Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi
Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic
Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền
Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
- Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
- Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
- Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món xôi sườn
Trước khi bắt tay vào vệ sinh nồi cơm, chị em nhớ rút phích cắm của nồi cơm khỏi ổ điện và chờ cho nồi cơm nguội hoàn toàn đã nhé. Tốt nhất là chúng ta hãy vệ sinh nồi cơm trước khi dùng và cũng chưa cần sử dụng ngay.
- Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.
- Lấy khăn mềm đã được làm ẩm (khăn được vắt khô nước, chỉ ẩm thôi nhé) và lau sạch phần nắp bên trong nồi.
- Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.
- Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.
- Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.
Cần lưu ý:
- Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .
- Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.
- Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.