Chắc hẳn để nhắc đến thiết bị làm mát tốt nhất hiện nay đa số người sử dụng đều sẽ nhắc đến chiếc điều hòa-máy lạnh. Sự tiện lợi cũng như hiệu năng mà dòng thiết bị này mang lại đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người. Để thiết bị hoạt động được hiệu quả nhất thì tất nhiên người dùng cần phải lưu ý đến những lỗi mà thiết bị có thể gặp phải và cách khắc phục nó. Trong bài viết này VNShop xin chia sẻ về lỗi Điều hòa hiện chữ E4 và cách giải quyết.
Điều hòa hiện chữ E4 có nghĩa là gì? Và nguyên nhân khiến Điều hòa hiện báo lỗi E4
Lỗi E4 này xuất hiện thì điều tốt nhất nên làm là người sử dụng nên tắt thiết bị và ngắt mạch điện để đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và các linh kiện khác của thiết bị. Lỗi E4 là 1 trong 4 lỗi dòng E cơ bản của các dòng điều hòa, tuy nhiên lỗi này lại có những biểu hiện khác nhau ở các hãng điều hòa khác nhau tương tự như điều hòa báo lỗi EC.
Lỗi E4 này xuất hiện chủ yếu ở các dòng điều hòa sau:
Daikin: Lỗi do sự tác động của cảm biến hạ áp.
Nghe thì có vẻ chuyên môn nhưng thực chất để giải thích dễ hiểu nhất cho người đọc là thiết bị báo lỗi này do nhận thấy sự tụt áp suất đột ngột. Nguyên nhân này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm mát cũng như cơ chế vận hành.
Funiki: Cánh quạt hoặc tụ điện dàn lạnh bị hỏng, đột ngột ngưng hoạt động hoặc lỗi mạch điều khiển.
Đối với dòng điều hòa này thì hệ quả được thấy rõ hơn, chi tiết hơn ở nhiều loại lỗi. Lỗi từ đó cũng dễ nhận biết hơn, tuy nhiên lại tiêu tốn nhiều chi phí hơn là các lỗi khác, vì cơ bản loại lỗi này thường là hỏng về linh kiện và cần phải thay thế.
Vậy thì nguyên nhân của những lỗi này là do đâu, làm sao để khắc phục cũng và biện pháp phòng tránh sẽ được giải đáp ở phần bên dưới.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa hiện chữ E4 và cách khắc phục
Đầu tiên hãy cùng VNShop giải mã về lỗi E4 trên dòng điều hòa – máy lạnh Daikin
Khi xuất hiện lỗi E4 trên dòng điều hòa Daikin này có khả năng là khi lắp đặt, hoặc trong quá trình sử dụng dây có vai trò đẩy giúp làm tăng áp suất không vận hành đúng theo mong muốn. Người dùng tốt nhất nên gọi cho đội ngũ hỗ trợ sửa chữa hoặc người có kinh nghiệm để có giải pháp tốt nhất về thay đổi cách sắp xếp dây hiện tại.
Trong những nguyên nhân thì gập đầu dây và giảm áp suất do gas cũng là 2 yếu tố thường gặp của điều hòa. Trong 2 trường hợp này, gập đầu dây thì tốt nhất người dùng nên lựa chọn phương án đi dây hiệu quả để vừa không làm mất mỹ quan cũng như cho thiết bị vận hành tối ưu.
Trường hợp còn lại là do gas thì người dùng nên nhờ các chuyên gia trong lĩnh vực để đo đạc lượng gas cũng như bơm nếu thiếu. Theo dõi và lựa chọn loại gas đúng với cấu trúc của máy để bơm.
Đối với dòng Funiki thì cùng với cái tên này nhưng lại là những lỗi và cách giải quyết khác
Nguyên nhân dẫn đến tụ điện hỏng lớn nhất và phổ biến nhất tại hầu hết các gia đình chính là sự quá tải cùng với môi trường nhiệt độ quá chênh lệch. Khi nhiệt độ ngoài trời quá nóng dễ dàng dẫn đến tình trạng thiết bị không được thoát nhiệt kèm theo phải hoạt động trong 1 thời gian dài, hoạt động liên tục. Điều này làm giảm tuổi thọ của các linh kiện trong thiết bị gây ra các tình trạng hỏng dần đều – đặc biệt là tụ điện.
Lỗi kế tiếp chính là do hỏng, gãy cánh quạt của dàn lạnh. Điều này thì có rất nhiều lí do có thể nêu ra một số ví dụ dưới đây như: người lắp đặt thiết bị làm hư hỏng cánh quạt, nhà sản xuất cung cấp sản phẩm lỗi hoặc có thể là do người vệ sinh không đúng cách gây hư hỏng cho thiết bị.
Đột ngột ngừng hoạt động và lỗi bảng mạch khiến thiết bị rơi vào trạng thái hỏng đến 80% nhưng lại có khả năng phục hồi lại sau đó. Trường hợp này xảy ra hầu như là do xung đột hoặc ẩm thấp không dùng lâu ngày khiến thiết bị rơi vào trạng thái “chết lâm sàng”.
Trong tất cả 3 trường hợp của dòng điều hòa Funiki nói riêng ở trên và các dòng điều hòa tương tự khác nói chung thì người sử dụng nên chọn giải pháp tốt nhất là thuê những người có chuyên môn, kỹ năng để thay thế cũng như tìm lỗi cho thiết bị.