Khoai mì, củ sắn là những loại thực phẩm khá phổ biến với người dân Việt, tuy đó không phải là nguồn lương thực chính nhưng những loại củ này luôn được nhiều người yêu thích vì hương vị hấp dẫn của nó. Về mặt dinh dưỡng trong khoai mì có chứa tinh bột, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin A, vitamin C, năng lượng, và rất tốt chơ cơ thể mà không gây nên tình trạng béo mập.
Hơn nữa trong củ khoai mì còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, được lòng các chị em phụ nữ, trong đó có món bánh khoai mì nướng. Với thức ăn đơn giản dị, những nguyên liệu đơn giản và cách làm bánh khoai mì nướng thơm lừng vị cốt dừa, các chị em sẽ có một món ăn vặt hấp dẫn để có thể chiêu đãi cả nhà lại vô cùng tiết kiệm, lại chẳng mất công ra ngoài mua.
Giá trị dinh dưỡng của khoai mì đối với sức khỏe con người
Khoai mì thường được trồng ở các vùng nhiệt đới vì có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có thể nói, đây là một trong những loại cây trồng có khả năng chịu hạn tốt nhất. Ở những nước khác nhau, củ khoai mì được gọi bằng những cái tên khác nhau.
Củ khoai mì là nguồn cung cấp calo và carbohydrate dồi dào, thường được dùng trong các bữa ăn của người dân ở những quốc gia nghèo. Chúng ta có thể ăn được toàn bộ củ khoai mì bằng cách luộc hoặc hấp chín, nấu chè hoặc cũng có thể nghiền thành bột để làm các loại bánh khác nhau… Rất ít người biết rằng củ khoai mình là nguyên liệu chính trong việc sản xuất bột năng dùng trong ẩm thực.
Thêm vào đó, khoai mì mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta, đặc biệt là những người thường bị dị ứng với ngũ cốc và các loại hạt.
Tác dụng của khoai mì đối với sức khỏe con người
Khoai mì là một loại củ rất giàu carbohydrate. Trong 100g khoai mì luộc có chứa 112 calo. 98% lượng calo này đến từ carbohydrate và phần còn lại là từ một lượng nhỏ protein và chất béo. Khoai mì cũng cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng lớn chất xơ cùng khoáng chất và một số loại vitamin khác.
Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong 100g khoai mì luộc:
- Calo: 112
- Carbohydrate: 27g
- Chất xơ: 1g
- Vitamin B1: 20% RDI
- Phốt pho: 5% RDI
- Canxi: 2% RDI
- Vitamin B2: 2% RDI
Chú thích: RDI là khẩu phần thức ăn khuyến cáo hằng ngày cho cơ thể.
Trong 100g khoai mì có chứa khoảng 112 calo, khá cao so với các loại rau củ đồng loại khác khác. Với khoảng cùng lượng đó thì củ khoai lang chỉ cung cấp 76 calo, trong đó củ cải đường chỉ cung cấp 44 calo cho cơ thể hoạt động.
Nhờ khả năng cung cấp lượng calo nhiều hơn các loại rau củ khác, dĩ nhiên khoai mì trở thành một loại cây trồng quan trọng đối với các nước nghèo và đang phát triển để có thể cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, lượng calo cao trong củ khoai mì cũng có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu thụ nó. Người ăn những thực phẩm có hàm lượng calo cao thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân và béo phì, ngoài ra có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và các bệnh xương khớp. Vì vậy, hãy ăn củ khoai mì với một lượng vừa phải và chia thành các phần phù hợp. Một khẩu phần ăn tiêu chuẩn chỉ nên ở mức 73 – 113g khoai mì mà thôi.
Khoai mì là loại thực phẩm giàu tinh bột đề kháng, đó là một loại tinh bột không được tiêu hóa khi đi qua ruột non và có đặc tính tương tự như chất xơ hòa tan. Việc ăn những thực phẩm giàu loại tinh bột này mang lại một số lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Trước hết, tinh bột đề kháng làm tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột, có thể giúp giảm viêm và tăng cường tiêu hóa. Các nhà khoa học cũng tiến hành nhiều nghiên cứu về khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường týp 2 của tinh bột đề kháng. Điều này có thể giải thích là do khoai mì có tiềm năng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, khoai mì có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta ăn nhanh no và giảm sự thèm ăn.
Dù tinh bột đề kháng mang lại nhiều lợi ích hứa hẹn, nhưng nhiều phương pháp chế biến có thể làm giảm hàm lượng tinh bột đề kháng trong củ khoai mì. Các sản phẩm làm từ khoai mì, chẳng hạn như bột khoai mì, thường có lượng tinh bột đề kháng thấp hơn so với khoai mì chỉ được luộc chín đơn thuần.
Cách chế biến bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg khoai mì
- 4 muỗng canh nước cốt dừa
- 330g đường
- 3 muỗng canh sữa đặc có đường
- 1 ống vani
Chế biến
Khi mua củ khoai mì về thì tiến hành làm sạch rồi tách vỏ bằng cách dùng mũi dao rạch vài đường trên củ khoai để việc tách vỏ được dễ dàng hơn.
Rửa sạch khoai rồi đem ngâm nước muối trong khoảng 1 2 tiếng để khoai chảy hết nhựa.
Khoai đem cắt khúc dài khoảng 5-7cm, đem rửa sạch lại.
Mài nhuyễn khoai mì hoặc cho vào máy xay nhuyễn, và vắt sạch nước, nhưng chỉ giữ lại phần tinh bột bên dưới, bỏ đi nước vàng bên trên.
Phần bã khoai đã vắt đem trộn cùng phần bột đã giữ lại, đường, nước cốt dừa, sữa đặc và vani. Sau đó tiến hành trộn đều hỗn hợp.
Đem lót giấy nến vào đáy của khuôn nướng, phết đều dầu quanh thành khuôn rồi đổ hỗn hợp khoai mì đã trộn vào, dàn đều mặt khuôn.
Nếu nhà không có lò nướng, bạn hoàn toàn có thể thay thế băng nồi cơm. Bật nồi cơm ở chế độ nấu để nướng bánh. Khi bánh chín thì ngắt điện, giữ bánh trong nồi khoảng 3-5 phút rồi nhấc ruột ra, lật mặt bánh rồi tiếp tục nướng bằng thời gian nướng lần trước để hai mặt bánh vàng đều như nhau.
Để kiểm tra xem bánh chín hay chưa, bạn dùng que thử bánh hoặc que tăm nhọn đâm vào giữa bánh, nếu que khô, không dính bột ướt là bánh đã chín.
Khi bánh đã chín đều, chị em chỉ việc lấy bánh ra khỏi lò, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và thưởng thức ngay khi bánh còn ấm nóng.
Bánh khoai mì nướng sẽ mềm, núng nính, có mùi thơm và béo ngậy của nước cốt dừa, vị khoai mì bùi, mịn, độ ngọt vừa phải. Bánh có màu vàng óng đẹp mắt, bạn hoàn toàn có thể trang trí bánh thành nhiều hình thù khác nhau.
Dùng nồi cơm điện nào để làm bánh khoai mì nướng
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được bánh khoai mì nướng, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
- Nồi cơm điện cơ
- Nồi cơm điện nắp liền
- Nồi cơm điện nắp rời
- Nồi cơm điện tử
- Nồi cơm điện cao tần
- Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
1. Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội.
Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu!
Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa!
Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó:
Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi
Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic
Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền
Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
- Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
- Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
- Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món bánh khoai mì nướng
Trước khi bắt tay vào vệ sinh nồi cơm, chị em nhớ rút phích cắm của nồi cơm khỏi ổ điện và chờ cho nồi cơm nguội hoàn toàn đã nhé. Tốt nhất là chúng ta hãy vệ sinh nồi cơm trước khi dùng và cũng chưa cần sử dụng ngay.
Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.
Lấy khăn mềm đã được làm ẩm (khăn được vắt khô nước, chỉ ẩm thôi nhé) và lau sạch phần nắp bên trong nồi.
Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.
Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.
Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.
Cần lưu ý:
– Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .
– Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.
– Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.