Những thiết kế tinh tế của nhà bếp mang thương hiệu Supor có thể bắt gặp ở khắp các gian bếp với thiết kế tinh tế và chất lượng hoàn hảo. Có thể nói Supor là một trong số những sản phẩm với chất lượng đi kèm với thương hiệu tốt. Hãy cùng VnShop tìm hiểu về thương hiệu này nhé.
Tổng quan về thương hiệu Supor
Được thành lập vào năm 1994, Công ty cổ phần Supor Chiết Giang đặt trụ sở tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, chuyên về sản xuất các công cụ nhà bếp và các thiết bị điện.
Vào năm 2007, công ty SEB Internationale SAS, nước Pháp (được sáng lập vào năm 1857), là chuyên gia sản xuất dụng cụ nhà bếp và hàng điện gia dụng hàng đầu thế giới đã mua lại Supor và chính thức trở thành chủ sở hữu của công ty này.
Với nỗ lực và sự phát triển vượt bật của mình, Supor đã vinh dự được nhận nhiều danh hiệu có giá trị trong nước cũng như ngoài nước như: Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2010 và 2011, Chứng nhận của Cơ quan chứng nhận an toàn UL Mỹ (năm 2008), Chứng nhận an toàn xuất khẩu do CE thuộc liên minh Châu Âu cấp (năm 2003),…
Vào năm 2008, nhà máy tại Bình Dương chính thức đi vào hoạt động với mục đích sản xuất những loại sản phẩm chính đó là nồi áp suất, nồi cơm điện, bếp điện từ, bộ nồi, chảo, bình đun siêu tốc, máy xay sinh tố các loại …
Hiện thương hiệu đã có mặt hầu hết trên cả nước với 120 siêu thị, 22 nhà phân phối lớn trên khắp 3 miền, 83 trạm bảo hành trên cả nước.
Hiện tại nồi cơm điện Supor đang được kinh doanh tại VnShop với loại máy chủ yếu được sản xuất tại thị trường Trung Quốc.
Nồi cơm điện Supor có tốt hay không?
Nồi cơm điện Supor gồm 2 dòng sản phẩm chính đó là: nồi cơm điện nắp gài Supor và nồi cơm điện tử Supor. Để có thể có được nhận định tốt hay không tốt cần dựa trên nhiều yếu tố kết hợp với nhu cầu sử dụng của người khách hàng để đánh giá một cách khách quan. Những yếu tố thuộc về nồi cơm điện Supor:
Chức năng nấu đa dạng, dễ dàng sử dụng
Nồi cơm điện nắp gài Supor: giúp người tiêu dùng sẽ dễ dàng sử dụng với 1 nút gạt, thật đơn giản và nhanh chóng để chế biến các món ăn phù hợp và bổ dưỡng cho gia đình mình.
Nồi cơm điện tử Supor: Có thể nói đây là sự lựa chọn đa dạng dành cho những người phụ nữ nội trợ thích làm phong phú liên tục cho bữa ăn gia đình. Với mức đa dạng chức năng giúp nấu cho bạn những món ăn phong phú, dễ dàng hơn với 8 chức năng nấu tự động gồm: nấu cơm ngon, nấu nhanh, cháo, súp, nấu ít, hấp, bánh và chè đậu.
Với hệ thống bảng điều khiển nút nhấn điện tử hiển thị tiếng Việt, nên những người không rành về công nghệ hay gia đình có người lớn tuổi vẫn dễ dàng sử dụng. Ngoài các chức năng nói trên, nồi cơm điện Supor còn được trang bị hệ thống hẹn giờ nấu lên đến 24 tiếng đồng hồ giúp người dùng có thể chọn chế độ nấu ít cơm nếu gia đình có ít người hoặc khi bạn sống một mình.
Với chất liệu vỏ bền tốt,Vỏ ngoài bằng chất liệu nhựa cao cấp, bền tốt, sáng bóng, dễ dàng lau chùi trong quá trình sử dụng.
Chất liệu lòng nồi Supor được tùy theo từng dòng sản phẩm gồm: hợp kim nhôm tráng men chống dính hoặc nồi tráng men oxi hóa cứng với độ dày khác, giúp chống móp méo tốt, khả năng giữ ấm lâu. Công nghệ oxy hóa cứng bề mặt không chỉ cho nồi chống dính mà còn chống trầy xước hiệu quả, cho độ bền sử dụng cao, dễ dàng vệ sinh.
Mỗi sản phẩm được trang bị với số lượng mâm nhiệt khác nhau, không ảnh hưởng đến chất lượng cơm, còn giúp nấu chín cơm nhanh chóng với sự truyền nhiệt đa dạng từ dưới lên và xung quanh thành nồi như:
Nồi cơm điện tử Supor CFXB50FC29VN-75 sử dụng 1 mâm nhiệt và công suất nấu 750 W.
Nồi cơm điện Supor SRC922 và Supor SRC923 lại được trang bị 2 mâm nhiệt cùng công suất 900 W,…
Phần nắp trong của nồi cơm điện Supor còn được thiết kế tổ ong tránh đọng hơi nước, cơm sẽ không bị ướt bề mặt hạn chế cơm bị ôi thiu. Ngoài ra với thiết kế độc đáo thì bạn sẽ thấy sự nổi bật và nét sang trong bật lên trong không gian bếp nhà bạn.
Sử dụng nồi cơm điện Supor sao cho đúng cách?
- Trước khi sử dụng, cần làm sạch và loại bỏ bất kỳ cơm thừa hay nguyên liệu còn dính trên hoặc xung quanh mâm nhiệt, rơ le, vành thân và nắp dưới đáy lồng nồi trước khi nấu cơm để tránh làm hỏng nồi cơm điện tử Supor.
- Sử dụng cốc đong gạo kèm theo nồi cơm điện tử Supor để có thể đo lường gạo theo cách cho gạo vào và gạt ngang cho gạo bằng với miệng cốc đong gạo. Bạn nên vo gạo trong tô hoặc rá riêng để có thể duy trì thời gian sử dụng lồng nồi lâu hơn.
- Không nên nấu quá số lượng gạo và nguyên liệu quá quy định. Với quy định về lượng gạo, nước và dung tích sẽ khác nhau theo từng chức năng nấu do đó bạn cần chú ý đến thang đo quy định trong lồng nồi cũng như tham khảo thêm về hướng dẫn sử dụng.
- Tùy theo chế độ nấu mà bạn cần chọn nguyên liệu sao cho phù hợp. Khi nấu với chức năng nấu cơm trộn, lượng nguyên liệu cho vào với gạo không được quá 70g với mỗi cốc gạo. Còn khi nấu với chức năng hấp, lượng nguyên liệu cho vào vĩ hấp không cao hơn khay hấp 3cm và cho khoảng 3 cốc nước (540ml) và lồng nồi cơm điện. Bạn không nên để cạn nước khi sử dụng chức năng hấp.
- Bạn cần lau khô hoàn toàn bên ngoài của lồng nồi trước khi đặt lồng nồi vào trông nồi cơm điện tử Supor, điều này giúp đảm bảo an toàn cho bạn cũng như độ bền cho nồi trong quá trình sử dụng lâu dài. Khi đặt lồng nồi vào trong nồi cơm điện thì nên xoay lắc nhẹ sao cho lồng nồi tiếp xúc hết với mâm nhiệt và không bị chênh.
- Không sử dụng nước nóng trên 35 độ C để vo gạo hay khi đổ nước vào nấu. Cần tránh không dùng lồng nồi cơm điện để lên trên bếp gas, bếp điện để nấu vì như vậy sẽ làm hỏng lớp men của nồi và làm hỏng sản phẩm.
- Luôn nhấn nút Cancel để hủy các cài đặt trước đó và nhấn nút Start để nồi có thể hoạt động. Khi nồi hoạt động thì bạn nên tránh mở nắp nồi cơm điện tử Supor vì sẽ làm mất hơi cơm và cơm sẽ không được nấu chín.
- Bạn nên lau sạch các phần hơi nước đọng lại trên vàng thân nồi cơm điện khi sau cơm chín và được mở nắp để vệ sinh dễ dàng cho nồi cơm.
- Lưu ý chỉ sử dụng muỗng xới cơm múc cơm đi kèm để xới cơm, và không nên giữ ẩm cơm quá 30 giờ. Nếu giữ ẩm cơm nguội quá lâu sẽ gây ra những mùi hôi khó chịu và khiến cơm mới nhanh bị ôi thiu.
- Không nên cài đặt chế độ cài đặt hẹn giờ của nồi cơm điện tử Supor quá 14 giờ.
- Khi tiến hành hâm nóng cơm, lưu ý không để phần muỗng và vĩ hấp có thức ăn trong nồi cơm điện. Lượng cơm tối thiểu khi tiến hành hâm nóng trong nồi là 1 cốc đối với các nồi cơm có dung tích nhỏ như 1.0L, với 3 cốc trở lên thì nồi cơm phải có dung tích 1.8L và cơm phải còn ẩm không dưới 55 độ C.
- Đối với vỏ ngoài của nồi cơm điện, bạn cần dùng khăn nhà bếp đã vắt khô nước lau sạch bên trong và phần bên ngoài vỏ nồi cơm điện.
- Không dùng vật dụng cứng chà xát để lại bỏ những vết bám cứng trong lồng nồi bằng các vật dụng như dao, nĩa, bùi nhùi mà chỉ dùng khăn bếp đã vắt khô nước để lau sạch trong và bên ngoài vỏ nồi cơm điện.
- Để tiến hành vệ sinh được lớp cháy đen hay khử mùi theo các bước sau:
- Cho 2 đến 3 muỗng canh dấm hoặc nước cốt chanh vào lồng nồi cơm điện, tiếp tục cho nước vào khoảng 80% lồng nồi và đóng nắp nồi cơm lại. Chọn chế độ nấu gạo trắng “White Rice” và nhấn nút khởi động trong vòng 2 đến 3 tiếng. Sau đó rút điện và mở nắp, loại bỏ nước trong lồng nồi và vệ sinh lồng nồi như cách thông thường sau khi lồng nồi đã nguội.
- Dùng khăn nhà bếp mịn lau khô sản phẩm hoàn toàn và bảo quản ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nắng trực tiếp chiếu vào nồi cơm điện tử Supor.
Hướng dẫn vệ sinh nồi cơm điện nồi cơm điện Supor sau khi sử dụng
Để có thể vệ sinh nồi cơm điện sạch sẽ, việc đầu tiên chúng ta cần làm trước khi vệ sinh đó là rút phích khỏi ổ cắm và chờ cho nồi nguội. Sau đó thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Ấn giữ nhẹ để mở nắp, lau sạch phần nắp bên trong nồi bằng vải mềm.
Bước 2: Phần nồi đem ngâm một lúc vào nước ấm. Dùng miếng xốp rửa báp nhẹ nhàng rửa cho hết các mảng bám xung quanh thành nồi. Chú ý không được dùng các miếng xốp kim loại hay chồi nhựa cứng để rửa vì sẽ làm trầy lớp chống dính bên trong nồi và dưới đáy nồi.
Bước 3: Dùng khăn lau khô phần nước trên nồi con, sau đó dùng khăn mềm để chùi nhẹ bên trong thân nồi. Dùng vải sạch lau nhẹ mặt ngoài thân nồi.
Bước 4: Dùng ngón tay ấn nhẹ lấy van thoát nước ra. Rửa van thoát hơi và lau khô bằng vải sạch.
Bước 5: Lắp các bộ phận của nồi vào vị trí cũ và đặt nồi đặt nơi khô ráo.
Cần tránh:
Tuyệt đối không để cho thân nồi, mâm nhiệt dính nước ướt trong quá trình vệ sinh vì có thể gây chập điện khi sử dụng.
Không dùng các miếng kim loại để lau ruột nồi ở trong bởi vì có thể gây xước lớp chống dính.
Trong quá trình làm vệ sinh tuyệt đối không được thay đổi bất kì linh kiện nào của nồi.
Dùng muôi chuyên dụng: Nên sử dụng muôi múc cơm được cấp theo nồi cơm để đảm bảo lớp chống dính ở đáy nồi và không làm xước Nồi cơm điện Supor. Nếu nồi cơm bị xước dễ có cháy khi nấu và nhiệt dễ bị tỏa ra ngoài nhanh chóng hơn. Không dùng muôi sắt, nhôm hoặc vật nhọn cào xước vào đáy nồi hoặc thân nồi.
Các món ăn ngon được chế biến từ Nồi cơm điện Supor
1. Thịt xá xíu
Nguyên liệu:
- 1 kg thịt ba chỉ
- 2 thìa dầu hào
- 1 thìa bột ngũ vị hương
- 1/2 gói bột xá xíu (khoảng 50g)
- 1/2 thìa đường
- 2 thìa nước tương
- 2 thìa rượu trắng
- 1 ít tiêu xay
- 1 thìa tỏi băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn.
Chế biến:
Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, sau đó cho tỏi vào phi thơm để nguội, cuối cùng cho tất cả gia vị trên vào bát con trộn đều thành một hỗn hợp đồng nhất.
Tiếp tục lấy muối xát quanh thịt rồi rửa lại một lần với nước sạch, lấy giấy thấm khô nước ở thịt.
Cho thịt lợn và bát tô rồi quết gia vị đều quanh miếng thịt, để ngon hơn thì có thể để trong tủ lạnh qua đêm ở ngăn mát. Nếu ăn ngay thì cần ướp thịt trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Cho thịt vào nồi cơm điện, đổ vào đó khoảng 200ml nước, đậy vung nồi lại rồi bật nút nấu để nồi hoạt động và đợi thịt chín. Nếu bạn không muốn ăn phần nước sốt của thịt xấ xíu thì chỉ cần cho một ít nước vào nồi thì miếng thịt sẽ khô lại ngay.
2. Xôi đậu xanh nấu bằng nồi cơm điện
Xôi đậu xanh là một món xôi cực kì đơn giản, dễ nấu và yêu cầu ít nguyên liệu. Xôi ăn vô cùng chắc bụng và nếu bạn là tín đồ của xôi thì chắc hẳn món xôi đậu xanh sẽ là món ngon không thể bỏ qua được. Thay vì chuẩn bị nồi hấp xôi lớn bất tiện thì bạn có thể sử dụng ngay chiếc nồi cơm điện trong gia đình để nấu món ăn này.
Nguyên liệu:
- Gạo nếp 220 gr.
- Đậu xanh không vỏ 80 gr.
- Muối 1/2 muỗng cà phê.
Chế biến
Ngâm đậu và gạo với nước rồi vớt ra rửa sạch lại với nước. Sau đó để ráo.
Vớt đậu xanh đã ngâm ra, để ráo. Gạo nếp và đậu xanh cho vào nồi cơm điện, đổ 300 ml nước vào, thêm 1/2 thìa muối, trộn đều.
Bật chế độ nấu như bình thường. Khi xôi chín và nồi cơm điện nhảy sang nút giữ ấm thì mở nồi xới đều lên và để khoảng 3 giờ nữa.
3. Chè ngô
Nguyên liệu:
- 3 bắp ngô ngọt
- Nửa bát con gạo nếp
- 100 g đường thốt nốt, có thể dùng đường kính, nhưng đường thốt nốt sẽ làm chè sẽ thơm.
- 3 lá dứa.
- 50g dừa nạo.
Chế biến:
Ngô mua về đem nhặt sạch râu, vỏ, hạt ngô tẽ và để lại vào phần cuối, luộc lấy nước ngọt để món chè của bạn ngon và chuẩn vị. Phần gạo nếp lá dứa đem vo và rửa sạch.
Phần ngô tẽ hạt cùng với lõi ngô và gạo nếp vào nồi cơm điện, cho nước đến nửa nồi và bật chế độ nấu. Khi nào bạn thấy nồi cơm điện sôi thì lấy bỏ lõi ngô ra, cho thêm lá dứa, tiếp tục đậy nồi lại để giữ hơi.
Đem đường vào cho vào nồi khi chè sôi rồi nhanh tay đảo đều tay. Nếu thấy nuwóc gần cạn thì bạn cần cho thêm một chút nước để tránh bị khô.
Để nồi sôi thêm một lần nữa thì chuyển sang chế độ ủ. Sau 5 phút kiểm tra thấy các nguyên liệu đã chín mềm là xong. Đem chè múc ra bát, rắc thêm một chút dừa nạo hoặc cốt dừa lên và thưởng thức thôi.
4. Bánh flan từ nồi cơm điện đơn giản
Bánh flan được rất nhiều người yêu thích vị ngon ngậy vô cùng cuốn hút. Nếu bạn vẫn thường làm bánh flan cho mọi người thưởng thức bằng chiếc nồi hấp quen thuộc thì sao bạn không thử làm bằng nồi cơm điện, bánh làm ra sẽ vẫn ngon vừa thơm lại vừa béo.
Nguyên liệu
- Sữa tươi không đường 1 bịch.
- Sữa đặc 1 hộp.
- Trứng gà 2 quả.
- Chanh 1/4 trái.
- Vani 1 ống.
- Đường trắng 50 gr.
- Dầu ăn 1 muỗng cà phê.
Chế biến
Làm caramel cho sẵn vào từng khuôn bánh. Khuấy đều 1 bịch sữa không đường và một hộp sữa đặc vào tô lớn, sau đó cho vào nồi nấu ấm sữa lên rồi tắt bếp.
Dùng 1 tô khác đập trứng vào đánh tan trứng rồi đổ hỗn hợp sữa vừa nấu vào. Khuấy đều rồi dùng rây lọc mịn.
Cho nước sâm sấp khoảng 1/4 nồi cơm điện, bật nút nấu sôi nước lên. Trong thời gian đó, bạn đổ hỗn hợp trứng sữa đã hòa bên trên vào khuôn bánh.
Nước sôi cho giá hấp cùng khăn vào nồi. Cho khuôn bánh vào giá hấp và hấp chín. Hấp khoảng 3-5 phút là bánh chín, mở nắp nồi ra xem bánh chín thì lấy ra úp bánh vào đĩa.
5. Trứng chiên rau củ với nồi cơm điện
Nguyên liệu
- 6 quả trứng lớn, đập vỏ, đánh đều với đũa
- 1 trái bí xanh Hàn Quốc, cắt lát mỏng
- 1 củ khoai tây nhỏ, gọt vỏ, băm nhỏ
- 1 trái ớt đà lạt nhỏ, cắt hạt lựu
- 1 tép tỏi băm nhỏ
- Ít tiêu bột vừa ăn
- 2 muỗng canh phô mai bào
- 1 muỗng canh dầu olive
Chế biến
Đặt chảo lên bếp (bếp ga bếp điện từ, bếp hồng ngoại..), thêm dầu olive, cho tỏi vào xào đến khi chuyển màu nâu vàng thì cho khoai tây, ớt, bí xanh vào xào chín, nêm thêm muối, hạt tiêu rồi tắt bếp.
Tiếp theo, bạn đổ 1 muỗng canh dầu olive vào lòng nồi cơm điện, tráng dầu khắp lòng nồi, sau đó đổ trứng, phô mai, muối, hạt tiêu và hỗn hợp khoai tây, ớt, bí xanh đã xào lúc nảy vào lòng nồi, nhớ trải đều rau củ quả.
Đặt lòng nồi vào nồi cơm điện, nhấn chế độ nấu hoặc chọn chế độ nấu gạo. Món trứng chiên rau củ chín sau 10 phút, nếu mở nắp ra mà chưa thấy chín, bạn có thể nấu thêm vài phút nữa.