Cách hạn chế quyền sử dụng của trẻ nhỏ trên các ứng dụng và thiết bị điện tử

Cùng tìm hiểu và áp dụng những cách hạn chế quyền sử dụng và truy cập của trẻ nhỏ trên những thiết bị điện tử và ứng dụng khác nhau.


Các thiết bị công nghệ hiện đại như smartphone, PC, máy tính bảng ngày càng dễ tiếp cận cũng là lúc chúng ta nên cảm thấy lo lắng khi trẻ nhỏ trong lúc không nhận được sự chú ý của người giám hộ, có thể vô tình làm mất những thông tin quan trọng trong máy người lớn, hoặc gặp phải những nội dung không phù hợp với lứa tuổi.

Áp dụng những bước đơn giản sau đây với các thiết bị và ứng dụng riêng biệt để giúp trẻ nhỏ thỏa sức tìm tòi học hỏi các nội dung phù hợp mà cha mẹ không phải luôn luôn kìm cặp để quản lý.


iPhone và iPad

Nếu các cha mẹ cho nhóc tì nhà mình quyền được dùng iPhone hay iPad mà lại chỉ muốn trẻ chỉ được chơi trên duy nhất một ứng dụng thôi, cách đơn giản nhất để có thể đạt được điều này đó là thông qua Guided Access. Từ Settings/ Cài đặt, chọn Accessibility, sau đó Guided Access và bật nó lên. Cha mẹ cũng có thể thiết lập mật mã và giới hạn thời gian nếu cần.

Khi bạn đang ở trong ứng dụng có liên quan, nhấp ba lần vào nút bên để khởi chạy Truy cập có hướng dẫn (thậm chí có thể vô hiệu hóa một số phần của màn hình, nếu bạn cần).

Trong trường hợp cha mẹ rất yêu thương và chiều chuộng khi sắm hẳn thiết bị Apple cho con tự do tìm hiểu và học tập, nhưng cũng không muốn con quá sa đà mà bỏ bẵng đi giao tiếp trong thế giới thực, phụ huynh có thể điều hành thời gian sử dụng trên máy thông qua cách sau.

Từ mục Settings, nhấn Screen Time, ContinueThis is My Child’s iPhone. Màn hình kế tiếp sẽ cho phép giám hộ cài đặt thời gian sử dụng quy định, độ tuổi phù hợp đối với các trò chơi và phim, ứng dụng nào có thể được sử dụng, liệu tháo tác mua hàng có được thực hiện, cùng rất nhiều những cài đặt khác nữa. Và để có thể trực tiếp thay đổi và quản lý từ chính iPhone hay iPad của bản thân, cha mẹ cần kích hoạt thêm Family Sharing nữa.


 Smartphone và máy tính bảng Android

Giống như trên iOS và iPadOS, các cha mẹ cũng có thể giới hạn duy nhất một ứng dụng cho trẻ khi sử dụng. Từ mục Settings/ Cài đặt, nhấp vào Advanced, và Screen pinning để có thể kích hoạt tính năng này. Trong danh sách những ứng dụng đang sử dụng, nhấn và giữ vào chương trình giới hạn cho tới khi biểu tượng Pin/ Ghim hiện lên. Một khi ghim màn hình, trẻ nhỏ sẽ chỉ được quyền chơi trên duy nhất ứng dụng được chọn.

Những lựa chọn quản lý chuyên sâu dành cho các thiết bị Android có thể được tiếp cận thông qua Family Link. Trên thiết bị điện tử của con bạn, từ mục Settings, hãy chuyển tới Google rồi Parental Controls để có thể kết nối với ứng dụng Family Link trên máy của phụ huynh, nơi mà cha mẹ có thể quản lý xem liệu chương trình nào phù hợp để tải về, thời gian sử dụng giới hạn…


 Trên macOS

Nếu con bạn đủ may mắn để có máy Mac của riêng mình, bạn có thể quản lý chúng bằng các tính năng Screen Time và Family Sharing giống như đã đề cập ở mục quản lý iPhone và iPad như ở phía trên.

Từ System Preferences, chọn Screen Time và sau đó là Options. Các cha mẹ có thể chỉ định cấu hình Screen Time thích hợp (giới hạn thời gian sử dụng ứng dụng, nội dung và hơn thế nữa) được bảo vệ bằng mã PIN hoặc liên kết máy tính với Apple ID trong nhóm gia đình.

Tích vào mục Use Screen Time Passcode, để trẻ không thể thay đổi những quy định và bạn đã đặt ra. Click vào mục Set up Family Sharing để có được những tùy chỉnh chuyên sâu hơn, chẳng hạn như phụ huynh có thể quản lý và đọc báo cáo sử dụng từ chính thiết bị của mình.


Trên máy tính Windows

Cách tốt nhất để cha mẹ có thể quản lý trên các thiết bị Windows đó là sở hữu cho mình tài khoản Microsoft. Điều đó có nghĩa rằng tất cả thành viên trong gia đình phải sở hữu tài khoản riêng, để rồi phụ huynh mới có thể cài đặt quy định cho từng thiết bị. Cách làm này cho phép quản lý các bạn trẻ một cách chừng mực trong khi vẫn cung cấp không gian và thông tin đăng nhập riêng tư.

Để bắt đầu, hãy truy cập cổng thông tin Microsoft Family trực tuyến, chọn Create a family group (Tạo nhóm gia đình), sau đó làm theo hướng dẫn. Trong Windows, bạn có thể mở Settings và Accounts, Family & other usersAdd a family member để kết nối với tài khoản của con. Điều này sau đó cho phép phụ huynh đặt các hạn chế về loại nội dung có thể được tải xuống, sử dụng ứng dụng nào và trong bao lâu và hơn thế nữa.


Netflix

Trong một thời gian dài, Netflix đã cho phép người dùng thiết lập nhiều hồ sơ để tách riêng tài khoản dành cho người lớn và trẻ em (mở Manage Profiles từ menu avatar để thay đổi).

Nhưng để đề phòng trẻ nhỏ truy cập nhầm vào tài khoản của người lớn với những nội dung không phù hợp với độ tuổi, bạn cũng có thể thêm mã PIN dành riêng cho từng profile.

Truy cập website Netflix trên máy tính, chuyển đến menu hình đại diện (góc trên cùng bên phải), sau đó chọn Tài khoản, nhấp vào tên tài khoản của bạn, sau đó chọn Change bên cạnh Profile Lock để đặt mã PIN. Bạn cũng có thể áp dụng bảo vệ mã PIN này để đăng nhập trên thiết bị mới.


Disney Plus

Disney Plus là đơn vị mới nổi trong lĩnh vực dịch vụ phát trực tuyến nhưng cũng đã chuẩn bị đầy đủ quyền quản lý dành cho phụ huynh:

Từ giao diện web, nhấp vào hình đại diện trên cùng bên phải), sau đó chọn Edit profiles. Cha mẹ có thể chỉ định một profile dành riêng cho trẻ em, hệ thống sẽ chỉ hiển thị những nội dung thân thiện phù hợp với lứa tuổi mà không cần phải cài đặt gì thêm.


Youtube

Thật khó để xem chỉ một video trên YouTube. Tự động phát có nghĩa là khi một video kết thúc, một video khác bắt đầu, rồi một cái khác và lại một cái khác nữa. Và cho dù bắt đầu với video thân thiện với trẻ em, chúng ta cũng không thể chắc chắn được rằng những cái sau đó phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhỏ, đặc biệt là khi các bé đang xem trên thiết bị của người lớn.

Chế độ “Restricted”

Chế độ “Restricted” YouTube là chế độ kiểm soát dành cho phụ huynh tùy chọn, sử dụng các tín hiệu như tiêu đề video, mô tả, siêu dữ liệu, đánh giá từ cộng đồng và giới hạn độ tuổi để xác định và lọc ra nội dung dành cho người trưởng thành.

Chế độ kiểm soát của phụ huynh rất dễ bật nếu bạn có tài khoản Google. Điều duy nhất cần nhớ đó là mỗi khi cho trẻ dùng trên một thiết bị mới thì cha mẹ phải cài đặt lại từ đầu trên chính máy đó.

Cách để kích hoạt chế độ giới hạn Youtube bao gồm các bước sau:

  • Truy cập YouTube.com và đăng nhập vào tài khoản YouTube/ Google của bạn.
  • Nhấp vào biểu tượng avatar người dùng.
    • Khi sử dụng trên máy tính, hãy kéo thanh menu hiện lên xuống và thay đổi phần Restricted Mode từ Off > On.
    • Khi sử dụng trên smartphone hay tablet, chọn mục Settings > General và tích xanh vào mục Restricted Mode.

Dùng ứng dụng Youtube Kids App

Để kiểm soát chặt chẽ hơn trên các thiết bị thông minh, hãy thử ứng dụng YouTube Kids cho điện thoại và máy tính bảng iOS và Android. Nó có giao diện hoàn toàn khác, thân thiện với trẻ em, mang đến cho cha mẹ cơ hội xem các kênh và video đã được kiểm chứng bởi người thật (không phải là thuật toán tự động không hoàn hảo có trong chế độ hạn chế) để đảm bảo rằng hoàn toàn an toàn cho trẻ em. Bạn cũng có thể điều chỉnh cài đặt độ tuổi trong ứng dụng để cho trẻ lớn tuổi hơn xem những nội dung mà có thể không phù hợp với trẻ nhỏ.


Loa Google Nest

Đối với người dùng Loa thông minh Google Nest (còn được gọi là Google Home), dịch vụ Family Link được đề cập ở trên để đặt ra một số giới hạn về những gì con bạn có thể thực hiện. Bắt đầu với việc tạo tài khoản Google dành riêng cho trẻ nhỏ, khi tất cả đã được thiết lập, bạn sẽ có thể sử dụng ứng dụng Google Home trên điện thoại của mình để đặt loa nào có thể nhận ra giọng nói của con, đặt giới hạn quyền mua hàng cùng nhiều lựa chọn khác.

Một lựa chọn khác mà cha mẹ có thể sử dụng đó là Digital Wellbeing. Mở ứng dụng Google Home trên điện thoại, chạm vào biểu tượng loa Google và sau đó là biểu tượng răng cưa (trên cùng bên phải) rồi Digital Welbeing. Các tùy chọn ở đây bao gồm quản lý nội dung video và âm thanh nào có thể được trình phát bằng giọng nói và thậm chí cả thời gian thiết bị có thể được sử dụng.

Related Posts

Đèn TIMER điều hòa Panasonic nhấp nháy: Nguyên nhân và cách giải quyết

Đèn TIMER điều hòa Panasonic nhấp nháy: Nguyên nhân và cách giải quyết

Đèn TIMER là thiết bị ở trên dàn lạnh điều hòa. Khi đèn TIMER điều hòa Panasonic nhấp nháy đỏ liên tục, trong thời gian dài, tức…

Cách hẹn giờ điều hòa Panasonic và tắt chế độ hẹn giờ của điều hòa

Cách hẹn giờ điều hòa Panasonic và tắt chế độ hẹn giờ của điều hòa

Cách hẹn giờ điều hòa Panasonic và tắt chế độ hẹn giờ của điều hòa Panasonic là một chức năng đặc biệt của điều hòa, máy lạnh….

Cách dùng điều khiển điều hòa Panasonic đầy đủ, chi tiết

Cách dùng điều khiển điều hòa Panasonic đầy đủ, chi tiết

Hiểu rõ cách dùng điều khiển điều hòa Panasonic sẽ giúp bạn sử dụng được tối đa tất cả các chức năng của nó. Không chỉ đơn…

[Giải đáp thắc mắc]: Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?

[Giải đáp thắc mắc]: Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?

Trong thời tiết mùa hè nóng bức như thế này, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất đó là bật điều hòa 30…

Hướng dẫn cách sử dụng điều khiển điều hòa Casper đầy đủ nhất

Hướng dẫn cách sử dụng điều khiển điều hòa Casper đầy đủ nhất

Trong thời tiết mùa hè nóng bức như hiện nay thì việc sử dụng điều hòa là thực sự rất cần thiết. Casper là một hãng điều…

Đánh giá điều hòa Casper có tốt không? 7 ưu điểm của điều hòa Casper

Đánh giá điều hòa Casper có tốt không? 7 ưu điểm của điều hòa Casper

Trong thời tiết nóng như hiện nay, câu hỏi mà nhiều người mua điều hòa Casper muốn biết nhất là “Điều hòa Casper có tốt không, điều…