Ăn dặm là thời kì giúp trẻ làm quen với những loại thực phẩm mới lạ bên cạnh việc bú sữa mẹ. Trong thời kỳ này, các bà mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tập cho bé vì răng và hệ tiêu hoá của bé chưa được hoàn thiện.
Để cho bé dễ ăn và không mất quá nhiều thời gian đút cho trẻ ăn, một số bà mẹ thường xay nhuyễn thực phẩm cùng với cháo để cho trẻ dễ ăn. có nhiều người còn lọc lại bằng rây cho mịn rồi mới đổ vào bình sữa cho bé bú. Nhưng cách làm này thật sự có tác dụng cho trẻ hay không?
Trước tiên cần hiểu ăn dặm cho bé là gì?
Ăn dặm là quá tình đưa thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng dùng cho trẻ sơ sinh. Đây là giai đoạn cho bé làm quen với thức ăn thô chứ không phải sữa mẹ nữa. Tuy nhiên ăn dặm không phải là quá trình thay thế sữa mẹ trong vòng một năm đầu.
Trong thời kì ăn dặm, quá trình diễn ra có sự chênh lệch giữa các bé, thông thường ăn dặm bắt đầu từ lúc 6 tháng cho đến khi bé tròn 1 tuổi. Thời kì cai sữa của bé cũng được chia làm ba giai đoạn dựa vào trạng thái và độ tháng tuổi của bé khi bắt đầu tiến hành ăn dặm. Các mẹ nên dựa vào trạng thái phát triển của bé để tiến hành lập cách thức thay đổi cho bé ăn dặm nhưng thường là lấy tháng tuổi làm căn cứ tiêu chuẩn.
Như đã phân tích ở trên, Tiêu chuẩn tháng tuổi để ăn dặm của bé vào khoảng 6 tháng. Mục đích của việc này là tập cho bé sử dụng lưỡi để nuốt thức ăn tới họng. Các mẹ nên chế biến cho bé các thức ăn lỏng dễ nuốt mà không cần nhai như là cháo nghiền. Cắt giảm bớt số lần trẻ bú mẹ thay vào đó là tập cho bé ăn dặm.
Đến độ 7~8 tháng cho trẻ có chút thay đổi. Khi trẻ đã kích hoạt được cách thức dùng lưỡi để ăn thì thức ăn của bé nên thay đổi một chút, tăng độ cứng lên như là đậu phụ. Thay đổi tiêu chuẩn cho bé từ 1 ngày là 3 lần bú mẹ kết hợp cùng 2 lần ăn dặm. Phần cá cho bé nên chọn các thịt đỏ, còn thịt gà thì nên sử dụng thịt gà băm để có nhiều dinh dưỡng mà lại hạn chế chất béo. Dầu ăn hay gia vị sử dụng cho bé cũng được nhưng nên cho rất ít.
Đến tầm bé đạt 9~11 tháng tuổi thì hoạt động của lưỡi lúc này đã hoạt động trơn trụ hơn, trẻ đã có thể nghiền được thức ăn bằng lợi. Độ cứng của thức ăn lại được nâng cấp lên một chút, lần này là chuối. Tiêu chuẩn mỗi ngày là bú mẹ 5 lần và ăn dặm 3 lần. Chuyển dần từ ăn cháo sang cơm mềm cho bé, có thể thêm một chút trứng gà càng tốt. Trẻ con hay có hành động tự mình đưa tay ra đòi ăn, rất dễ thấy ở giai đoạn này.
Xay cháo bằng máy xay sinh tố
Thói quen sử dụng máy xay thức tố để xay thức ăn vừa có lợi mà lại vừa có hại. Khi bạn dùng máy xay sinh tố xay nguyên liệu thực phẩm thức ăn sẽ bị loãng so với bình thường vì có trộn lẫn với nước. Do đó, nồng độ dinh dưỡng trong thức ăn cũng sẽ giảm đi. Dung tích của trẻ thì có hạn nên khi các mẹ cố ép cho bé ăn hết lượng thức ăn vượt quá thức ăn cho bé thì bé sẽ không thể hấp thụ nổi. Bên cạnh đó việc ép trẻ ăn sẽ làm cho trẻ có tâm lý biếng ăn.
Nếu ngày nào các mẹ cũng xay nhuyễn khẩu phần ăn của bé thành cháo thì thức ăn sẽ chỉ có một kiểu mịn sệt với mùi vị gần như giống nhau. Vì thế các mẹ đã vô tình làm mất đi tính đa dạng trong khẩu phần ăn của bé, khiến trẻ mau chán và trở nên biếng ăn dần.
Thói quen nấu cháo gồm đầy đủ các nguyên liệu như thịt, rau rồi xay nhuyễn trong bé ăn trong ngày, đến bữa chỉ hâm lại cũng vô cùng nguy hiểm. Tác hại của nó khiếnthức ăn dễ bị ôi thiu, mất chất và tăng khả năng nhiễm vi sinh vật. Chưa kể, thức ăn của bé sẽ có mùi khó chịu do bị để lâu.
Một số người sau khi xay cháo còn cẩn thận cho vào phích giữ nhiệt để bảo quản. Điều này rất sai lầm. Ở nhiệt độ ẩm, vi trùng vẫn có khả năng sinh sôi, gây ngộ độc thức ăn.
Vì vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên nấu lượng thức ăn vừa phải, bé ăn đến đâu, mẹ nấu cháo đến đó là tốt nhất. Nếu không, mẹ có thể chuẩn bị một nồi cháo trắng đủ cho bé ăn cả ngày. Đến bữa, mẹ lấy ra một lượng cháo trắng vừa đủ, nấu với thực phẩm. Cách làm này giúp giảm thời gian nấu nướng của mẹ, còn bé không phải ăn cùng một món trong ngày.
Ngoài ra khi cho bé ăn dặm bằng bình sữa cũng là một thói quen nên bỏ. Việc ăn dặm không đơn giản chỉ là cung cấp dưỡng chất cho trẻ ăn no, nó còn giúp cho trẻ có thể phát triển và học hỏi những kĩ năng cần thiết. Khi xay nhuyễn thức ăn sẽ cho con bằn bình sữa, các mẹ sẽ vô tình tước đoạt đi cơ hội làm quen với việc nhai, nuối cũng như hạn chế sự phát triển và độ hoàn thiện của hàm. Cơ hàm không hoàn thiện sẽ ảnh hưởng đến kĩ năng nói của trẻ khi lớn.
Ngoài ra cách ăn này khiến bé sẽ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn, từ đó dẫn đến chán ăn. Khi bé không có phản xạ nhai, dạ dày sẽ không làm việc khiến bé gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống sau này.
Giải pháp: Mẹ chỉ nên dùng dao và thớt cắt nhỏ, băm nhuyễn thức ăn, bởi dù bạn có băm nhuyễn như thế nào, thực phẩm vẫn lợn cợn chứ không mịn như khi xaybằng máy xay sinh tố.
Khi bé bắt đầu quen với việc ăn dặm, bạn chuyển sang thái nhỏ thực phẩm.
Để giúp bé bớt bỡ ngỡ khi chuyển sang ăn dặm, bạn có thể chuẩn bị một số dụng cụ để giúp bé hào hứng hơn với giờ ăn. Điều quan trọng là bạn phải tạo được không khí vui vẻ, tâm lý thoải mái cho bé.
Một chiếc thìa nhựa cứng, có kích thước phù hợp với miệng bé. Muỗng cần có màu sắc bắt mắt để thu hút sự chú ý của bé.
Một cái bát và một chiếc khay nhựa nhiều ngăn có màu rực rỡ. Bạn nên chọn loại có đáy được thiết kế bám dính để hạn chế tình trạng đổ thức ăn ra sàn khi bé táy máy chân tay.
Giải pháp khắc phục việc cho bé ăn dặm
Một điều đơn giản nhất đó chính là nấu cháo rây cho bé theo kiểu Nhật.
Cũng bắt đầu cho bé ăn dặm bằng cách rây cháo nhưng cách nuôi dạy con của mẹ Nhật lại được cho là khoa học, phù hợp với sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Tuần đầu tiên khi cho bé ăn dặm chỉ ăn cháo trắng nghiền nhuyễn, rây qua lưới (không nêm gia vị). Từ tuần thứ hai trở đi có thể cho bé ăn thêm một chút rau, củ, quả.
Với bé 5-6 tháng tuổi, tỉ lệ gạo nước nấu cháo là 1:10, bé 7 tháng 1:7. Dùng cốc nấu cháo nấu cùng vào nồi cơm điện của cả nhà, khi cơm chín thì ủ thêm 30-40 phút nữa. Sau đó dùng rây cháo chuyên dụng, rây và cất đông, tới khi nấu thì pha thêm nước rau.
Khi bé 8 tháng có thể không cần rây nữa, dùng chày hoặc cán thìa nghiền cháo ngay trong nồi, có hạt nguyên hạt vỡ, sau đó vẫn thêm nước rau làm loãng.
Đối với các nguyên liệu thịt, các nấu kèm vì thường khó làm mịn hơn cháo nên các bạn cần thực hiện tuần tự các bước theo cách sau:
Chọn loại thịt nạc, cá trắng cho bé
Khi luộc thịt cần giữ nước dùng lại vì nước dùng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng từ cá
Đối với cá rây qua lưới cần hoà loãng ra bằng nước luộc, thêm vào một ít bột năng hoặc bột sắn đã hoà tan vào một chút nước, rồi hoà vào cùng với bát cá. Quay trong lò vi sóng khoảng 20 đến 30 giây.
Đối với thịt thì đem giã qua thịt rồi rây. Nếu làm cấp đông thì bạn nên xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Nếu chưa cảm thấy yên tâm thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn sẽ khiến trẻ dễ dàng hấp thụ hơn.
Những sai lầm cần loại bỏ khi sử dụng máy xay sinh tố
Trẻ sinh bệnh do mẹ lạm dụng máy xay
Khi bạn thấy lượng rau thịt khi xay lẫn với cháo, cơm sẽ nạp vào cơ thể nhiều hơn, nhiều mẹ đã dùng máy xay sinh tố để xay thức ăn cho con đến tận 3 – 4 tuổi. Vì chủ quan nghĩ rằng như vậy con mình sẽ ăn đủ 4 nhóm chất, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại vừa nhanh.
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, đây là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng cần phải được loại bỏ. Việc xay nhuyễn thức ăn sẽ khiến bé có phản xạ nuốt, bỏ qua giai đoạn nhai, dịch vị không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, lâu dần bé sẽ lười và không có hứng thú với các món ăn
Hơn nữa, vì chán món cháo nhuyễn, cơ thể bé sẽ phản đối bằng cách nôn ọe. Nếu kéo dài tình trạng sẽ làm loét thực quản, loét dạ dày của bé. Nhiều trường hợp bé bị trào ngược nhưng chỉ trào lưng chừng rồi rơi vào phổi gây ho kéo dài giống như mắc bệnh hen.
Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là không nên lạm dụng máy xay để nghiền thức ăn cho trẻ. Nên tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn thô theo từng độ tuổi.
Không dùng nước nóng để vệ sinh máy xay
Nghĩ là nước nóng có thể khử trùng và làm sạch máy xay nhanh hơn nên nhiều người đã đổ trực tiếp nước nóng vào để tráng cối. Tuy nhiên việc làm này sẽ khiến cối dễ bị nứt và mùi nhựa sẽ bám lẫn vào thức ăn.
Vì vậy sau khi xay xong, bạn nên đổ nước vào ngâm và dùng miếng ghẻ mềm, chùi rửa sạch các bộ phận của máy. Rửa cối xay dưới vòi nước và xúc mạnh để rửa sạch thực phẩm còn bám dính. Tránh để thức ăn bám lâu vì sẽ khiến cho việc vệ sinh cối xay trở nên khó khăn hơn.
Đừng quên rút ổ cắm, lắp ráp trước khi dùng
Sau khi sử dụng và trước khi tháo lắp các bộ phận của máy xay sinh tố để vệ sinh, bạn cần rút ổ cắm điện ra để đảm bảo an toàn. Nhiều người sau khi sử dụng đã quên công đoạn này. Đây cũng là sai lầm vì việc cho luôn thực phẩm vào máy mà không kiểm tra xem các bộ phận đã lắp ráp chính xác, trùng khớp hay chưa rất dễ làm máy bị vỡ vỏ nhựa, mòn bánh răng giữa thân máy và cối máy xay.