Phản ứng vặn mình và ọc sữa, nôn trớ là một hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Mặc dù là hiện tượng phổ thông ở độ tuổi này của bé, các cha mẹ cũng chớ nên chủ quan và cần quan sát con trẻ sát sao bởi đây còn là dấu hiệu của những bệnh lý về đường tiêu hóa, hoặc báo hiệu rằng bé đang thiếu chất dinh dưỡng và chất khoáng nhất định.
Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa
Trẻ bị nôn trớ ọc sữa do sinh lý tự nhiên
Khi ăn, thức ăn từ miệng qua thực quản xuống đến dạ dày. Dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa, phía trên thông với thực quản qua tâm vị, phía dưới thông với ruột non qua môn vị. Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, cơ dạ dày rất đàn hồi và nó có khả năng chứa đựng thức ăn rất lớn.
Thức ăn trong dạ dày được nhào trộn rồi đưa qua môn vị từng chút một để xuống ruột non.
- Đối với trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ.
- Thêm vào đó, mẹ cho bé bú sữa quá nhiều khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa. Cùng với lượng hơi dư thừa sản sinh bởi hệ thống tiêu hóa khiến cho trẻ bị đầy bụng, khi được đặt nằm ở tư thế nghiêng thì dễ bị ọc sữa.
Xác định rõ được nguyên nhân như trên, các mẹ có thể cải thiện và giúp thuyên giảm ngay tình trạng ọc sữa ở trẻ bằng cách điều chỉnh cữ bú cho bé.
Do tiềm ẩn mắc các bệnh lý nguy hiểm
Trào ngược dạ dày
Nếu các trẻ nhỏ nhà bạn chỉ nôn trớ bình thường, tần số ít, không ảnh hưởng đến hô hấp thì chỉ tính là nôn trớ sinh lý và không cần điều trị gì. Tuy nhiên nếu xuất hiện các triệu chứng lạ như bé khóc thét khi đang nằm ngủ, quấy khóc nhiều; khó cho bé ăn, hơi thở bé chua, có mùi dịch vị dạ dày; thường xuyên đi phân lỏng hoặc táo bón; các triệu chứng trên đi kèm với ọc sữa thì cha mẹ phải ngay lập tức đưa trẻ đi khám và nhận lời khuyên từ các nhân viên y tế.
Bởi với triệu chứng trên, rất có thể bé đã mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không được chuẩn đoán vào điều trị kịp thời, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, viêm thực quản, hẹp thực quản…
Chứng hẹp phì đại môn vị
Môn vị và dạ dày có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi một bộ phận nào đó của dạ dày bị tổn thương (viêm, loét, ung thư) đều có ảnh hưởng đến môn vị, và ngược lại, khi môn vị không bình thường đều có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của dạ dày và hành tá tràng.
Khi trẻ mắc phải chứng hẹp môn vị, van cơ bắp lưu thông giữa dạ dày và ruột non này không thể hoạt động đúng chức năng một cách bình thường. Việc thức ăn không thể di chuyển xuống ruột non khiến cho dạ dày phải chịu sức ép từ thức ăn bị tắc nghẽn, gây nên phản ứng nôn mạnh ở trẻ.
Tình trạnh ọc sữa do chứng hẹp môn vị khiến cho trẻ bị mất nước nhanh chóng, suy dinh do khả năng hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng hiệu quả. Cha mẹ phụ huynh khi quan sát thấy trẻ nhỏ luôn luôn nôn trớ sau khi bú sữa, cần phải tìm kiếm lời khuyên từ các y bác sĩ chuyên ngành ngay lập tức.
Chuẩn đoán kịp thời và chính xác nguồn căn, trẻ bị hẹp môn vị cần phải được phẫu thuật mở cơ môn vị. Các bé có thể ăn trở lại sau 6 – 8 tiếng.
Có một số nguyên nhân khách quan dẫn đến hẹp môn vị ở trẻ em là do yếu tố di truyền. Tức là, nếu trẻ nhỏ có người thân là bố mẹ, ông bà mắc bệnh hẹp môn vị thì em nhỏ này sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các em nhỏ khác.
Thiếu khoáng và các dưỡng chất cần thiết
Trong quá trình phát triển về thể chất và hình thể tối quan trọng của trẻ sơ sinh, canxi là khoáng chất cần thiết để xây dựng nên một khung xương chắc khỏe cho bé. Tuy nhiên với chế độ dinh dưỡng thiếu loại khoáng chất này, bé sẽ phải chịu những cơn nhức phát triển ở những khớp xương đi kèm với vặn mình và khó ngủ mỗi đêm.
Do đau nhức đi kèm với những chuyển động vặn mình đột ngột khiến cho hệ tiêu hóa vị kích động và khiến bé bị ọc sữa. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.
Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa
Khi xảy ra tình huống
Đôi khi bé bị ọc sữa diễn ra âm thầm và bé sẽ ngay lập tức nuốt lại. Tuy nhiên ọc sữa lại khá mạnh và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thở của trẻ, khiến trẻ bị sặc.
Đây là một tình huống nhạy cảm, cha mẹ nên bình tĩnh nhưng nhanh chóng đặt trẻ nằmg nghiêng sang một bên để sữa trào ra ngoài khóe miệng, tránh sữa trào lên mũi. Sau đó nhỏ và hút rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.
Cách đề phòng bé bị ọc sữa
- Điều chỉnh tư thế bú
- Không nên để bé vừa nằm hoặc úp hẳn khi đang cho bú, nên để người trẻ nghiêng ngửa khoảng 30 đến 45 độ, giữ nguyên và chỉ đổi tư thế hoặc đổi bên mỗi 10 – 15 phút.
- Chia khẩu phần ăn một cách hợp lý
- Đối với trẻ sơ sinh, dung lượng thức ăn mà dạ dày có thể chứa được còn rất nhỏ. Do vậy các mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày với lượng sữa được giảm bớt để tránh lặp lại tình trạng bị ọc sữa.
- Khi bú bình, cha mẹ cũng nên chú ý lựa chọn bình sữa có lỗ nhỏ để trẻ bú chậm hơn.
- Chọn đúng các tư thế ngủ của bé sơ sinh
- Tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ.
- Không để trẻ sơ sinh ngửi mùi thuốc lá
- Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Do vậy người thân trong gia đình khi có con nhỏ nên dừng hút thuộc để tốt cho cả con và bản thân.