Bà Bầu có dùng được tinh dầu thiên nhiên?

Với những tính chất giúp xoa dịu thể chất và tinh thần, hẳn những bà mẹ đã và đang có bầu theo trường phái “organic” cũng đang thắc mắc rằng liệu loại tinh chất thảo dược này có lợi ích gì trong việc nâng cao sức khỏe của cả mẹ và bé trong thời gian thai kì này không. Chí ít cũng mong chờ essential oil xoa dịu được những cơn ốm nghén, co thắt cơ đột ngột.

Để hiểu được sâu sắc nhất tác dụng của tinh dầu thiên nhiên đối với bà bầu và em bé, các mẹ hãy cùng tìm hiểu thật sâu sắc trong bài viết này nhé!


Tránh dùng mọi loại tinh dầu thiên thiên trong 3 tháng đầu tiên

Mặc dù tinh dầu oải hưởng và bạc hà có thể được dùng để xoa dịu tình trạng ốm nghén buồn nôn trong 3 tháng đầu tiên, rất nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng sử dụng tinh dầu tinh thiên nhiên trong quãng thời gian thai kì này có thể gây nên các cơn co thắt xấu tới thai nhi.

Chỉ khi bà bầu bước vào quý 2 và 3 của thai kì mới có thể dùng một số loại tinh dầu nhất định để xoa dịu đi những triệu chứng xấu của việc mang thai như nôn nao, phù mắt cá chân hay các vết rạn da. Thông tin được cung cấp bởi Tiến sĩ Nada Milosavljevic, người sáng lập và giám đốc Chương trình Sức khỏe Tích hợp tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Hoa Kì.


Tinh dầu thiên nhiên nào an toàn đối với bà bầu?

cách dùng essential oil khi mang bầu

Tiến sĩ Milosavljevic cho biết, một số loại tinh dầu có thể được sử dụng một cách an toàn trong thai kỳ là hoa oải hương, hoa cúc và ngọc lan tây. Đây là những loại dầu giúp làm dịu hoặc điều tiết, thư giãn trên cơ thể. Cụ thể hơn, mỗi một triệu chứng lại có công dụng nhất định như sau.

  • Xoa dịu cảm giác ốm nghén nôn nao: Tinh dầu oải hương,
    hoa cúc, bạc hà, gừng đều là những phương thuốc giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả. Các mẹ bầu có thể ngửi trực tiếp từ lọ hoặc dùng bông cotton để thấm 1-2 giọt tinh dầu.
  • Giảm những cơn đau cơ: Oải hương, ylang-ylang, gừng, hoa cúc, nhũ hương là những loại tinh dầu khi kết hợp 12 giọt tối đa cùng với 2 thìa lớn dầu nền như jojoba hay dầu hạnh nhân dùng để xoa bóp.

Theo Hiệp hội Quốc gia Mỹ về Trị liệu Tinh dầu Toàn diện (NAHA), các loại tinh dầu pha loãng có thể sử dụng an toàn sau quý 2 và 3 của thai kì bao gồm: cam bergamot, hạt tiêu đen, hoa cúc (Đức & La Mã), cây bách, bạch đàn, nhũ hương, hoa phong lữ, gừng, bưởi, cây bách xù, hoa oải hương, chanh, quýt, trà xanh, hoàng lan.


Và nên tránh xa tinh dầu thiên nhiên nào trong thời gian thai kì?

Trong khi một số loại tinh dầu có thể sử dụng an toàn khi mang thai, một số khác thì không. Cũng theo NAHA, các loại essential oil cần phải tránh xa trong thời kì mang bầu cũng như khi cho con bú bao gồm: tinh dầu hồi hương, húng quế, bạch dương, long não, bài hương, ngải cứu, hạt hoặc lá mùi tây, bạc hà hăng, xô thơm, cúc ngải, ngải ngấm, tùng bách, lộc đề và ngải đắng.


Dùng tinh dầu thiên nhiên khi đang có bầu như thế nào thì đúng cách?

Tiến sĩ Milosavljevic cho biết bất cứ loại dầu nào được sử dụng đều phải được pha loãng cùng với dầu dẫn như dầu dừa hoặc hạnh nhân. Nồng độ nên chỉ còn từ 1 – 2%, tương đương với một thìa lớn dầu nền, chỉ dùng khoảng 8 – 10 giọt tinh dầu nguyên chất. Để thêm phần thận trọng, lựa chọn an toàn nhất đó là dùng tinh dầu thông qua việc ngửi mùi hương trực tiếp hoặc thông qua máy khuếch tán.

Trong khi việc hít thở hoặc bôi ngoài da tương đối an toàn, việc tiêu thụ trực tiếp tinh dầu thiên nhiên là điều tuyệt đối cấm kị.

Robert Tisserant, tác giả của cuốn Essential Oil Safety (Chú ý an toàn khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên), khuyến cáo không nên ăn/ uống tinh dầu. Bởi tinh dầu không tan trong nước nên khi được tiêu thụ, nó có thể khiến màng nhầy dạ dày kích ứng, gây nên những cơn co thắt không mong muốn.

Lựa chọn sản phẩm tinh dầu chất lượng, đạt chuẩn trị liệu cũng là điều nên được chú trọng.


Dùng tinh dầu thiên nhiên khi mang bầu có tác dụng gì?

công dụng của tinh dầu thiên nhiên khi mang bầu

 

Vậy là bạn đã biết được những điều cơ bản về tinh dầu khi mang bầu, vậy còn những bài thuốc cụ thể giúp hỗ trợ thai kì sau quý đầu tiên thì sao? Sau đây là một số cách dùng tinh dầu thiên nhiên gửi tới bạn.

  • Hỗ trợ làm lành những vết rạn daPha 2 -3 giọt tinh dầu oải hương hoặc hoa hồng cùng với dầu nền yêu thích của bạn như dầu dừa hoặc hạnh nhân, thoa lên vùng da bị ảnh hưởng 1 – 2 lần/ngày.
  • Xoa dịu cảm giác buồn nôn thai nghén: tinh dầu cam hoặc quýt ngọt có thể dùng cùng với máy khuếch tán, hoặc hít trực tiếp từ lọ. Các loại tinh dầu này cũng có thể pha cùng với dầu dẫn và massage lên da.
  • Để giảm bớt sự khó chịu khi bụng ngày một to lên hãy kết hợp một vài giọt dầu oải hương với dầu dẫn và mát xa vào bụng.
  • Xoa dịu vết sưng tấy ở mắt cá và bàn chân, hãy dùng 3 -5 giọt tinh dầu oải hương hoặc phong lữ cùng với dầu dẫn mát xa vào cùng bị ảnh hưởng vài lần trong ngày.

Những thông tin trên đây được cung cấp với ý định tốt nhất có thể, tuy nhiên có thể trong thời kì mang bầu mà hormone thay đổi gây nên những phản ứng mà trước đó chưa từng có. Vì vậy mẹ bầu hãy coi trọng ý kiến chuyên gia của các y bác sĩ và tìm hiểu xem loại tinh dầu nào phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nào nhé.

Related Posts

Tinh dầu tỏi có tác dụng gì?

Tỏi là một loại gia vị thường thấy trong căn bếp của các gia đình với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khả…

Những công dụng tuyệt vời của tinh dầu nghệ

Tinh dầu nghệ có nhiều tác dụng rất độc đáo và riêng biệt, từ giúp trị moụn cho đến làm sáng da, tăng cường sức khỏe đề…

Tìm hiểu về tinh dầu oliu và tác dụng của nó

Dầu oliu là một thành phần chính của chế độ ăn ở Địa Trung Hải. Dầu oliu rất giàu chất chống oxy hóa và chất béo, với…

Tinh dầu bưởi và những tác dụng tuyệt vời của nó

Nếu bạn là một người quan tâm đến sức khỏe cũng như làm đẹp, hẳn bạn đã biết đến những lợi ích tuyệt vời của tinh dầu…

Uống sữa tươi không đường có đẹp da hay không?

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì là một chủ đề được khá nhiều người quan tâm, bởi vì nó hữu ích với sức khỏe…

Rửa mặt bằng sữa tươi có đường được không?

Có thể dùng mặt nạ sữa tươi đắp mặt được không? Sữa tươi vốn dĩ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thường xuất hiện trong mọi…