Ngoài các sản phẩm nồi cơm điện cơ hoặc cao cấp hơn đó là nồi cơm điện từ thì không thể bỏ qua sản phẩm nồi cơm điện cao tần. Một trong những thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm nồi cơm điện cao tần đó chính là thương hiệu đến từ Nhật Bản Zojirushi. Vậy thương hiệu nồi cơm điện Zojirushi là của nước nào và có tốt hay không, hãy cùng VnShop tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Zojirushi – Thương hiệu đáng tin cậy đến từ đất nước Nhật Bản
Với lịch sử phát triển qua hơn 90 năm, Zojirushi đã dần phát triển và trở thành một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực sản phẩm gia dụng công nghệ cao cấp tại Nhật Bản và các nước lân cận. Các sản phẩm của Zojirushi không chỉ có chất lượng tốt và còn có kiểu dáng sang trọng, trang nhã và bắt mắt sẽ góp phần tô điểm cho không gian nhà bạn trở nên đẹp hơn.
Tại thị trường Việt Nam, Zojirushi đã có mặt hơn 10 năm và nhận được sự ủng hộ rất lớn từ khách hàng. Ngày 09/05/2015, Zojirushi chính thức mở showroom đầu tiên tại Việt Nam tại trung tâm thương mại SC VivoCity, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Sản phẩm nồi cơm điện đầu tiên của hãng được gọi với cái tên khủng: lò nung cơm điện. Đây chính là tiền thân cho nồi cơm điện Zojirushi nói chung và nồi cơm điện cao tần Zojirushi hiện tại nói riêng.
Nồi cơm điện Zojirushi có tốt không?
Nồi cơm điện Zojirushi sở hữu nhiều tính năng vượt trội, khiến nồi cơm điện của thương hiệu này trở nên khác biệt so với mặt hàng cùng loại. Hãy cùng điểm qua một số tính năng tạo nên điểm nhấn cho Nồi cơm điện Zojirushi.
Công nghệ IH tiên tiến
Công nghệ IH-Induction Heating còn có tên gọi là công nghệ cảm biến nhiệt, nồi sẽ có được cơ chế cảm ứng từ tương tự như cơ chế sử dụng dòng điện Fuco để làm nóng nồi, xoong chảo ở bếp từ. Từ đó, nồi cơm sẽ được làm nóng một cách trực tiếp cho việc nấu chín cơm mà không cần đến sự trợ giúp của bất kỳ mâm nhiệt nào.
Làm chín hạt gạo một cách đồng nhất và đào thải lượng hơi nước còn thừa ra ngoài thông qua van thoát hơi nước thông minh và phần nắp nồi, cơm sẽ không bao giờ bị cháy, khô cứng hay nát nhão.
Chất liệu cao cấp, bền bỉ
Phần vỏ nồi cơm được làm từ chất liệu nhựa hoặc inox cao cấp và chịu được các va đập mạnh, cách điện tốt, bề mặt phủ bóng dễ dàng vệ sinh một cách thuận lợi. Phần lòng nồi chất liệu bạch kim, luôn có cấu tạo 7 lớp và được phủ lớp men chống dính Ceramic cao cấp cho sản phẩm khả năng hấp thụ nhiệt, giữ nhiệt cực tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Thiết kế thông minh với nhiều tiện ích hiện đại
Sản phẩm nồi cơm điện Zojirushi được nhà sản xuất trang bị với thiết kế sang trọng, các chi tiết màn hình LCD, nắp tháo rời, khay chắn, chế độ vệ sinh tự động, chế độ hẹn giờ nấu giúp cho các thao tác dễ dàng sử dụng, đồng thời việc vệ sinh sản phẩm cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn so với bình thường.
Thực đơn đa dạng và phong phú, các chế độ đa năng
Thực đơn nấu mà nồi cho phép bạn thực hiện tới 12 thực đơn khác nhau như nấu cơm gạo cứng, gạo mềm, gạo lứt, làm bánh, hầm, hấp, đồ luộc… Với những món ăn được nấu từ nồi cơm điện Zojirushi thì thơm ngon không kém gì các món ăn được nấu từ các nồi chuyên dụng.
Siêu tiết kiệm điện năng
Công nghệ Inverter trong mỗi nồi còn giúp giảm điện năng tiêu thụ mọt nửa so với các nồi cơm điện khác. Đây là điều mà mọi khách hàng đã sử dụng sản phẩm đều công nhận trên hóa đơn tiền điện của họ mỗi tháng.
Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện Zojirushi đúng cách
- Trước khi sử dụng, cần làm sạch và loại bỏ bất kỳ cơm thừa hay nguyên liệu còn dính trên hoặc xung quanh mâm nhiệt, rơ le, vành thân và nắp dưới đáy lồng nồi trước khi nấu cơm để tránh làm hỏng nồi cơm điện tử Zojirushi.
- Sử dụng cốc đong gạo kèm theo nồi cơm điện tử Zojirushi để có thể đo lường gạo theo cách cho gạo vào và gạt ngang cho gạo bằng với miệng cốc đong gạo. Bạn nên vo gạo trong tô hoặc rá riêng để có thể duy trì thời gian sử dụng lồng nồi lâu hơn.
- Không nên nấu quá số lượng gạo và nguyên liệu quá quy định. Với quy định về lượng gạo, nước và dung tích sẽ khác nhau theo từng chức năng nấu do đó bạn cần chú ý đến thang đo quy định trong lồng nồi cũng như tham khảo thêm về hướng dẫn sử dụng.
- Tùy theo chế độ nấu mà bạn cần chọn nguyên liệu sao cho phù hợp. Khi nấu với chức năng nấu cơm trộn, lượng nguyên liệu cho vào với gạo không được quá 70g với mỗi cốc gạo. Còn khi nấu với chức năng hấp, lượng nguyên liệu cho vào vĩ hấp không cao hơn khay hấp 3cm và cho khoảng 3 cốc nước (540ml) và lồng nồi cơm điện. Bạn không nên để cạn nước khi sử dụng chức năng hấp.
- Bạn cần lau khô hoàn toàn bên ngoài của lồng nồi trước khi đặt lồng nồi vào trông nồi cơm điện tử Zojirushi, điều này giúp đảm bảo an toàn cho bạn cũng như độ bền cho nồi trong quá trình sử dụng lâu dài. Khi đặt lồng nồi vào trong nồi cơm điện thì nên xoay lắc nhẹ sao cho lồng nồi tiếp xúc hết với mâm nhiệt và không bị chênh.
- Không sử dụng nước nóng trên 35 độ C để vo gạo hay khi đổ nước vào nấu. Cần tránh không dùng lồng nồi cơm điện để lên trên bếp gas, bếp điện để nấu vì như vậy sẽ làm hỏng lớp men của nồi và làm hỏng sản phẩm.
- Luôn nhấn nút Cancel để hủy các cài đặt trước đó và nhấn nút Start để nồi có thể hoạt động. Khi nồi hoạt động thì bạn nên tránh mở nắp nồi cơm điện tử Zojirushi vì sẽ làm mất hơi cơm và cơm sẽ không được nấu chín.
- Bạn nên lau sạch các phần hơi nước đọng lại trên vàng thân nồi cơm điện khi sau cơm chín và được mở nắp để vệ sinh dễ dàng cho nồi cơm.
- Lưu ý chỉ sử dụng muỗng xới cơm múc cơm đi kèm để xới cơm, và không nên giữ ẩm cơm quá 30 giờ. Nếu giữ ẩm cơm nguội quá lâu sẽ gây ra những mùi hôi khó chịu và khiến cơm mới nhanh bị ôi thiu.
- Không nên cài đặt chế độ cài đặt hẹn giờ của nồi cơm điện tử Zojirushi quá 14 giờ.
- Khi tiến hành hâm nóng cơm, lưu ý không để phần muỗng và vĩ hấp có thức ăn trong nồi cơm điện. Lượng cơm tối thiểu khi tiến hành hâm nóng trong nồi là 1 cốc đối với các nồi cơm có dung tích nhỏ như 1.0L, với 3 cốc trở lên thì nồi cơm phải có dung tích 1.8L và cơm phải còn ẩm không dưới 55 độ C.
- Đối với vỏ ngoài của nồi cơm điện, bạn cần dùng khăn nhà bếp đã vắt khô nước lau sạch bên trong và phần bên ngoài vỏ nồi cơm điện.
- Không dùng vật dụng cứng chà xát để lại bỏ những vết bám cứng trong lồng nồi bằng các vật dụng như dao, nĩa, bùi nhùi mà chỉ dùng khăn bếp đã vắt khô nước để lau sạch trong và bên ngoài vỏ nồi cơm điện.
- Để tiến hành vệ sinh được lớp cháy đen hay khử mùi theo các bước sau:
- Cho 2 đến 3 muỗng canh dấm hoặc nước cốt chanh vào lồng nồi cơm điện, tiếp tục cho nước vào khoảng 80% lồng nồi và đóng nắp nồi cơm lại. Chọn chế độ nấu gạo trắng “White Rice” và nhấn nút khởi động trong vòng 2 đến 3 tiếng. Sau đó rút điện và mở nắp, loại bỏ nước trong lồng nồi và vệ sinh lồng nồi như cách thông thường sau khi lồng nồi đã nguội.
- Dùng khăn nhà bếp mịn lau khô sản phẩm hoàn toàn và bảo quản ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nắng trực tiếp chiếu vào nồi cơm điện tử Zojirushi.
- Cho gạo và nước vào lòng nồi, đặt lòng nồi vào nồi cơm sau đó đóng chặt nắp, kiểm tra cẩn thận để đảm bảo an toàn.
- Nhấn phím lựa chọn cách nấu, cần chú ý không nên chọn chế độ nấu hẹn giờ để nấu cơm trộn, cơm sẽ không ngon do thành phần trộn dễ bị hư.
- Nhấn phím Timer, thời gian hẹn giờ sẽ hiện ra, cần chú ý khoảng thời gian cài đặt từ 1 giờ đến 24 giờ, mỗi lần nhấn phím Timer thời gian sẽ tăng thêm 30 phút. Thời gian hiển thị trên nồi là thời gian hoàn tất quá trình nấu. Khi nấu xong nồi sẽ phát ra 3 tiếng kêu tít.
- Sau khi dùng xong, bạn cần nhấn phím Off để kết thúc quá trình hoạt động của nồi, sau đó
Vệ sinh nồi cơm điện Zojirushi sau khi đã sử dụng
Để có thể vệ sinh nồi cơm điện Zojirushi sạch sẽ, việc đầu tiên chúng ta cần làm trước khi vệ sinh đó là rút phích khỏi ổ cắm và chờ cho nồi nguội. Sau đó thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Ấn giữ nhẹ để mở nắp, lau sạch phần nắp bên trong nồi bằng vải mềm.
Bước 2: Phần nồi đem ngâm một lúc vào nước ấm. Dùng miếng xốp rửa báp nhẹ nhàng rửa cho hết các mảng bám xung quanh thành nồi. Chú ý không được dùng các miếng xốp kim loại hay chồi nhựa cứng để rửa vì sẽ làm trầy lớp chống dính bên trong nồi và dưới đáy nồi.
Bước 3: Dùng khăn lau khô phần nước trên nồi con, sau đó dùng khăn mềm để chùi nhẹ bên trong thân nồi. Dùng vải sạch lau nhẹ mặt ngoài thân nồi.
Bước 4: Dùng ngón tay ấn nhẹ lấy van thoát nước ra. Rửa van thoát hơi và lau khô bằng vải sạch.
Bước 5: Lắp các bộ phận của nồi vào vị trí cũ và đặt nồi đặt nơi khô ráo.
Cần tránh:
Tuyệt đối không để cho thân nồi, mâm nhiệt dính nước ướt trong quá trình vệ sinh vì có thể gây chập điện khi sử dụng.
Không dùng các miếng kim loại để lau ruột nồi ở trong bởi vì có thể gây xước lớp chống dính.
Trong quá trình làm vệ sinh tuyệt đối không được thay đổi bất kì linh kiện nào của nồi.
Dùng muôi chuyên dụng: Nên sử dụng muôi múc cơm được cấp theo nồi cơm để đảm bảo lớp chống dính ở đáy nồi và không làm xước nồi cơm điện Zojirushi. Nếu nồi cơm bị xước dễ có cháy khi nấu và nhiệt dễ bị tỏa ra ngoài nhanh chóng hơn. Không dùng muôi sắt, nhôm hoặc vật nhọn cào xước vào đáy nồi hoặc thân nồi.
Những món ăn ngon được chế biến từ nồi cơm điện Zojirushi
1. Cơm gà Hải Nam
Nguyên liệu cho 2 phần ăn:
- 2 cái đùi gà
- Lá dứa, hành tím, bột nghệ
- Hạt nêm
- Tỏi, ớt, nước tương, dầu hào, đường
- 1/2 bát gạo
Chế biến:
Gà sau khi làm sạch để ráo, lấy lá dứa rửa sạch và cột lại thành bố, đem làm sạch và lột vỏ hành tím.
Vo gạo cho vào nồi cơm cùng với một ít hạt nêm và bột nghệ. Sau đó cho gà lá dứa và hành tím cùng vào. Đổ một chút nước vào vì lúc nấu thì nước gà sẽ ra thêm, bật chế độ nấu cơm như bình thường. Khi cơm chín sẽ có mùi thoang thoảng lá dứa và gà chín vừa tới rất ngon miệng.
Pha nước tương, dầu hào, đường, tỏi ớt băm cho vừa ăn để làm nước sốt ăn kèm
2. Chè ngô
Nguyên liệu:
- 3 bắp ngô ngọt
- Nửa bát con gạo nếp
- 100 g đường thốt nốt, có thể dùng đường kính, nhưng đường thốt nốt sẽ làm chè sẽ thơm.
- 3 lá dứa.
- 50g dừa nạo.
Chế biến:
Ngô mua về đem nhặt sạch râu, vỏ, hạt ngô tẽ và để lại vào phần cuối, luộc lấy nước ngọt để món chè của bạn ngon và chuẩn vị. Phần gạo nếp lá dứa đem vo và rửa sạch.
Phần ngô tẽ hạt cùng với lõi ngô và gạo nếp vào nồi cơm điện, cho nước đến nửa nồi và bật chế độ nấu. Khi nào bạn thấy nồi cơm điện sôi thì lấy bỏ lõi ngô ra, cho thêm lá dứa, tiếp tục đậy nồi lại để giữ hơi.
Đem đường vào cho vào nồi khi chè sôi rồi nhanh tay đảo đều tay. Nếu thấy nuwóc gần cạn thì bạn cần cho thêm một chút nước để tránh bị khô.
Để nồi sôi thêm một lần nữa thì chuyển sang chế độ ủ. Sau 5 phút kiểm tra thấy các nguyên liệu đã chín mềm là xong. Đem chè múc ra bát, rắc thêm một chút dừa nạo hoặc cốt dừa lên và thưởng thức thôi.
3. Bánh Pizza
Nguyên liệu:
- Bột bánh
- 500g bột mì
- 10g men nở
- 3g muối
- 280ml nước lọc
- 2 muỗng cà phê dầu oliu
- Nhân bánh bao gồm:
- 1 thanh xúc xích
- 1 miếng pho mai lớn
- 15g chà bông
- 1 quả ớt chuông
- 1 trái cà chua
- 15ml nước sốt cà chua
- Ít lá thơm oregano
- 1 muỗng cà phê dầu ô liu
Chế biến:
- Bánh pizza có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào vỏ bánh pizza. Bạn cần trộn đều hỗn hợp bột, muối và dầu oliu. Sau đó dùng nước ấm hòa tan men và từ từu cho vào nhào thật đều tay. Khi bột mịn thì cho để trong nửa tiếng.
- Chia bột thành những phần nhỏ và cán mỏng sao cho đế bánh dày khoảng 2cm. Đường kính bánh tùy thuộc vào dung tích nòi cơm điện nhà bạn.
- Nồi đem lau thật khô, bật nóng. Sau đó cho bánh đã cán vào nồi, bật chế độ cooking và chỉnh thời gian khoảng 15 phút. Trong lúc đợi bánh vàng mặt thì bạn nên tranh thủ đem các nguyên liệu qua cắt nhỏ trước thành từng miếng.
- Phần ớt và cà chua để riêng, chỉ xào sơ qua cho đến khi chín vừa tới.
- Lấy bánh ra, lật mặt và phết sốt cà chua lên mặt bánh, sau đó lần lượt sắp xếp topping như xúc xích, cà chua, ớt chuông, chà bông và phô mai sợi, rắc đều lên mặt bánh, tưới thêm dầu oliu và trả lá oregano đã xắt mịn lên cùng.
- Bạn cho bánh vào nướng trở lại. Bật chế độ cooking và nướng thêm khoảng 10 phút là bạn đã có thể có một chiếc pizza ngon lành không kém gì những chiếc pizza ngoài cửa hàng rồi.
4. Gà nướng
Nguyên liệu:
- 300g đùi gà
- 1 củ gừng
- 2 gốc hành
- Mè rang
- Gia vị: thìa nước tương, 2 thìa nước, 1 thìa nước mắm, 1 thìa mật ong.
Chế biến:
Cho nước tương và nước mắm cùng với mật ong vào bát nhỏ và khuấy đều.
Đem rửa sạch gà sau đó để ráo nước, sau đó cho gà vào chung với nước tương bên trên, xoa đều rồi cho vào tủ lạnh ướp nửa tiếng đồng hồ trở lên, để gà dễ thấm gia vị bạn có thể dùng tăm hoặc dĩa xiên vài lỗ trên gà.
Thái lát gừng và cắt khúc hành lá. Đặt gừng và một ít hành lá ở dưới đáy nồi, sau đó cho gà vào nước ướp vào.
Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp thì lật ngược gà lại, thêm khoảng 2 muỗng nước sạch vào, bật nút nấu thêm lần nữa.
Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp lần nữa thì bạn cho nốt phần hành lá còn lại vào, bật nút nấu và đợi đến khi nồi chuyển hấp là gà đã chín.
Trước khi dùng bạn cần xé gà ra nhiều miếng nhỏ rồi rắc mè rang vào và chừa lại phần nước sốt trong nồi, sau đó ăn kèm với rau xanh thì sẽ rất ngon.