Đồ ăn dặm đầy đủ những dưỡng chất quan trọng các mẹ dày công chế biến mà các bé lại “cứng đầu” không chịu ăn, thật là phí của quá đi mà! Cùng tìm hiểu cách bảo quản đồ ăn dặm cho bữa ăn tiếp theo của bé mà không làm mất các dưỡng chất quan trọng nào các mẹ.
Bảo quản thức ăn là một phần vô cùng thiết yếu trong giai đoạn cho bé ăn dặm bởi hoàn thành tốt công đoạn này, mẹ vừa có thời gian nghỉ ngơi ổn định tinh thần và để tâm tới những công việc khác, trong khi bé vẫn được chăm sóc bằng những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn.
Cách bảo quản đồ ăn dặm theo cách thông thường
Hầu hết các món ăn dặm của trẻ đều ở dạng lỏng hoặc hơi đặc, nếu sử dụng trong ngày bạn có thể cho thực phẩm đã chế biến vào các loại hộp thủy tinh nắp kín hoặc các loại hộp chân không chuyên dụng cho vào tủ lạnh ngăn mát, hâm lại trong lò vi sóng hoặc đun cách thủy khi chuẩn bị một bữa ăn mới.
Tuy nhiên đồ ăn lại chỉ có thể được bảo quản theo cách này trong thời gian ngắn và phải được dùng ngay lập tức. Nếu không các chất dinh dưỡng có thể bị hao hụt đi nhiều trong thời gian lưu trữ.
Bảo quản đồ ăn dặm bằng ngăn đá
Bảo quản đồ ăn dặm bằng ngăn đá là cách làm tiết kiệm thời gian nhất mà mẹ có thể thực hiện. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu chế biến như nước dùng dashi hay xay nhuyễn các món rau củ quả đủ cho cả tuần ăn của bé rồi sử dụng khay đá và bỏ vào ngăn đông để bảo quản.
Thức ăn được bảo quản bằng ngăn đông sẽ được lưu trữ chất dinh dưỡng tốt hơn, nhưng thời gian lại lâu hơn các biện pháp cũ rất nhiều.
Tuy nhiên với cách thức bảo quản này, cha mẹ cần lưu ý bỏ khay đá vào các túi bọc kín khí và thêm những tem dán về ngày chế biến và hạn bảo quản của từng mẻ nguyên liệu/ đồ ăn và một khi đã rã đông thì nên sử dụng hết.
Thêm vào đó, đồ ăn có thể bảo quản lên tới 2 tháng nhưng 2 tuần nên là thời hạn lưu trữ tối đa để có thể tối ưu được lượng dinh dưỡng cho bé ăn dặm.
Một số lưu ý về thời gian tối đa có thể bảo quản đồ ăn
Với cách dùng ngăn mát thông thường
Đối với các loại nguyên liệu thịt, cá, tôm cua nhanh hỏng và cần phải có sự chăm sóc đặc biệt trong cất giữ, khi để trong ngăn mát, thời gian bảo quan tối ưu là từ 8 – 12 tiếng đồng hồ.
Các loại rau củ quả có thể bảo quản an toàn trong vòng từ 3 – 5 ngày và điều đó có thể áp dụng tương đối đối với hoa quả, trái cây. Tuy nhiên, tính tương đối thể hiện rõ nhất đối với độ chín của hoa quả, đồ ăn càng gần trạng thái chín nhất, thời gian lưu trữ càng ngắn. Đặc biệt, một khi đã gọt vỏ và chế biến các loại bơ, chuối, thanh long, kiwi, táo, lê, dứa hấu, nho, dâu tây, sơ ri… không nên để quá 8 giờ.
Với cách bảo quản đông lạnh
Hiệp Hội dinh dưỡng lâm sàng Anh đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc bảo quản thức ăn dặm trong ngăn đá. Đối với những loại đồ ăn chỉ làm từ 1 nguyên liệu riêng biệt thì thời gian bảo quản sẽ được tối ưu nhất. Trong khi đó, đồ ăn dặm đã qua chế biến và bao gồm nhiều hơn một nguyên liệu thì thời gian lưu trữ dự tính sẽ chỉ còn một nửa.
Đối với các nguyên liệu đơn lẻ, thời gian bảo quản ước tính như sau:
- Rau củ quả tối đa 6 – 8 tháng, thời gian khuyên dùng tốt nhất trong vòng 3 tuần.
- Các loại thịt lợn/ bò/ cá/ thịt gà tối đa 1 -2 tháng, thời gian khuyên dùng tốt nhất 10 ngày.
- Đồ ăn dặm bao gồm nhiều thành phần tối đa 3 tuần, thời gian khuyên dfung 3 – 5 ngày.
Chế biến thực phẩm tươi nhất rồi đông lạnh để đảm bảo chất lượng đồ ăn dặm cho trẻ. Đồ ăn đông lạnh một khi được rã đông nên dùng luôn mà không nên tái bảo quản.