Prebiotic và Probiotic khác nhau như thế nào?

Probiotics và prebiotics là hai chủ đề khá lớn trong ẩm thực và dinh dưỡng ngày nay. Mặc dù sở hữu 2 cái tên “na ná” nhau và cùng có tác động tích cực lên sức khỏe bạn, cả hai lại thực hiện những chức năng và vai trò cụ thể hoàn toàn khác nhau.

Hãy cùng tìm hiểu Prebiotic và Probiotis khác nhau như thế nào nhé!


Probioticsprebiotics khác nhau như thế nào?

Cả probiotic và prebiotic đều là những nhân tố quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, chúng lại thực hiện những vai trò khác nhau:

  • Probiotics. Về cơ bản, là vi khuẩn có lợi có trong những loại thực phẩm và thuốc bổ sung nhất định, đem đến muôn vàn những lợi ích cho con người thông qua mối quan hệ cộng sinh.
  • Prebiotics. Là các hợp chất tới từ những loại carbohydrate (chủ yếu là chất xơ) không thể tiêu hóa, giúp hỗ trợ quá trình tăng trưởng và hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của chúng ta.

Vi khuẩn đường ruột, được gọi chung là hệ thực vật đường ruột, hoặc hệ vi sinh vật đường ruột, thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Việc hấp thu một lượng cân bằng cả probiotics và prebiotics có thể giúp đảm bảo sự cân bằng phù hợp, giữ cho những “người bạn” sống cộng sinh bên trong cơ thể chúng ta và bản thân được khỏe mạnh.


Tại sao vi khuẩn đường ruột lại có ích cho chúng ta?

Các vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa giúp bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn và nấm có hại.

Theo nghiên cứu được công bố các giáo sư người Hoa Kỳ vào năm 2013, lợi khuẩn trong đường ruột có thể hỗ trợ các chức năng của hệ thống miễn dịch, cải thiện các triệu chứng trầm cảm và giúp giải quyết tình trạng béo phì cùng vô vàn lợi ích khác.

Ngoài ra, một số vi khuẩn đường ruột của bạn giúp tổng hợp vitamin K và các axit béo chuỗi ngắn.

Các axit béo chuỗi ngắn là nguồn dinh dưỡng chính của các tế bào lót trong ruột kết. Chúng tạo nên một hàng rào đường ruột mạnh mẽ giúp loại bỏ các chất độc hại, vi rút và vi khuẩn. Điều này cũng giúp giảm viêm và có thể có khả năng giảm nguy cơ ung thư, đặc biết là ung thư ruột kết.


Thực phẩm có tác dụng lên hệ sinh vật đường ruột như thế nào?

Những gì mà chúng ta lựa chọn để hấp thụ vào cơ thể đóng một vai trò vô cùng thiết yếu trong sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột tốt và xấu.

Ví dụ, một chế độ ăn nhiều đường và nhiều chất béo ảnh hưởng tiêu cực đến vi khuẩn đường ruột và có thể tạo nên chứng kháng insulin và nhiều tình trạng bệnh khác, theo nghiên cứu bởi các chuyên gia tới từ Đại học South Carolina, Columbia, Hoa Kỳ.

Thêm vào đó, một khi bạn thường xuyên nuôi dưỡng nhầm loại vi khuẩn (cung cấp dinh dưỡng cho loại có hại thay vì có ích), chúng sẽ phát triển nhanh hơn và dễ dàng cư trú hơn, mà không có nhiều vi khuẩn hữu ích để ngăn chặn chúng. Vi khuẩn có hại và hệ sinh vật đường ruột kém lành mạnh cũng có liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn.

Không chỉ cần tới loại thực phẩm thích hợp, chất lượng của chúng cũng là một yếu tố khó có thể bỏ qua. Thực phẩm được xử lý bằng thuốc trừ sâu có thể có tác động tiêu cực đến vi khuẩn đường ruột, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này.

Dư lượng hóa chất và thuốc kháng sinh cũng có thể phá vỡ sự cân bằng trong hệ vi khuẩn đường ruột.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kháng sinh có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn đối với một số loại vi khuẩn, đặc biệt là khi thuốc được dùng trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên.


Thực phẩm nào chứa Prebiotic?

thực phẩm chứa prebiotic
Thực phẩm chứa prebiotic.

Trước khi bạn đi ra ngoài và mua các chất bổ sung prebiotic đắt tiền, hãy nhớ rằng nhiều loại thực phẩm có chứa chúng một cách tự nhiên.

Đó là bởi vì prebiotic là loại chất xơ có nhiều trong rau, trái cây và các loại đậu.

Con người không thể tiêu hóa những loại chất xơ này, nhưng lợi khuẩn đường ruột của bạn có thể hấp thu chúng và tiếp tục phát triển, thực hiện chức năng quan trọng của mình trong mối quan hệ cộng sinh với con người.

Những loại thực phẩm giàu prebiotic bao gồm:

  • Các loại đậu
  • Yến mạch
  • Chuối
  • Quả mọng
  • Atisô Jerusalem (không giống như atisô thông thường)
  • Măng tây
  • Tỏi
  • Tỏi tây
  • Hành

Thực phẩm nào chứa Probiotic?

Các loại thực phẩm có chứa probiotics.
Các loại thực phẩm có chứa probiotics.

Có rất nhiều thực phẩm probiotic có chứa các vi khuẩn hữu ích một cách tự nhiên, chẳng hạn như sữa chua.

Sữa chua nguyên chất, chất lượng cao với các lợi khuẩn có thể là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn nếu bạn muốn bổ sung vi khuẩn có lợi.

Thực phẩm lên men là một lựa chọn tuyệt vời khác, vì chúng chứa vi khuẩn có lợi phát triển mạnh nhờ đường hoặc chất xơ tự nhiên trong thực phẩm.

Ví dụ về thực phẩm lên men bao gồm:

  • dưa cải bắp
  • kim chi
  • trà kombucha
  • kefir (bơ sữa và nondairy)
  • một số loại dưa chua (chưa tiệt trùng)
  • các loại rau muối chua khác (chưa tiệt trùng)

Nếu bạn định ăn thực phẩm lên men vì lợi ích probiotic của chúng, hãy đảm bảo rằng chúng không được tiệt trùng vì quá trình này sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi.

Một số loại thực phẩm đó cũng có thể được coi là synbiotic, bởi vì chúng chứa cả vi khuẩn có lợi và nguồn chất xơ prebiotic cho vi khuẩn ăn vào.

Khi nguồn thực phẩm chứa cả prebiotic và probiotic, sự kết hợp này được gọi là synbiotic. Thực phẩm là synbiotic bao gồm pho mát, kefir và một số loại sữa chua. Prebiotic cũng có thể được mua dưới dạng phụ gia thực phẩm thương mại hoặc chất bổ sung dạng viên nang.


Có nên sử dụng thuốc bổ sung probiotic?

Những loại thuốc bổ sung probiotic có ở dạng là thuốc viên, bột hoặc chất lỏng có chứa vi khuẩn hoặc nấm men có lợi.

Chúng rất phổ biến và dễ tìm, nhưng không phải tất cả sản phẩm đều đáng giá tiền và mang lại lợi ích cho bản thân bạn và người thân. Không phải tất cả chúng đều có cùng loại vi khuẩn hoặc cùng nồng độ. Thêm vào đó, nhiều sản phẩm trên thị trường đưa ra các tuyên bố lớn nhưng lại không có bằng chứng về tính hiệu quả hoặc thực sự đảm bảo về chất lượng.

Những loại thuốc bổ sung probiotic cũng thường không đi kèm với nguồn thức ăn dạng sợi để hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn, điều này có thể cản trở hiệu quả nếu chúng ta chỉ lo tập trung bổ sung lợi ích mà không tìm hiểu và chuẩn bị cho bản thân những bữa ăn mang đủ các dưỡng chất cần thiết để giúp phát triển hệ vi sinh vật đường ruột.

Một số loại thuốc bổ sung probiotic được thiết kế để mang vi khuẩn đến tận ruột già của bạn, giúp phát huy tác dụng tốt hơn; trong khi số khác thậm chí còn không thể vượt qua môi trường khắc nghiệt tạo nên bởi axit dạ dày.

Mặt khác, một số cá nhân không nên dùng probiotic hoặc có thể gặp phải các triệu chứng tồi tệ hơn của những căn bệnh nền đã có từ trước, chẳng hạn như những người bị mắc chứng loạn khuẩn ở ruột non (SIBO) hoặc những người nhạy cảm với các thành phần trong chất bổ sung.

Tuy nhiên, các loại men vi sinh phù hợp có thể vô cùng có lợi cho một số người. Nó phụ thuộc vào loại chủng, công thức sản phẩm, chất lượng của sản phẩm và cách bảo quản.

Như với tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng khác, hãy tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe có hiểu biết chuyên sâu về prebiotic và probiotic.

Related Posts

Hướng dẫn cách nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm

Khi học cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé nhất thiết mẹ phải biết thêm về nguyên liệu phô mai vì nói về độ thơm ngon và…

Hướng dẫn cách nấu xôi hạt sen bằng nồi cơm điện

Trong các món xôi của người Việt thì xôi hạt sen là một món dân dã rất được ưa dùng trong các ngày lễ Tết, rằm, đám…

Tinh dầu tỏi có tác dụng gì?

Tỏi là một loại gia vị thường thấy trong căn bếp của các gia đình với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khả…

Tìm hiểu tác dụng của tinh dầu tràm đối với sức khỏe của người lớn và trẻ nhỏ

Dầu tràm là một loại tinh dầu rất phổ biến, được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Chỉ cần nhắc đến tinh dầu tràm thôi thì người…

Những công dụng tuyệt vời của tinh dầu nghệ

Tinh dầu nghệ có nhiều tác dụng rất độc đáo và riêng biệt, từ giúp trị moụn cho đến làm sáng da, tăng cường sức khỏe đề…

Hướng dẫn cách nấu bột yến mạch cho bé ăn dặm

Cháo yến mạch là một món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn đã biết cách…