Cây sài đất không còn quá xa lạ với người dân Việt. Với rất nhiều những tác dụng chữa viêm da cơ địa, chàm, huyết áp cao viêm tuyến vú ở người lớn. Ngoài ra đối với trẻ em với công dụng trị mụn, rôm sảy và hạ sốt rất hiệu quả. Cùng Vnshop tìm hiểu tổng quát về cây qua bài viết dưới đây.
Cây sài đất là cây gì?
Cây sài đất với tên tiếng anh Wedelia chinensis – một loài thực vật có hoa thuộc chi Wedelia. Ngoài ra với tên khoa học là Wedelia Calendulacea. Ngoài tên cây được gọi với tên khác như ngổ núi, cúc giáp, húng trám, cúc nháp.
Hình ảnh cây sài đất:
Đặc điểm sinh học cây
Cây sài đất là một loài cỏ mọc hoang hóa ở khắp nơi khắp ngoài ra được trồng ở khắp trường học, công viên, cơ quan công sở,…Cây là loại cây cổ mọc bò lan sống rất dai. Đặc biệt cây mọc tới đâu ra rễ tới đó, từng khúc thân có thể trở thành một cây độc lập khi chúng được ngắt ra khỏi thân chính. Cây có thể mọc cao lên tới 0.5m. Phần thân cây thẳng mềm với màu màu xanh
Rễ sài đất
Rễ cây thuộc dạng rễ chùm. Rễ mọc chùm không có rễ chính , chỉ có nhiều rễ phụ mọc quanh gốc.
Lá sài đất
Lá sài đất có hình dạng bầu dục thon dài nhọn ở 2 đầu, mọc đối nhau. Với 2 mép với răng cưa nông, hai mặt lá có lông cứng nhỏ. Lá có 1 gân chính và 2 gân phụ xuất phát ở phía cuống lá được nổi rõ ở mặt dưới lá.
Hình ảnh lá cây sài đất
Hoa sài đất
Hoa của cây sài đất thường được mọc vào mùa hè tầm tháng 3 -5 với màu vàng tươi, xếp thành đầu ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Hoa thường mọc thành cụm hoa. Đặc biệt nhất với nhiều cánh bao quanh nhị vàng, các cánh hoa lại có các đường gân khá rõ ràng đem tới vẻ đẹp độc đáo.
Hình ảnh hoa cây sài đất
Cây sài đất mọc ở đâu
Cây ngổ núi mọc ở hoang khắp nơi ở tỉnh Miền Bắc dễ dàng đi đâu cũng gặp như ven đường nên về cách trồng cây sài đất rất dễ dàng. Loại cây này chỉ cần ưa những nơi đất nơi ẩm và mát mẻ và đất mềm giàu dưỡng chất.
Cách trồng
Người trồng chỉ cần chuẩn bị những giống cây tốt không nên quá non hoặc quá già cắt từng đoạn tầm 15 – 20 cm. Đặc biệt có thể lấy những phần có rể để cây lên nhanh hơn. Chọn trồng ở những đất ẩm ướt, màu mỡ. Sau đó vùi thân cây đã chuẩn bị xuống đất. Nếu hơp đất cây có thể phát triển rất nhanh tầm khoảng 15 ngày là cây đã mọc tốt, tầm 45 ngày có thể thu hoạch.
Thu hoạch và bảo quản
Cây người dân thường thu hái quanh năm vì khả năng phát triển của cây rất nhanh tầm trong khoảng 1.5 – 2 thang có thể thu hoạch được.
Cây có thể sử dụng dạng sài đất tươi hoặc sài đất khô. Theo một số nghiên cứu sử dụng tươi tốt hơn so với khô. Nhưng chất dinh dưỡng và tác dụng chênh lệch quá nhiều. Với những người sử dụng ở vùng xa không có điều kiện dùng cây tươi có thể sử dụng dạng phơi khô giúp bảo quản, sử dụng dễ dàng hơn
Cây sài đất có tác dụng gì?
Cây sài đất có tác dụng gì một câu hỏi thường có rất nhiều người sử dụng thường hay đặt ra trước khi sử dụng. Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu tổng quát thành phần hóa học và công dụng đem lại của cây.
Thành phần hóa học
Theo một số nghiên cứu về cây cúc giáp chứa nhiều dược tính rất tốt đối với sức khỏe con người. Trong 100ml tinh dầu của cây có chứa nhiệt hoạt chất như: 29,7% chất béo, 1,2% tinh dầu, 1,14% caroten, 3,75% chlorophylle, 3,75% phytosterol và một số những chất khác (mucin, tainin, lignin,…).
Trong đông y
Trong Y học cổ truyền cây cúc giáp có vị ngọt, hơi chua, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát gan, mụn nhọt, bệnh ngoài da đặc biệt sử dụng được cho nhiều đối tượng sử dụng. Ngoài ra có thể kết hợp với những vị thuốc khác như bồ công anh. kim ngân, kẻ đầu ngựa,… với hiệu quả rất tốt.
Một số bài thuốc cây sài đất
Trị rôm sảy
Tắm lá sài đất cho trẻ sơ sinh hắn không còn quá xa lại với các mẹ. Chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá rửa sạch sẽ. Sau đó xay nấu nước tắm lọc bỏ bã. Rồi cho trẻ vào tắm sẽ giúp kháng khuẩn thanh nhiệt, giải độc cũng như trị mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa cho trẻ. Nên sử dụng 2 -3 lần/tuần. Hoặc có thể vắt lấy nước đun với nước sạch uống 2 lần trong ngày.
Hạ sốt
Chỉ cần chuẩn bị 50g cúc nháp rửa sạch giã nát lọc bỏ lấy nước pha với nước sôi để uống phần bã đắp xuống gan bàn chân với tác dụng hạ sốt rất nhanh
Chữa nhọt
Rất đơn giản chỉ cần chuẩn bị 30g cùng kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc (thổ phục linh) 10g, bồ công anh 20g. Sắc uống bỏ phần bã sử dụng ngày một thang. Phần bã của thuốc có thể đắp lên phần nhọt giúp điều trị tăng hiệu quả, giảm thiểu thời gian
Thanh nhiệt, tiêu độc
Cúc giáp được rửa sạch có thể ăn sống như rau sống hàng ngày kết hợp rau với thịt hay cá vào các bữa cơm. Nên sử dụng tầm 100–200g sẽ có có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, thải trừ độc cho gan rất tốt
Viêm cơ
Đối tượng dễ mắc phải bệnh trong độ tuổi 30- 50 tuổi. Chỉ cần chuẩn bị sài đất tươi 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống ngày một thang. Cùng với đó lấy cây tươi giã nát, đắp tại chỗ sưng đau duy trì đều đặn sẽ thấy công dụng hiệu quả.
Trị viêm bàng quang
Chỉ cần chuẩn bị cây húng trám đã được rửa sạch khoảng 30g kết hợp với liên kiều 20g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo 16g. Sắc uống 1 thang chia 2 lần sử dụng trong ngày.
Cây sài đất mua ở đâu
Cây sài đất khô và tươi có thể mua ở các cửa hàng lá, hay hiệu thuốc đông y. Cần chú ý cần lựa chọn mua ở những cơ sở có thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Phân biệt cây sài đất với các loại cây khác
Ngoài tự nhiên có một số cây có đặc điểm bên ngoài khá giống với cây sài đất. Nếu lựa chọn để sử dụng cần chú ý phân biết để tránh mua nhầm.
- Cây sài đất giả: Cây có hình dáng bên ngoài khá giống nếu cảm quan nhìn thấy lần đầu sẽ rất dễ nhầm. Phần cành gần như hình vuông, nhẵn và phủ một lớp lông mỏng. Lá của loại cây này có hình bầu dục, phía ngoài rìa lá có các răng cưa. Điểm khác biệt nhất đó là hoa của loại cây ây sài đất giả này có màu xanh nhạt.
- Cây lỗ địa cúc: Cây có tên khoa học là Wedelia Prostrata thuộc họ nhà Cúc. Giống cây này cũng có thân nhẵn phủ một lớp lông bên ngoài, phần lá cây thì có vẻ ngắn hơn so với cây cúc nháp. Phần hoa của cây cũng có màu vàng nhưng nhạt hơn.