Nhiều người cho rằng sữa ong chúa là thần dược giúp nâng cao sức khỏe và bảo dưỡng sắc đẹp. Vậy điều này có đúng không? Sữa ong chúa là gì? Sữa ong chúa có tác dụng gì? Đặc điểm và cách phân loại như thế nào? Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Sữa ong chúa là gì?
Thông thường khi nhắc tới ong, người ta thường nghĩ ngay đến mật ong (honey) bởi đây là loại thực phẩm có hương vị ngọt ngào và có thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, ong còn tạo ra một loại thực phẩm nữa, có độ thơm ngon và chất lượng cao hơn nhiều so với mật ong đó là sữa ong chúa – Royal Jelly.
Royal Jelly là một cụm từ được ghép bởi tính từ Royal (có nghĩa là thuộc về hoàng gia – vua chúa) và danh từ Jelly (có nghĩa là chất dịch sánh, cô đặc). Do đó, Royal Jelly được hiểu là tên tiếng Anh của sữa ong chúa chứ không phải là thương hiệu của bất kỳ loại sản phẩm sữa ong chúa nào cả.
Sữa ong chúa là một hỗn hợp được tiết ra từ ong thợ. Trong xã hội của một đàn ong, sữa ong chúa chỉ được sử dụng với 2 mục đích:
- Một là làm thức ăn cho ong chúa – Con cái duy nhất của cả đàn ong.
- Hai là làm thức ăn cho các ấu trùng ong non.
Còn lại, tất cả các con ong thợ hay ong đực đều chỉ sử dụng một loại thực phẩm khác để nuôi sống bản thân, mà chúng ta vô cùng quen thuộc, đó là mật ong – Honey.
Nếu bạn có thắc mắc, muốn tìm hiểu cách ong mật tạo ra mật ong và sữa ong chúa như thế nào, hãy đọc và tìm hiểu bài viết dưới đây:
https://tintuc.vnshop.vn/cach-lay-sua-ong-chua-sua-ong-chua-lay-tu-dau/
Hình ảnh sữa ong chúa
Phân loại sữa ong chúa
Trên thị trường hiện nay đang bán rất nhiều loại sữa ong chúa với mẫu mã, thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Các yếu tố đó chính là cơ sở để phân loại sữa ong chúa.
Phân loại sữa ong chúa theo nguồn gốc
Có rất nhiều quốc gia trên thế giới sản xuất và phân phối sữa ong chúa. Những sản phẩm nổi tiếng và phổ biến trên thị trường có thể kể tên như:
- Sữa ong chúa Úc. Hiện có nhiều thương hiệu được bán tại thị trường Việt nhất như: Healthy Care, Costar, Lifespring, Prololis, Vitatree, Rebirth, Golden Health, Blackmore, Boomerang, Optimal Health…
- Sữa ong chúa Pháp, được biết đến nhiều với thương hiệu Vitaflor.
- Sữa ong chúa Nhật Bản: có 2 thương hiệu nổi tiếng là Orihiro và Sakura.
- Sữa ong chúa Mỹ: có thương hiệu Pharmekal và 63.1.
- Sữa ong chúa New Zealand: thương hiệu Manuka.
- Sữa ong chúa Thái Lan: Fresh Royal Jelly.
- Sữa ong chúa của Đức. Có các thương hiệu nổi tiếng như Zirkulin, Bihophar Gelee Royale.
- Sữa ong chúa Hàn Quốc: sữa ong chúa dạng viên Premium propolis & zinc.
- ….
Phân loại sữa ong chúa theo dạng bào chế
Dựa theo phương pháp bào chế và bảo quản, người ta chia sữa ong chúa thành 3 loại chính:
- Sữa ong chúa dạng tươi: là loại sữa ong chúa nguyên chất, vừa mới được thu hoạch, chưa trải qua bất kỳ công đoạn chế biến và bảo quản nào cả. Đây là loại có chất lượng tốt nhất.
- Sữa ong chúa dạng nước: hay thường gọi là sữa ong chúa dạng ống. Sau khi chế biến, người ta cho sữa vào từng ống nhỏ để tiện sử dụng và bảo quản. Sữa ong chúa dạng nước này vẫn còn giữ được hàm lượng dưỡng chất cao, khi đi vào cơ thể nhanh chóng hòa tan và dễ dàng hấp thụ, mang lại hiệu quả cao nhất.
- Sữa ong chúa dạng viên nang: sữa ong chúa tươi nguyên chất sử dụng công nghệ hiện đại đông khô lạnh nhanh, rồi cho vào từng viên nang nén. Đây là loại phổ biến trên thị trường bởi nó tiện lợi, dễ sử dụng và thời gian bảo quản được lâu. Mỗi viên nang tương đương với liều lượng sử dụng cho một ngày.
Đặc điểm của sữa ong chúa
Dưới đây là những đặc điểm riêng biệt và nổi bật của sản phẩm. Nắm rõ được những đặc điểm này giúp bạn sử dụng chúng được hiệu quả hơn, cũng như tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Thành phần của sữa ong chúa
Sữa ong chúa là hỗn hợp nhiều dưỡng chất quý báu và bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe của người sử dụng. Trong sữa ong chúa có chứa 67% là nước, 12.5% pretein thô, 11% đường đơn monosacarit, 5% hỗn hợp axit béo, còn lại là hỗn hợp các axit amin.
Khi được hấp thụ, sữa ong chúa cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất quý giá:
- Một lượng lớn các loại vitamin bao gồm: vitamin C, vitamin H, hỗn hợp vitamin B (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9), inositol…
- Nhiều loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kali, canxi, magie, đồng, sắt kẽm,…
- 22 loại axit amin, lipid và cacbohydrat.
- Tuy nhiên, sữa ong chúa không chứa các loại vitamin có khả năng tan trong chất béo như A, D, E, K.
Sữa ong chúa có mùi vị gì?
Ở điều kiện thường, sữa ong chúa có dạng chất lỏng, màu trắng ngà hoặc hơi vàng. Nếu sữa vẫn còn ở trong nụ chúa sẽ có màu trắng ngà, nếu sữa đã được lấy ra khỏi nụ chúa sẽ có màu vàng nhạt, màu hơi óng ánh. Sữa dẻo, hơi sền sệt, mịn, có vị hơi chua, lợ lợ, ngai ngái, khi bỏ vào miệng sẽ thấy hơi gắt ở cổ họng, nhưng sẽ tan nhanh chóng, hương thơm.
Sữa ong chúa để ngoài được bao lâu?
Thời hạn bảo quản của sữa ong chúa phụ thuộc vào cách chế biến và phương thức bảo quản.
Đối với sữa ong chúa dạng viên nang, viên nén, do đã được xử lí nên thời hạn bảo quản được lâu hơn. Ở điều kiện thường, sữa ong chúa dạng viên nén có thời hạn bảo quản từ 2-3 năm tùy loại.
Đối với sữa ong chúa dạng nước cũng trải qua công nghệ hiện đại chế biến nên thời gian bảo quản tương đối dài, từ 2-3 năm.
Đối với sữa ong chúa tươi, loại có chất lượng cao nhất và cũng dễ hư hỏng nhất thì thời gian bảo quản cũng tương đối khác nhau. Nếu để ở ngoài trong điều kiện thường thì 1 tuần sẽ hỏng, để ở ngăn mát tủ lạnh bảo quản được 1-2 tháng và từ 1-2 năm nếu để ở ngăn đá tủ lạnh.
Sữa ong chúa có tác dụng gì?
Sữa ong chúa là loại thực phẩm, dược phẩm được sản xuất hoàn toàn tự nhiên, an toàn và đem lại nhiều công dụng cho người sử dụng. Một số công dụng tiêu biểu, được biết đến và sử dụng rộng rãi của sữa ong chúa là:
Tác dụng của sữa ong chúa với da mặt
Với thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ… Sữa ong chúa góp phần làm giảm quá trình lão hóa da, lưu giữ nét thanh xuân, giữ gìn nét tươi trẻ dài lâu cho bạn.
Sữa ong chúa kích thích sự sản sinh collagen dưới da, giúp da căng mọng, trắng mịn, giảm thiểu sự hình thành của các nếp nhăn. Sữa nuôi dưỡng da, ngăn chặn sự phát triển của các hắc sắc tố, là nguyên nhân hình thành nám và tàn nhang.
Đồng thời, sữa ong chúa giúp bảo vệ da, ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố gây hại từ môi trường như vi khuẩn, khói bụi, ô nhiễm, đặc biệt là các tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Dùng sữa ong chúa thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành các bệnh liên quan đến da như nám, tàn nhan, sạm da, nổi mụn, ung thư da…
Tác dụng của sữa ong chúa với bà bầu
Sữa ong chúa đem lại 5 tác dụng hiệu quả đối với bà bầu và thai nhi như sau:
- Kích thích tiêu hóa, giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn, dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, từ tháng thứ 7 trở đi, khi thai nhi đã phát triển khỏe mạnh, hoàn thiện về hệ thống thần kinh thì mẹ bầu nên hạn chế hoặc ngưng sử dụng sữa ong chúa lại. Nguyên nhân là để tránh tinh trạng phát dục sớm.
- Cung cấp hàm lượng dưỡng chất dồi dào, khiến cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, giảm hiện tượng rạn da, thâm nám, rụng tóc…
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi, phòng ngừa vi khuẩn, vi rút và giảm việc mắc các bệnh cảm cúm thông thường.
- Cung cấp đầy đủ năng lượng cho bà bầu hoạt động trong cả thời gian dài.
- Chứa nhiều dưỡng chất quý giá, giúp bé không những phát triển khỏe mạnh mà còn thông minh, sáng dạ hơn.
Sữa ong chúa có tác dụng gì với phụ nữ sau sinh
Sau khi sinh các mẹ không nên sử dụng sữa ong chúa. Bởi đây là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể mẹ vẫn còn yếu, việc hấp thụ sữa ong chúa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Sau giai đoạn 3 tháng sau sinh, cơ thể bé đã cứng cáp hơn, nên mẹ có thể sử dụng sữa ong chúa với liều lượng bằng một nửa bình thường, để tăng cường sức khỏe, cũng như lấy lại vóc dáng, vẻ đẹp sau khi sinh. Sữa ong chúa lúc này có thể dùng để uống hoặc bôi lên mặt.
- Cách dùng số 1: pha 2g sữa ong chúa với nước hoặc uống 1 viên nang sữa ong chúa. Uống 2 ngày 1 lần.
- Cách dùng số 2: trộn sữa ong chúa tươi với bột nghệ rồi ăn, thực hiện 2 ngày 1 lần.
- Cách dùng số 3: rửa sạch mặt, pha sữa ong chúa với nước ấm rồi thoa lên mặt, vừa thoa vừa mát xa nhẹ nhàng. Đợi 15-20 phút rồi rửa lại mặt với nước sạch.
Tuy nhiên, sữa ong chúa không phải có tác dụng hiệu quả với tất cả mọi người dùng, mà còn phụ thuộc vào cơ địa, lối sống nữa. Do đó, để hiệu quả nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng.
Tác dụng của sữa ong chúa với trẻ em
Sữa ong chúa là nguồn thực phẩm và dinh dưỡng quý giá, có nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể. Với trẻ em sữa ong chúa có những tác dụng sau:
- Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp cơ phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
- Sữa đặc biệt phù hợp với những bé còi cọc, biếng ăn, hay mới ốm dậy.
- Sữa có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn được nhiều hơn, tăng cân.
- Sữa cải thiện và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm yếu, bệnh tật.
- Giúp bé phát triển đồng đều cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Những lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa cho trẻ em
- Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Khi sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian và liều lượng.
- Với các bé còi cọc, biếng ăn cần giảm liều lượng dần rồi ngưng hẳn nếu bé có các chuyển biến tích cực.
- Với trẻ em dưới 13 tuổi không nên cho sử dụng thường xuyên bởi có thể dẫn đến sự phát dục sớm.
Tác hại của sữa ong chúa
Khi đã nắm rõ được sữa ong chúa có tác dụng gì, bạn cũng cần hiểu rõ được những tác hại của sản phẩm. Sữa ong chúa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và tác hại đối với người dùng. Những vấn đề thường phát sinh khi sử dụng sữa ong chúa là:
Gây dị ứng
Sữa ong chúa được làm từ mật và phấn hoa của một hoặc nhiều loại hoa khác nhau. Đối với người bị dị ứng phấn hoa thì cũng có nguy cơ bị dị ứng sữa ong chúa. Người bị dị ứng với mật ong cũng có thể dị ứng với sữa ong chúa.
Biểu hiện của dị ứng thường gặp là ngứa ngáy, mẩn đỏ, đau đầu, đau bụng, sốc phản vệ, khó thở, choáng ngất, thậm chí là tử vong. Để đảm bảo an toàn các bạn nên kiểm tra hoặc thử trước khi sử dụng.
Gây kích ứng niêm mạc dạ dày
Với nhiều người nhạy cảm, các thành phần trong sữa ong chúa có thể gây kích ứng với dạ dày, gây ra các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy khi sử dụng. Khi xuất hiện các biểu hiện này cần ngưng sử dụng và đến các cơ quan y tế để được thăm khám kịp thời.
Gây kích ứng hô hấp
Đối với người mắc hen suyễn, tuyệt đối không sử dụng sữa ong chúa. Bởi khi đi vào cơ thể người bệnh, sữa ong chúa sẽ gây nhiều triệu chứng nguy hiểm. Nhẹ thì kích ứng da, mẩn ngứa, nặng thì gây tắc ống phế quản và túi khí, gây nguy hiểm cho người bệnh. Các bệnh nhân có các vấn đề về hô hấp cũng cần được tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Những người không nên uống sữa ong chúa
Từ những tác dụng phụ và tác hại của sữa ong chúa kể trên, ta có thể liệt kê ra một số nhóm đối tượng không nên sử dụng sữa ong chúa là:
- Trẻ em dưới 2 tuổi. Với các bé từ 2-13 tuổi khi sử dụng cần có sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia.
- Những người mắc các vấn đề về phổi, hô hấp, đặc biệt là bệnh nhân bị hen suyễn.
- Người bị dị ứng phấn hoa và di ứng mật ong.
- Phụ nữ mang thai trong các tháng cuối của thai kỳ.
- Bệnh nhân bị ưng thư vú.
- Người bị huyết áp thấp.
- Người dễ mắc các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa.
Cách sử dụng sữa ong chúa
Có 2 cách phổ biến để sử dụng sữa ong chúa:
- Uống trực tiếp.
- Thoa lên mặt.
Hai cách làm này có hiệu quả tương đương nhau. Trong đó, cách thoa lên mặt chú trong công dụng làm đẹp và giảm lão hóa da. Còn cách uống trực tiếp giúp nâng cao sức khỏe toàn thân hiệu quả.
Hướng dẫn dùng sữa ong chúa uống trực tiếp
- Đối với người lớn: mỗi ngày lấy 1 thìa cà phê, hòa với nước ấm uống trực tiếp.
- Đối với trẻ em: sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hướng dẫn dùng sữa ong chúa để dưỡng da
Rửa sạch mặt, sau đó lấy sữa ong chúa hòa với nước ấm hoặc nghệ, tạo thành hỗn hợp đồng nhất rồi thoa lên mặt. Để yên sau 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Tuần thực hiện từ 2-3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Mua sữa ong chúa ở đâu?
Sữa ong chúa hiện đã có bán tại nhiều siêu thị hay nhà thuốc trên cả nước. Ngoài ra, bạn có thể mua sữa ong chúa trực tiếp tại các cơ sở sản xuất và phân phối.
Sữa ong chúa giá bao nhiêu?
Giá của sữa ong chúa thay đổi phụ thuộc vào địa điểm, hãng sản xuất, phân phối, người bán… Dưới đây là giá của một số loại sữa ong chúa cho các bạn tham khảo:
- Sữa ong chúa tươi giá dao động từ 100.000 – 300.000 VNĐ/hũ/100g.
- Sữa ong chúa Vitaflor giá khoảng 350.000 VNĐ/hộp/1500mg/20 ống.
- Sữa ong chúa Úc Healthy Care Royal Jelly 1000 có giá khoảng 740.000 – 800.000 VNĐ/hộp/1000mg/365 viên.
- Sữa ong chúa Blackmores có giá khoảng 850.000 – 1.050.000 VNĐ/hộp/550mg/365 viên.
- …..
Trên đây là những thông tin tổng quát về sữa ong chúa là gì? Sữa ong chúa có tác dụng gì? Đặc điểm, phân loại và cách sử dụng sữa ong chúa. Hy vọng các thông tin này hữu ích đối với các bạn và hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau.