Trầu không là loài thực vật không hề khó gặp. Lá của cây trầu không là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt. Là nguyên liệu trong nhiều bài thuốc dân gian từ xa xưa. Tuy nhiên, bài viết này sẽ nêu lên những vấn đề mà không phải ai cũng biết về lá trầu không.
Tổng quan về cây trồng không
Đặc điểm sinh học của cây trầu không
Trầu không có tên tiếng Anh là Betel và tên khoa học là Piper betle. Đây là loài cây thường xanh, thân leo, có thể cao tới 1 mét. Tuổi thọ của cây trâu không là tương đối cao.
Phiến lá có hình trái xoan, dài từ 10 -13 cm, rộng 4 – 9 cm, đầu là nhọn, cuống lá hình tim. Cuống bẹ dài từ 1 – 4 cm và mọc so le. Bạn đọc có thể dựa vào những đặc điểm này để nhận biết lá trầu không.
Trầu không có nguồn gốc từ Đông Nam Á, phổ biến ở Indonesia, Việt Nam, Malaysia nhưng cũng được trồng khá nhiều ở Ấn Độ và Sri Lanka.
Hai loại trầu không phổ biến tại Việt Nam là trầu quế và trầu mỡ. Trầu quế được ưa chuộng trong tục ăn trầu của người Việt Nam. Còn trầu mỡ có lá bản to nhưng không được ưa chuộng.
Thành phần hóa học của lá trầu không
Trong lá trầu không có lượng tinh dầu tương đối nhiều, chiếm từ 0.8 – 1.8%, có khi có thể lên tới 2.4%. Tinh dầu lá trầu không có mùi thơm creozot (củi đốt), vị nóng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong tinh dầu lá trầu không có 2 hoạt chất của phenol. Là betel-phenol và chavicol, đi kèm với một vài hợp chất Phenolic khác.
Địa chỉ bán lá trầu không ở đâu
Cây trầu không là loại cây tương đối dễ trồng. Một phần do cây trầu không khá phù hợp với khí hậu nước ta nên không có để tìm kiếm cây trồng không.
Chúng ta có thể dễ dàng mua lá trồng không ở các quầy rau tại các khu chợ. Ngoài ra, lá trầu không cũng được bán ở một số cửa hàng dược liệu.
Tuy nhiên người dùng cũng nên chọn mua ở những nơi uy tín. Tránh trường hợp mua phải lá trầu không bị phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ.
Lá trầu không có tác dụng
Trên cây trầu không có nhiều bộ phận. Tuy nhiên có giá trị về y học dân gian nhất chính là lá trầu không. Đặc biệt lá trầu không có tác dụng lớn trong một số trường hợp bệnh sau.
Trầu không trị bệnh phụ khoa
Trầu không có tính ấm, vị cay nồng, chứa một số hoạt chất như Chavibetol, Methyl eugenol, Chavicol, Carvacrol,… có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt virus. Đặc biệt có hiệu quả trong diệt trừ song cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn.
Bên cạnh đó, lá trầu không cũng tương đối lành tính nên được khá nhiều chị em tin dùng thay vì sử dụng một số hợp chất hóa học.
Lá trầu không chữa viêm
Từ xưa trong dân gian đã lưu truyền phương pháp sử dụng lá trầu không để chữa viêm da. Một lý do khác khiến phương pháp này được ưa chuộng là nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, trong lá trầu không có chứa Estragol, Hydroxycavicol. Betlephenol, Chavicol, Diastase…. Đây là những chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiêu viêm, có thể tiêu diệt các loại virus gây viêm da.
Khá nhiều người sử dụng lá trầu không làm nước tắm và làm nước uống để chữa viêm da. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi tắm lá trầu không có tác dụng gì, nước lá trầu không có uống được không.
Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Theo y học hiện đại, lá trầu không có chứa chất tanin và thành phần chống oxy hóa giúp làm se lành vết thương. Kết hợp với betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol cũng có trong lá trầu không có thể đẩy lùi các tác nhân gây viêm loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu.
Trầu không chữa trĩ
Trong lá trầu không có nhiều chất chống oxy hóa. Và các cơ vòng hoạt động tốt từ tác dụng của lá trầu không nên các chất thải sẽ được đào thải dễ dàng hơn. Từ đó cải thiện chức năng dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời có tác dụng rất tốt đối với các chứng đầy hơi, khó tiêu.
Tác dụng của lá trầu không với vết thương
Khi bị thương, hãy tìm 3 – 4 lá trầu không đem rửa sạch. Sau đó vắt thành nước hoặc nghiền thành nước để rửa vết thương. Sử dụng bã trầu không đắp lên vết thương rồi băng lại.
Hoặc có thể đun nước lá trầu không để rửa vết thương hằng ngày. Đây là cũng là một cách khá tốt để vết thường lành nhanh, không bị nhiễm trùng.
Trị đau nhức, cảm cúm
Để làm giảm hiện tượng đau nhức xương khớp hoặc cảm cúm, có thể sử dụng 5 lá trầu không đã rửa sạch ngâm vào rượu để đánh cảm.