Xiaomi ra mắt chiếc màn hình đầu tiên sau gần 10 năm nhúng chân vào thị trường công nghệ. Đây có lẽ là một trong những thông tin về chiếc Mi Surface Display gây phấn khích cho những Mi Fan tại Việt Nam nói riêng và Mi Fan trên khắp thế giới nói chung.
Chỉ có một câu hỏi đặt ra lúc đến từ các Fan:”Tại sao đến tận giờ phút này họ mới chịu ra mắt chiếc màn hình đầu tiên”. Họ trách cũng đúng vì Xiaomi từ lúc bước những bước đầu tiên vào thị trường công nghệ, Xiaomi đã là một trong những cái tên đáng gờm cho các ông lớn.
Xiaomi từ trước đến nay họ có đặc điểm mạnh nhất mà ít đối thủ khác có thể đạt được, đó chính là khả năng biến những sản phẩm trong cùng phân khúc giá của mình trở lên mạnh mẽ hơn hẳn so với các hãng khác.
Mi Surface Display – Gaming monitor đầu tiên đến từ Xiaomi
Xiaomi họ có chiến lược kinh doanh của riêng mình là luôn lấy con người làm trọng tâm. Trong nhiều năm nay Xiaomi đã và đang xây dựng một thương hiệu mang đến cho người dùng những sản phẩm chất lượng, cấu hình cao, thiết kế hấp dẫn nhưng lại có cái giá khá rẻ.
Mi Surface Display ra mắt với tiêu chí chiếm lại thị phần đến từ các khách hàng tiềm năng mà họ đã bỏ ngỏ trong suốt thời gian vừa qua. Vậy hãy cùng VNShop tìm hiểu xem Xiaomi mang đến những gì cho chiếc Mi Surface Display này.
Mi Surface Display – Thiết kế mượt mà với độ hoàn thiện cao
Với vỏ ngoài được thiết kế hoàn toàn bằng nhựa cao cấp, mang đến sự hoàn hảo trong khâu thiết kế. Tuy nhiên không để lại được nét sang trọng như các sản phẩm được làm từ kim loại. Nhưng đây lại là nét riêng biệt rất hay được lựa chọn của Xiaomi, một phần cũng vì giá trị của loại chất liệu này rẻ hơn.
Phần chân đế chữ V cũng giúp sản phẩm trở nên “thanh mảnh” hơn, ít tốn diện tích hơn và phù hợp dành cho loại màn hình cong. Giá đỡ được tách rời độc lập với chân và màn hình giúp việc lắp đặt cũng vừa trở nên dễ dàng hơn cũng như tháo rời và di chuyển hoàn toàn chủ động.
Sử dụng các vít cơ bản để kết nối các mảnh thiết bị với nhau khiến người dùng hoàn toàn dễ dàng lắp đặt. Chân đế và màn hình kết nối với nhau qua 2 trục giúp người dùng có thể xoay sang 2 bên, di chuyển màn hình với các góc lên trên và xuống dưới khoảng 45º.
Có một điểm đặc biệt trong phiên bản thiết kế này của Mi Surface Display khiến chiếc màn hình này khác biệt so với các màn hình đã có trước đây. Với việc toàn bộ cổng kết nối được thiết kế có trong một nắp đậy (tương tự như 1 chiếc hộp) sẽ giúp mọi thứ trông thật sự gọn gàng và ngăn nắp.
Đi sâu vào thiết kế chính của chiếc màn hình, thứ cảm nhận đầu tiên chính là độ cong tuyệt vời 1500R giúp người dùng trải nghiệm chiến game cũng như những nhu cầu giải trí khác một cách tốt nhất.
Kích thước tiêu chuẩn được các kỹ sư dành cho chiếc màn hình Gaming này là 34 inch rất lớn cùng với độ phân giải 3440×1440 phù hợp với tỉ lệ 21:9 hiện đang là chuẩn tỉ lệ được sử dụng rất nhiều cho các tựa game hiện nay.
Và như đã được giới thiệu chiếc Mi Surface Display là một dạng Gaming Monitor hay còn được hiểu là màn hình dành cho chơi game, nên Mi Surface Display sở hữu tần số quét lên đến 144Hz.
Với tần số quét (chỉ số làm tươi) như trên Mi Surface Display xứng đáng có thể được lựa chọn là màn hình dành cho những tựa game FPS vì những game này yêu cầu tần số quét cao nhất so với các tựa game còn lại.
Hỗ trợ công nghệ Freesync AMD, công nghệ này giúp ưu tiên hơn những người sử dụng dòng Card đồ họa AMD có thể áp dụng công nghệ này nếu có kèm theo hỗ trợ.
Hiển thị hình ảnh cũng là một trong những điểm nhấn đến từ Xiaomi với việc hỗ trợ 16,7 triệu màu không thua kém màn hình nào khác, cùng với việc bao phủ 121% gam màu sRGB giúp trải nghiệm đồ họa tuyệt đỉnh.
Tuy nhiên một điểm có lẽ là yếu hơn so với các màn hình chơi game khác chính là tốc độ phản hồi khi tốc độ phản hồi của Mi Surface Display là 4ms còn các màn hình gaming cao cấp khác thường là 2 cho đến 1ms. Và đương nhiên, để so sánh thì giá của 2 sản phẩm cùng loại này có giá chênh nhau cũng khá nhiều nên cũng vô cùng dễ hiểu.
Điểm yếu này cũng xuất phát từ việc sử dụng tấm nền VA được Samsung sản xuất. Tấm nền VA có những đặc điểm sau đây: ánh sáng tốt hơn, điểm tối màu có độ rõ nét tốt hơn, còn điểm yếu thì nằm ở góc quan sát hẹp hơn và độ phản hồi trễ hơn so với dòng tấm nền được sử dụng nhiều là IPS.
Như đã đề cập về tấm nền VA này mà Mi Surface Display sử dụng đạt độ sáng 300cd / m2 khá thuận tiện cho việc chơi game.
Bên cạnh đó độ tương phản 3000:1 cũng giúp người dùng trải nghiệm những hình ảnh phải gọi là “điểm chết” của những màn hình kém hơn vì không thể nhìn thấy được do quá tối một cách dễ dàng hơn hẳn.
Một trong những điểm lôi cuốn khác dành cho Mi Surface Display chính là vẻ đẹp cuốn hút đến từ các cạnh viền tràn hấp dẫn chỉ 2mm ở 2 cạnh bên và cạnh trên và cạnh dưới dày hơn một chút.
Mặt trước của chiếc màn hình Gaming này chỉ có duy nhất kí hiệu thông báo trạng thái màn hình, còn lại tất cả các nút chức năng đều được đặt ở vị trí mặt sau giúp giữ thẩm mỹ.
Nhưng người dùng cũng hoàn toàn yên tâm về khi bấm vào các nút mọi chức năng đều được hiển thị trên màn hình chính cũng vô cùng tiện ích.
Những điểm mạnh và điểm yếu khi sử dụng màn hình cong
Điểm mạnh đầu tiên dễ nhận thấy nhất là người dùng có tầm quan sát rộng hơn, kích thước so với màn hình bình thường là bằng nhau nhưng lại có thể quan sát trọn vẹn màn hình mà không bị tình trạng gặp điểm mù ở 2 cạnh xung quanh.
Điểm mạnh thứ 2 chính là việc màn hình cong có thể phủ kín góc nhìn 2 bên mà không gây lóa, chói mắt hoặc mất tập trung cho người chơi khi có ánh sáng phát ra từ phía sau màn hình.
Điểm yếu của chiếc màn hình này không nhiều, cũng chỉ có 1 điểm duy nhất nằm ở việc vận chuyển. Đơn giản vì hình thù của chiếc màn hình này thường khó bảo vệ trước va đập hơn là so với những màn hình phẳng thông thường.
Các cổng kết nối – Cánh cửa cuối cùng chạm tương lai
Sở hữu 2 cổng kết nối HDMI, 2 cổng Displayport, 1 cổng nguồn và 1 Jack cắm 3.5mm. Đơn giản, hiệu quả và song hành cùng tương lai chính là cách gọi của việc bố trí này.
Cổng HDMI cho người sử dụng có thể kết nối dễ dàng với Desktop, Laptop một cách dễ dàng cùng khả năng chuyển đổi cả hình ảnh và âm thanh.
Cũng vì khả năng chuyển đổi đầy đủ cả hình ảnh và âm thanh nên người dùng cũng có thể sử dụng jack 3.5mm ở phía sau màn hình để kết nối tai nghe cho mục đích chơi game hoặc kết nối loa cho mục đích giải trí khác như nghe nhạc hay xem phim cũng vô cùng tiện lợi.
Tuy nhiên, để người dùng lưu ý thì kết nối qua HDMI thì tai nghe chỉ có thể nhận tín hiệu chứ không có tác dụng phát. Đây có thể sẽ là giới hạn cho người dùng khi chơi những tựa game có đồng đội và voice chat.
Nếu đã sở hữu HDMI tại sao Mi Surface Display vẫn sở hữu tới 2 cổng Display port? Thực ra 2 cổng này có tác dụng chả khác gì nhau chỉ khác mỗi đầu kết nối, tuy nhiên đây lại là sự cẩn thận đến từ nhà sản xuất.
Mang tới 2 cổng giúp người dùng có thể kết nối một cách tốt nhất với những thiết bị không sở hữu kết nối “quốc dân” hiện nay là HDMI.
Xiaomi mang tới cho người dùng 2 trải nghiệm đầu tiên này với Mi Surface Display 34 inch và phiên bản nhỏ hơn cùng với giá trị cũng thấp hơn là Xiaomi Monitor với kích thước chỉ 23.8 inch được xem như là những bước chân chập chững đầu tiên khảo sát thị trường.
Có lẽ một ngày không xa Xiaomi sẽ trở lại với những sản phẩm hoàn hảo hơn, cao cấp hơn và giá thành tốt hơn nhiều đúng với tiêu chí của công ty so với sản phẩm hiện tại.