Cây tía tô đất – Món quà từ thiên nhiên

Tía tô – Một trong những loại cây rất được ưa chuộng trong cả bữa ăn, và được dùng làm thảo dược cùng các công dụng vô cùng thú vị khác. Hãy cùng VNShop tìm hiểu về loại cây chứa rất nhiều lợi ích này nhé.

Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-3

Tía tô là gì ?

Cây Tía tô (Tía tô đất) có tên tiếng anh là Perilla, được phát hiện và nhân giống trồng ở khắp nơi kéo dài từ Ấn Độ đến Đông Á. Cây tía tô có tên như vậy, thế là tía tô có tên tiếng anh là gì ? Hãy cùng tìm hiểu thêm. Lá tía tô (Lá tía tô đất) có tên tiếng anh là Perilla leaves và được sử dụng nhiều trong thuật ngữ phương Đông.

Với mỗi khu vực khác nhau, lại có các dạng tía tô khác nhau sẽ được VNShop chia sẻ ở phần tiếp theo. Bây giờ, VNShop sẽ chia sẻ cho các bạn những thành phần cấu tạo sinh học và thành phần dinh dưỡng có trong cây.

Cấu tạo sinh học

Một cây tía tô thông thường có chiều cao khoảng từ 0,5 – 1m thường mọc theo chùm, theo bụi với quy mô không quá lớn. Lá cây tía tô thường có 2 màu xanh và tím, mặt lá có lông nhám và các rãnh rất dễ nhận biết. Bên cạnh đó, rìa của lá tạo thành các hình răng cưa, dễ quăn khi héo hoặc để lâu.

Vì lợi ích mọc co cụm thành các bụi nhỏ nên người trồng có thể dễ dàng thu hoạch chứ không bị quá phân tán như các loại cây lấy lá khác. Mỗi bộ phận của cây có một công dụng khác nhau, ngoại trừ phần rễ không có chức năng, tía tô cho phép người dùng sử dụng lá, cành và cả quả.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-13

Lá cây tía tô là thành phần được sử dụng nhiều nhất và rộng rãi nhất với công dụng chủ yếu giúp nấu ăn, lá tía tô phù hợp với rất nhiều quốc gia không chỉ có Việt Nam mà còn có cả Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cũng bởi vì chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất nên lá cây tía tô cũng được dùng phổ biến trong thuốc Y học cổ truyền của Trung Quốc với tác dụng giúp giải cảm, giảm nhức mỏi, hen xuyễn,…

Không chỉ có lá là thành phần được dùng nhiều trong Y học, hạt tía tô cũng quan trọng không kém trong y học các nước với tinh dầu có tính chất nhanh khô giúp bảo quản và khử trùng thức ăn.

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần tinh dầu chứa perillaldehyd, limonen, a-pinen và dihydrocumin. Trong hạt có các loại dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin gồm có arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

Với khả năng cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào cùng khả năng dễ ăn, tía tô là một trong những loại rau nên được các bà mẹ bổ sung thêm vào bữa ăn cho cả gia đình giúp cả nhà tăng khả năng miễn dịch cũng như bù đắp các chất dinh dưỡng còn thiếu có trong cây.

Tía tô có mấy loại ?

Tía tô tím – Tía tô tía – Tía tô đỏ

Cùng là một loại lá tía tô tuy nhiên mỗi nơi có một cách gọi màu khác nhau. Loại lá tía tô này có đặc điểm 2 mặt đều màu tím hoặc 1 mặt có màu xanh và 1 mặt tím. Dòng tía tô 2 mặt đều tím là loại tía tô có nguồn gốc Nhật Bản, hiện nay đã được người Việt nhân giống và sản xuất, xuất khẩu ngược lại Nhật Bản với giá thành rẻ hơn nước bản địa. Dòng tía tô 1 mặt tím, 1 mặt xanh hay còn gọi là tía tô Việt Nam, được bán rộng rãi tại mọi nơi.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-5

Tía tô xanh

Tía tô xanh có nguồn gốc đến từ Nhật Bản với đặc điểm 2 mặt đều có màu xanh. Là một trong những loại rau gia vị ăn kèm không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của Nhật Bản như Sushi,… với tác dụng chính là tiêu độc, sát khuẩn cho các loại hải sản. Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng làm đẹp cho phụ nữ Nhật Bản, cũng vì thế giá của sản phẩm này ở đất nước mặt trời mọc rất đắt.

Tía tô cảnh

Tía tô cảnh có tên khoa học là Plectranthus scutellarioides có nguồn gốc xuất phát từ Indonesia với đặc điểm nhận dạng khác hẳn với 2 loài tía tô trên. Lá của cây tía tô cảnh có xuất hiện 2 màu với phía bên trong thường có màu đỏ hoặc tím (tùy thuộc vào người nuôi), phần mép ngoài của lá có màu vàng mang đến vẻ đẹp riêng. Người dùng có thể sử dụng cây tía tô cảnh để trang trí trong nhà cũng như ngoài trời.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-12

Cách trồng cây tía tô

Đầu tiên để trồng cây được phát triển tốt nhất, người trồng cần chọn được 1 môi trường và đất trồng tốt nhất. Môi trường ảnh hưởng lớn tới cấu trúc của cây và chất lượng thành quả, VNShop sẽ chỉ cho mọi người cách giúp cây sinh tồn trong môi trường khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.

Vào vụ mùa đông – xuân thì không có quá nhiều khó khăn, vì trong khoảng thời gian này độ ẩm vừa đủ cùng nhiệt độ ổn định giúp cây phát triển rất tốt. Người trồng cây nên chọn 1 mảnh đất tơi, xốp và có độ ẩm phù hợp; bên cạnh đó, với những gia đình không có diện tích nhiều có thể sử dụng thùng xốp hoặc chậu cây để trồng cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Người trồng cây cần bón 10 – 15kg phân tùy thuộc vào diện tích trồng cây để tăng chất bổ dưỡng cho đất giúp cây phát triển tốt hơn.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-1

Tuy nhiên, trong 2 mùa hạ – thu thì nhiệt độ không khí thường cao hoặc độ ẩm cao gây tình trạng giảm năng suất cũng như chất lượng của cây. Trong trường hợp này, người trồng cây nên chọn vị trí trồng cây cách mặt đất khoảng 20 cm vừa giúp tránh tiếp xúc mặt đất gây khô gãy rụng rễ do mặt tiếp xúc nóng, cũng như tình trạng ngập úng dễ xảy ra vào mùa mưa.

Tía tô thuộc dạng loại cây trồng được quanh năm, tuy nhiên người trồng phải lưu ý và thận trọng để cây không bị kém năng suất, sâu bệnh rất dễ ảnh hưởng đến vụ sau. Đặc điểm cây tía tô có từ 2 – 3 rễ chính cho 1 cây to có độ dài khoảng 20 – 30cm; bên cạnh đó có rất nhiều các rễ con được phân nhánh từ rễ chính với độ dài khoảng 10 – 20cm.

VNShop xin giới thiệu tới người đọc 2 cách trồng cây tía tô hiệu quả nhất:

Cách trồng tía tô bằng cành

Để có thể bắt đầu trồng cây tía tô bằng cành hay còn gọi là giâm cành, người trồng phải chọn được 1 cành khỏe khoắn có đường kính từ 3 – 5 mm và đặc biệt không mắc sâu bệnh hay các bệnh khác của cây.

Chọn 1 địa điểm trồng cây con có thể là các thùng, khay hay dưới đất. Người trồng đặt cây trong môi trường phát triển tốt, tưới nước ấm và để ở nơi có nhiệt độ thích hợp.

Trong khoảng thời gian đầu, người trồng cây phải cho cây tránh ánh nắng mặt trời giúp cây không bị cháy nắng, khô héo. Sau khoảng 30 ngày cây sẽ phát triển mạnh mẽ, người trồng có thể nhân giống dễ dàng hoặc đợi khi lá có thể thu hoặc được.

Cách trồng tía tô bằng hạt

Người trồng lựa chọn gói hạt giống tía tô tốt và 1 mảnh đất có diện tích tùy thuộc vào nhu cầu của người trồng cây. Người trồng bắt đầu bằng việc gieo hạt lên bề mặt đất rồi phủ 1 lớp đất mỏng lên trên giúp tạo môi trường tốt nhất cho cây phát triển.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-2

Người trồng cây nhớ tưới lượng nước vừa đủ ẩm giúp cây được phát triển tốt, không quá nhiều sẽ khiến cây bị ngập úng mà cũng không quá ít khiến lá bị khô, héo, bé hơn bình thường,…

Sau khoảng 30 đến 35 ngày cây phát triển tốt và bắt đầu ra lá, giai đoạn này người trồng cây cần đặc biệt chú ý chăm sóc bón phân đầy đủ để cây phát triển tốt. Sau quá trình này, người trồng cây có thể lựa chọn trồng 1 cây duy nhất hoặc triết cành ươm mầm thêm các cây mới để có thể tạo thành 1 vườn rau an toàn cho cả gia đình.

Giai đoạn có thể thu hoạch là giai đoạn lá đã đủ to và có màu sắc rõ ràng. Người thu hoạch lưu ý chỉ nên hái lá và những cành non để cây vẫn có thể phát triển tiếp, không bị ảnh hưởng đến quá trình sống của cây.

Công dụng của lá tía tô, rau tía tô

Chắc hẳn trong chúng ta, không phải ai cũng biết lá tía tô có công dụng gì, sử dụng như nào mới đúng hay sử dụng bằng cách nào để có được hiệu quả tốt nhất. Tía tô có rất nhiều các loại khác nhau, nên cũng vì thế mà tía tô có rất nhiều công dụng khác nhau. Điểm đặc biệt không phải ở chỗ tía tô có nhiều màu, nhiều kiểu mà nằm ở chỗ tía tô sẽ rất quý giá nếu như được sử dụng đúng cách.

Lá tía tô phơi khô có tác dụng gì? Lá tía tô chữa bệnh gì? Rau tía tô chữa bệnh gì?

Trong Y học, tía tô là một trong những nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm nhưng lại là một thành phần quan trọng trong các bài thuốc trị bệnh rất tốt. Tía tô trong Đông Y có vai trò giúp trị bệnh phong hàn, cảm cúm; 2 bệnh này nghe khá đơn giản nhưng nếu không chữa trị dứt điểm có thể sẽ để lại hậu quả rất lâu dài và không thể khỏi hẳn.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-14

Dưới đây là một số bài thuốc cùng công dụng của cây tía tô

Hương tô tán: Chữa cảm mạo phong hàn, sốt, gai rét, đau đầu, tức ngực. Lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp “nồi xông”.

Có thai bị cảm mạo: Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, có đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-10

Cảm mạo: Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn. Bài này thích hợp khi bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng.

Chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở

Cho người già yếu: Tía tô bổ hư, giáng khí dùng cho trường hợp khó thở ở trẻ em, người già, người có thai vừa hiệu quả, vừa an toàn.

Do ngoại cảm phong hàn: Có viêm đường hô hấp dùng bài Tam tử dưỡng thân thang. Tô tử (hạt tía tô) 6-12g, la bạc tử (hạt cải củ) 8-12g, bạch giới tử 6-8g (hạt cải bẹ trắng).

Thương hàn ho suyễn: 1 nắm lá tía tô nấu nước uống dần (Thiên kim phương).

Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi: Hạt tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.

Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt tía tô 20g tán thành bột, hoà với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hoà vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hoà vào nước cơm cho trẻ uống.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-7

Ho tuổi già (lão khái) ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mạn tính). Nếu không phải do phong hàn và bệnh khác thì dùng thang “Tam tử phụng mẫu” gồm có tô tử, lai phục tử, xuyên bối mẫu mỗi vị 8gam và bạch giới tử 2g. Sắc uống nóng.

Ho suyễn do phế hư hoặc đàm trắng đục dính, nặng ngực: Dùng phương “Tử tô tử tửu” (Y tiện) hạt tía tô 90g, rượu 1 lít. Hạt tía tô sao thơm tán bột ngâm rượu gạo ngon trong 10 hôm chắt lấy nước trong bỏ bã. Uống mỗi lần 15-30ml. Ngày 3 lần sáng trưa tối (Nếu ho đàm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ không dùng).

Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.

Uống nước tía tô: Có 2 cách. Tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này dùng cho trẻ em người già yếu.

Bên cạnh đó, tía tô còn có chức năng chữa ngộ độc, mẩn ngứa

Giải độc, làm giảm độ tanh: Bổ sung tía tô cho các món hải sản giúp giải độc còn đọng lại trong thực phẩm, giảm mùi tanh và hạn chế tình trạng đau bụng, nhiễm khuẩn.

Táo bón người già suy nhược: Sử dụng hạt tía tô xay nhỏ cùng hạt vừng cho người già uống để cải thiện thể trạng cho cơ thể.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-4

Da mẩn ngứa, mụn cóc: Nghiền lá tía tô trong túi vải và xoa trực tiếp lên các vết mẩn ngứa, mụn cóc.

Hỗ trợ điều trị với tía tô

Viêm họng, đau răng, hôi miệng: Sắc tía tô thành nước

Nấc liên tục và tiếng to: Dùng hạt tía tô khoảng 30g – 40g sao vàng sắc nước uống liên tục. Hoặc lấy hạt tía tô đã sao, tán nhỏ nước rồi để lắng lấy phần nước trong (bỏ bã) để nấu cháo ăn thường xuyên.

Tiểu tiện không thông thoát (mãn tính): Uống nước cốt lá tía tô tươi hoặc sắc nước lá tía tô khô. Sao nóng lá tía tô tươi hoặc khô với muối hạt xoa đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Hoặc nấu nước lá tía tô đổ vào chậu úp rổ ngồi lên xông.

Thổ huyết: Dùng lá tía tô nấu kỹ lọc lấy nước cốt cô thành cao. Đậu đỏ sao chín, tán nhỏ, luyện với cao ích mẫu thành viên nhỏ. Mỗi lần uống 30-50g với ít rượu

Ngâm chân: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu đậy bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội cho 2 chân vào ngâm rửa…Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-8

Cây tía tô làm trắng như thế nào

Tía tô trắng? Thực ra không có loại tía tô màu trắng, mà người đặt tên ở đây muốn nói loại lá tía tô có tác dụng làm trắng da rất được quan tâm trên toàn thế giới. Nguyên liệu tự nhiên, không gây độc hại, giá thành ở Việt Nam rất rẻ nên được rất nhiều chị em tin dùng và lựa chọn. Hãy cùng VNShop xem tía tô ngoài tác dụng chữa bệnh thì tía tô còn có những tác dụng gì.

Bên cạnh đó, lá tía tô còn có tác dụng tẩy tế bào chết, chống lão hóa và tăng độ ẩm cho da. Các nhà khoa học đã lựa chọn tía tô như một thành phần trong rất nhiều công thức làm trắng da tự nhiên không gây độc hại.

Lá tía tô được sử dụng để làm trắng bắt nguồn từ những người phụ nữ Nhật Bản. Người Nhật Bản sử dụng là tía tô để uống, để tắm hàng ngày giúp trắng da, da căng mịn và sáng hơn. Không khó hiểu khi giá của lá tía tô tại đất nước Mặt trời mọc có cái giá cao ngất ngưởng

Sử dụng trà tía tô mỗi ngày giúp cải thiện làn da đáng kể

Trà tía tô có tác dụng trị phong hàn, giải cảm nên khi uống cơ thể sẽ nóng hơn là điều vô cùng bình thường. Người sử dụng có thể dùng tía tô liên tục trong ngày, nguyên liệu dễ tìm, công dụng tuyệt vời.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-6

Sử dụng trà tía tô thường xuyên giúp da loại bỏ tế bào chết cải thiện làn da rõ rệt, hiệu quả gần như tương đương với các loại kem có thành phần hóa học, tuy nhiên lại đặc biệt an toàn và duy trì được kết quả lâu dài.

Người Nhật đã tận dụng cây tía tô như một “hương vị cuộc sống” trong rất nhiều năm qua, tại sao người Việt Nam lại không lựa chọn khi mà loại cây này có giá thành rẻ, dễ trồng và an toàn tuyệt đối.

Tắm bằng lá tía tô giúp làm trắng da

Người dùng sử dụng lá tía tô để tắm từ 2 – 3 lần 1 tuần để giúp da trắng hơn, sạch sẽ hơn. Chuẩn bị nguyên liệu trước khi tắm vô cùng đơn giản chỉ với 2 bước:

Người dùng có thể sử dụng cành và lá tía tô khô hoặc tươi đun sôi, chắt lấy nước và loại bỏ bã cây để tránh mắc vào cơ thể gây khó chịu.

Pha nước cốt với nước nguội để có độ ấm phù hợp và có thể sử dụng dễ dàng. Vì công dụng tuyệt vời của mình, người tắm bằng cây tía tô sẽ cảm nhận được rõ sự thay đổi của cơ thể sau vài lần tắm thử.Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-9

Loại bỏ toàn bộ da chết, tắm trắng toàn bộ cho cơ thể giúp người tắm không bị mắc phải các sai lầm khi bắt đầu làm trắng, khác với các dạng kem chỉ làm trắng các khu vực như mặt, cổ, tay,… Sử dụng lá tía tô để tắm giúp da trắng đều màu và luôn cảm thấy căng mịn, không bị cảm thấy khô khan như sử dụng các loại kem, sữa tắm chứa cồn để làm trắng.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng các dạng bột tía tô được bán rộng rãi trên thị trường giúp mang đến sự tiện lợi. Pha bột tía tô với nước ấm để tắm giúp người giúp tiết kiệm thời gian đun nước và chắt bã giống như phương pháp truyền thống.

Những điều cần biết về Toner Tía tô

Toner tía tô có thể hiểu đơn giản là nước hoa hồng có thêm thành phần chiết xuất từ tía tô, sử dụng vô cùng đơn giản với các dạng xịt tiện lợi cho người dùng.

Ngoài ra, sử dụng Toner có tác dụng nhanh, hiệu quả cao giúp người dùng có thể thay thế các dạng Toner thông thường. Toner tía tô giúp cân bằng độ pH cho da, dưỡng ẩm cho da giúp da luôn mềm mịn sau khi sử dụng.

Bên cạnh đó Toner còn giúp người dùng tăng độ đàn hồi cho da, giúp da luôn căng mọng và săn chắc. Tái tạo, cải thiện sắc tố da, giúp da chống oxy hóa và đều màu.

Làm sạch lỗ chân lông, sát khuẩn giúp da không bị nhờn và từ đó làm giảm mụn, các bệnh do viêm da gây nên. Giúp da trắng lên và hạn chế các vết thâm, mụn.

Những điều cần biết về Lotion Tía tô

Nhiều người vẫn chưa phân biệt và nắm được sự khác biệt của Lotion và Toner, Vnshop xin chỉ ra 1 vài điểm mấu chốt để người dùng lựa chọn dễ dàng hơn.

Cây tía tô - Món quà từ thiên nhiên

Lotion có công dụng gần như tương đồng nhưng lại không phải ai cũng cần thiết sử dụng như Toner, bởi đối với đặc thù các loại da khô thì người dùng mới phải sử dụng đến Lotion giúp làm mềm da tốt hơn.

Lá Tía tô kị với những gì? Lạm dụng tía tô gây ảnh hưởng gì?

Tía tô có giá trị sử dụng rất tốt cho làm trắng, sáng da vì sở hữu những thành phần dinh dưỡng, chất khoáng,… nhưng sẽ mang lại những tác hại trong việc lạm dụng khi sử dụng cây tía tô.

Mặc dù tía tô có tác dụng an thai, tuy nhiên khi lạm dụng sử dụng quá nhiều bà bầu có nguy cơ gây hại đến thai nhiCây tía tô - Món quà từ thiên nhiên-11

Đối với các chị em có nhu cầu làm đẹp từ thiên nhiên, sử dụng tía tô là một biện pháp hợp lý. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều có thể gây cho các chị em tình trạng mệt mỏi, choáng váng, kén ăn, táo bón,…

Tía tô có chứa chất kích thích người dùng tiết ra mồ hôi nên người đang bị cảm nóng hoặc ra mồ hôi nhiều thì không nên sử dụng.

Đặc biệt, người dùng để ăn hay bôi lên cơ thể cũng nên thử 1 ít trước khi sử dụng với số lượng lớn để tránh tình trạng dị ứng hay viêm da do không phù hợp với loại cây này.

 

 

 

Related Posts

Tại sao làm sữa chua không đông? Cách khắc phục

Tại sao làm sữa chua không đông? Cách khắc phục

Tại sao làm sữa chua không đông là câu hỏi mỗi khi thành phẩm sữa chua không như ý. Cách khắc phục không hề khó nếu như…

vì sao sữa chua hầu như không có vi khuẩn gây bệnh

Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Khi học sinh học lớp 10, chúng ta đã tìm hiểu về vi…

Tổng hợp những chính sách bảo hành các dòng sản phẩm Vascara

Tổng hợp những chính sách bảo hành các dòng sản phẩm Vascara

Vascara một thương hiệu đã quá quen thuộc đối với các chị em trong nước. Các dòng sản phẩm của hãng rất đa dạng chủng loại, mẫu…

Review 8 loại sữa ong chúa Việt Nam có tốt không?

Review 8 loại sữa ong chúa Việt Nam có tốt không?

Sữa ong chúa Việt Nam được nhiều người tiêu dùng trong nước tin dùng và sử dụng, không thua kém gì so với sữa ong chúa ngoại…

#8 loại sữa ong chúa Nhật Bản được nhiều người ưa chuộng

#8 loại sữa ong chúa Nhật Bản được nhiều người ưa chuộng

Sữa ong chúa Nhật Bản là sản phẩm chất lượng cao, không chỉ được ưa thích tại thị trường nội địa, mà còn ở cả thị trường…

Vì sao lại ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch? 7 cách nấu chè đậu đỏ tuyệt ngon cho ngày Thất Tịch

Vì sao lại ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch? 7 cách nấu chè đậu đỏ tuyệt ngon cho ngày Thất Tịch

Thời gian gần đây, các bạn trẻ hay rủ nhau ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch. Do đó, cứ gần đến ngày 7 tháng 7 Âm…