Thành phần trong khoai tây:
Khoai tây là loại củ được hình thành và phát triển ở dưới đất, mọc từ rễ của cây Solamum tuberosum. Cùng họ với cà, khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ thứ 16 và được trồng rộng rãi trên toàn thế giới cho đến ngày nay. Với thành phần dinh dưỡng dồi dào khi cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, như Kali và Vitamin C, Khoai tây là một sự lựa chọn món ăn đáng tin cậy cho các bé đang tập ăn dặm.
- Khoai đây tươi chứa đến 80% là nước, ngoài ra chủ yếu là carb, một lượng chất đạm, chất xơ vừa phải và gần như không có chất béo.
- Khoai tây rất giàu các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, tập trung chủ yếu ở vỏ
- Khoai tây rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kali và vitamin C. Khi nấu chín khoai tây, hàm lượng vitamin và khoáng chất sẽ giảm đi nhưng có thể hạn chế tình trạng này bằng cách nướng hoặc luộc cả vỏ.
- Hàm lượng protein trong khoai tây thấp, chỉ từ 1-1,5% đối với khoai tây tươi và 8-9% đối với khoai tây sấy khô.
Cách chọn & bảo quản khoai tây:
Chế biến khoai tây cho bé ăn dặm quan trọng nhất việc lựa chọn củ khoai tây tươi ngon nhất. Kinh nghiệm là nên chọn những củ khoai tây có vỏ màu nâu nhạt, chỉ cần cạy nhẹ lớp vỏ khoai bên ngoài sẽ thấy khoai có màu vàng là tốt nhất, so với các loại khoai khác có vỏ trắng thì khoai này sẽ mịn và bở, đồng thời có mùi vị thơm ngon hơn.
Tránh mua khoai tây có phần vỏ bị trầy xước, dù chỉ đôi chút. Bởi vết trầy xước tuy có nhỏ những vẫn ảnh hưởng đến chất lượng bên trong củ khoai và khiến bụi bẩn, đặc biệt là vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong củ khoai. Điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ khi mà sức đề kháng của chúng còn yếu. Do đó, muốn khoai được ngon và an toàn thì chỉ nên chọn những củ khoai lành lặn.
Khi chọn khoai tây nên tránh chọn những củ khoai tròn đều, không sứt sẹo, mọc mầm hoặc có những đốm xanh vì khoai mọc mầm hoặc có đốm xanh không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Không chọn những củ có chấm hay có nốt, bị sâu, mắt màu đen hoặc bị thối, chảy nước. Tránh chọn những củ da bị nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm. Đó là những củ để lâu và đã bị héo sẽ không giữ được độ ngon và chất dinh dưỡng như ban đầu.
Nên bảo quản khoai ở những nơi khô mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không dự trữ khoai ở tủ lạnh hay ở trong ngăn đá, nơi ẩm ướt vì khoai dễ mọc mầm.
Để loại bỏ bớt chất độc, trước khi chế biến khoai nên ngâm khoai vào nước muối pha loãng trước 30 phút và trong quá trình chế biến thì cho vào một chút giấm ăn.
Cách chế biến khoai tây cho bé ăn dặm
- Khoai tây nghiền
Nguyên liệu
- Khoai tây
- Nước dùng dashi
Chế biến
- Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ và cắt lát nhỏ 5mm-1cm
- Đặt nước dùng và khoai tây vào nồi, đun sôi cho đến lúc khoai tây mềm
- Cho khoai tây ra chén và nghiền nhuyễn cho bé ăn
2. Khoai tây nghiền sữa
Nguyên liệu:
- Khoai tây nghiền
- Bánh mì
- Sữa mẹ/ sữa bột
Chế biến
- Bánh mì cắt bỏ phần vỏ và chỉ chừa phần lõi ở bên trong
- Pha sữa bột với nước ấm
- Cho bánh mì và sữa vào máy xay cho thật nhuyễn
- Cuối cùng cho hỗn hợp này vào khoai tây nghiền và cho bé ăn
3. Salad khoai tây
Nguyên liệu
- Khoai tây
- Cải xanh
- Cà rốt
- Sữa chua
Chế biến
- Rửa sạch khoai tây và cà rốt, gọt vỏ và cắt thành lát khoảng 0.5 cm và đem đi luộc chín
- Bông cải xanh chỉ lấy phần bông, luộc chín và băm nhỏ
- Cho khoai tây, cà rốt, bông cải trộn chung lại với nhau
- Cho sữa chua vào hỗn hợp vừa trộn là có thể cho bé ăn