Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt phải làm thế nào

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt không phải là trường hợp hiếm gặp. Và chúng ta không thể chắc chắn rằng triệu chứng ở các bé là giống nhau. Trên thực tế, có bé bị nhẹ nhưng cũng có nhiều tình huống không may mắn xảy ra sau khi bé tiêm phòng. Chính vì vậy, cha mẹ hoặc người lớn cần trang bị cho mình kiến thức để có phương án ứng phó kịp thời. Ngoài việc hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, bạn đọc cũng có thể tham khảo các thông tin sau đây của Vnshop để hiểu thêm về vấn đề trẻ sơ sinh bị sốt sau khi tiêm phòng.


Cần làm gì sau khi trẻ sơ sinh tiêm phòng xong

Theo dõi sau khi vừa thực hiện xong mũi tiêm tại cơ sở y tế

Tất cả các bé thực hiện tiêm phòng xong phải ở lại cơ sở y tế tối thiểu 30 phút để được các bác sĩ hỗ trợ nếu xảy ra tình huống xấu. Tình huống xấu ở đây có thể là tinh thần không tỉnh táo, quấy khóc liên tục, li bì, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, nôn trớ, da mẩn đỏ,… Cha mẹ hoặc người giám hộ phải báo ngay cho các nhân viên y tế để có biện pháp xử lí kịp thời.

Tiếp tục theo dõi tại nhà

Sau khi hoàn thành theo dõi ở cơ sở y tế, bé cần tiếp tục được theo dõi tại nhà. Vì vậy luôn cần có một người lớn có khả năng phản ứng kịp thời nếu bé có những dấu hiệu bất thường. Thời gian theo dõi tại nhà là từ 24 – 48 giờ. Và các chỉ số và thể trạng cần theo dõi là:

  • Nhiệt độ.
  • Tinh thần và tâm lý.
  • Chế độ ăn.
  • Thời gian các giấc ngủ.
  • Nhịp thở.
  • Có phát ban hay không.
  • Triệu chứng tại vị trí tiêm.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé tại nhà

Đối với trẻ sơ sinh vẫn cần duy trì đủ số bữa và số lượng mỗi bữa. Lưu ý cho bé ăn và nằm ngủ đúng tư thế. Không được đè lên vết tiêm của bé. Bé có thể vẫn sẽ còn đau do vẫn còn non nớt.

Đối với trẻ đang ăn dặm thì không cho bé ăn khi đang nằm. Mẹ có thể làm thức ăn loãng một chút so với bình thường. Đồng thời cho trẻ uống nước nhiều hơn nếu trẻ lớn.

Mặc quần áo cho trẻ đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.

Kiểm tra bé thường xuyên đặc biệt là ban đêm.

Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38 độ C) thì theo dõi thân nhiệt của bé với tần suất 2 – 3 giờ/lần. Đồng thời mẹ nên nới lỏng quần áo cho bé thoải mái.

Nếu trẻ sốt cao (trên 38 độ C) thì cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên hơn. Tốt nhất cứ sau 30 phút mẹ đo nhiệt độ cơ thể cho bé một lần. Đồng thời tuân thủ chỉ định dùng thuốc hạ sốt của bác sĩ nếu có.

Tuyệt đối không được đắp bất cứ vật gì vào vị trí tiêm. Điều này có thể gây nhiễm trùng vết thương. Hậu quả có thể không kiểm soát được.

Khi bế trẻ, tránh tì đè vào vết tiêm

Một số triệu chứng nhẹ có thể gặp phải sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt

Bị sốt sau khi tiêm phòng là điều thường xuyên gặp phải ở trẻ sơ sinh. Vắc-xin thực chất là những vi khuẩn gây bệnh đã được làm chết hoặc yếu đi. Do sức đề kháng của bé còn yếu nên khi đưa vào cơ thể rất dễ xảy ra các phản ứng nhất định. Tuy nhiên tuy thuộc vào sức đề kháng và thể trạng sức khỏe mà bé có thể bị sốt nặng hoặc nhẹ khác nhau.

Trẻ hoàn toàn có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách và cẩn thận thì chỉ cần khoảng 2 ngày là bé có thể trở lại được trạng thái bình thường. Mẹ cần cho bé bú ngay khi bé đói và đòi ăn. Vì khi sốt, bé có thể mệt mỏi nên cho bé ăn được càng nhiều càng tốt nhưng cũng không nên ép bé ăn.

Khi bé sốt dưới 38 độ thì cứ sau 2 – 3 giờ thì mẹ kiểm tra thân nhiệt cho bé một lần. Đồng thời chườm nước ấm cho trẻ. Mẹ có thể sử dụng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của trẻ từ 1 – 2 độ C.

Tuy nhiên khi nhận thấy trẻ sốt cao, tức là trên 38 độ thì cần theo dõi thân nhiệt của bé với cường độ lớn hơn. Trung bình 15 – 30 phút/lần. Đồng thời mẹ cần cho bé sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ có thể cho bé uống hoặc đặt hậu môn.

Tại vị trí tiêm có thể xảy ra phản ứng

Các phản ứng này có thể là sưng, đỏ, đau hoặc cứng vị trí tiêm. Khi chạm nhẹ vào vị trí tiêm bé thấy đau và quấy khóc. Trường hợp này không quá nghiêm trọng nếu trẻ được chăm sóc cẩn thận nên mẹ không nên lo lắng quá. Ngoài ra mẹ cần ghi nhớ là tuyệt đối không được đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.Chườm bằng đá hoặc chườm nước nóng cũng là hành động không cần thiết để xử lý tình huống này.

Nếu bé yêu của bạn gặp phải trường hợp này, bạn cần trình bày chính xác tình trạng của bé với các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thờihỏi ý kiến của bác sĩ rằng có thể sử dụng paracetamol với liều hạ sốt cũng có thể giảm đau nếu trẻ sưng đau vị trí tiêm, quấy khóc nhiều hay không.

Một số ít trẻ có thể bị bầm tím tại vị trí tiêm. Nguyên nhân thì có rất nhiều và một trong số đó có thể là trẻ có bệnh lí về máu hoặc giảm tiểu cầu. Với trẻ bị thiếu yếu tố đông máu hoặc giảm tiểu cầu quá mức có thể truyền các yếu tố đông máu hoặc truyền tiểu cầu trước khi tiêm chủng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp cha mẹ có quyết định đúng đắn nên đừng ngại chia sẻ những lo ngại của mình với họ.

Khi trẻ hoàn thành mũi tiêm vắc-xin BCG phòng lao sau 2 tuần đến 2 tháng hoặc lâu hơn thì việc xuất hiện đỏ da và hình thành mụn mủ, mụn mủ vỡ ra tạo thành sẹo lao tại vị trí tiêm là hoàn toàn bình thường. Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nếu bé có hiện tượng này.

Trên da xuất hiện những nốt đỏ do phát ban hoặc ban mụn nước

Hiện tượng có thể xảy ra sau khi tiêm phòng sởi, sởi –quai bị- rubella. Nhưng cha mẹ cần lưu ý là trẻ sẽ không bị ngay sau khi tiêm. Các nốt ban sẽ xuất hiện sau tiêm khoảng 5 – 12 ngày.

Một trường hợp khác là bé có thể bị nổi vài mụn nước trên da như ban mụn nước của thủy đậu sau khi tiêm vắc-xin phòng thủy đậu. Tuy nhiên phải sau tiêm khoảng 3 – 4 tuần thì mới có thể xảy ra hiện tượng này. Do trong vắc-xin chỉ chứa tác nhân gây bệnh vô hại nên số lượng nốt ban rất ít và thường biến mất sau 1 – 2 ngày nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng tiêu chảy do virus rota một số ít trẻ có thể bị rối loan tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần hơn, có thể 5-6 lần/ ngày và phân cũng loãng nước hơn. Vì có thể sau 1 – 2 ngày các phản ứng này sẽ tự hết. Tuy nhiên nếu không may mắn bé yêu của bạn gặp phải tình huống này thì mẹ hãy bình tĩnh gọi ngay đến các cơ sở y tế uy tín. Tại đây sẽ có các bác sĩ cho mẹ những lời khuyên tốt nhất để mẹ yên tâm hơn. Mẹ cũng không nên chủ quan và tự ý cho bé sử dụng thuốc hay men tiêu hóa. Vì bé còn rất non nớt nên thể tùy tiện điều trị.

Triệu chứng giả cúm

Tương tự như khi tiêm vắc-xin phòng tiêu chảy do virus Rota, sau khi tiêm phòng cúm bé có thể có triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ nhẹ… Đây gọi là triệu chứng giả cúm. Cũng sau khoảng 1 – 2 ngày những triệu chứng này sẽ tự biến mất.

Đây là hiện tượng hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với hiện tướng cúm thông thường thì mẹ vẫn nên quan sát bé thật sát sao. Các bác sĩ sẽ có lời khuyên tốt nhất cho mẹ. Tránh xảy ra các trường hợp xấu hơn.

Tóm lại, sau khi tiêm xong, trẻ phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm chủng 30 phút. Khi trở về nhà bé vẫn cần phải được theo dõi tiếp 48 giờ nữa. Mẹ cần quan sát bé tỉ mỉ để có những biện pháp xử lí kịp thời.

Một số triệu chứng nặng có thể gặp sau khi bé tiêm phòng

  • Sốc phản vệ. Đây là cơn suy tuần hoàn cấp với các triệu chứng chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp bị tụt hoặc kẹt, bị khó thở, co thắt thanh quản, co rút cơ thành bụng hay tiêu chảy, da xanh.
  • Phản ứng quá mẫn cấp tính. Phản ứng này thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng. Đó có thể là thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt, hoặc phù nề toàn thân.
  • Sốt cao liên tục trên 38.5 độ C.
  • Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét.
  • Bé có hiện tượng co giật. Bé có thể sẽ co giật toàn thân không kèm theo dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ, có thể có sốt hoặc không.
  • Áp xe. Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm khuẩn huyết. Đây là căn bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng.

Dù bé gặp phải một hay cùng lúc nhiều triệu chứng khác nhau thì mẹ cũng cần đưa bé đến ngay các cơ sở uy tín. Càng sớm thì tỉ lệ hậu quả xấu càng thấp. Tuyệt không được tự ý đưa ra quyết định về phương pháp điều trị. Mẹ cần bảo vệ vết tiêm và mặc ấm cho bé để đưa ngay đến bệnh viện.

Khi gặp những dấu hiệu nào thì cần đưa bé đến bệnh viện

Cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Bé sốt cao và không có dấu hiệu hạ sốt dù đã sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Co giật hay mệt lả, lừ đừ. Bé không phản ứng lại khi bị tác động hoặc được gọi hỏi từ phía cha mẹ.
  • Sắc mặt và cơ thể của bé tím tái. Thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, ậm ạch, có rút lõm lồng ngực… đây là những dâu hiệu của thở khó.
  • Bé quấy khóc liên tục nhiều giờ.
  • Trẻ nổi mày đay, chân tay lạnh, nổi vân tím.
  • Trẻ bú kém, bỏ bú hoặc có các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
  • Xuất hiện những dấu hiệu lạ tại vị trí tiêm như sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tham khảo mà Vnshop chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích hơn trong quá trình chăm sóc bé nói chung và chăm sóc bé sau tiêm phòng nói riêng. Đừng quên tham khảo thêm ý kiến của các nhân viên y tế có nhiều kinh nghiệm nữa mẹ nhé. Vnshop xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…