Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân

Chậm tăng cân luôn là mối lo ngại lớn nhất của mẹ. Bài viết sau sẽ cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Nguyên nhân trẻ lười bú

Để tìm ra lý do vì sao bé lười bú hoặc không muốn bú, mẹ cần quan sát bé yêu nhà mình và tham khảo các nguyên sau để có giải pháp thích hợp:

Sữa mẹ không đủ: Vì nguồn sữa không đủ nên bé cảm thấy hụt hẫng, không thỏa mãn, quấy khóc dẫn đến không còn muốn bú tiếp là điều dễ hiểu.

Sữa mẹ có vị lạ: Dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của sữa. Khi khẩu phần ăn của mẹ có sự thay đổi cũng là lúc bé lười bú hoặc bỏ bú thì có nghĩa sữa mẹ đã thay đổi và có vị lạ. Mẹ cần điều chỉnh lại cho phù hợp.

Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân

Phản ứng của mẹ: Thi thoảng bé có thể sẽ cắn ti mẹ, làm mẹ đau. Nhưng nếu mẹ phản ứng lại không đúng cách thì có thể khiến giật mình, có phần lo sợ dẫn tới không muốn bú nữa. Tuy nhiên, nếu là lí do này thì mẹ chỉ cần điều chỉnh lại là mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Tư thế bú không đúng: Tư thế cho bé bú sai có thể dẫn tới lượng sữa bé nhận được không đủ. Dần dần bé sẽ chán, quấy khóc và không muốn bú nữa.

Ti mẹ có mùi lạ: Tuy trẻ sơ sinh mới chui ra từ bụng mẹ, chưa được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, điều thân thuộc nhất với bé đó chính là mùi hương tự nhiên của mẹ. Vậy nên khi mẹ đột nhiên sử dụng mỹ phẩm hoặc thay đổi mùi loại mỹ phẩm cũng có thể khiến bé cảm thấy không quen. Hoàn toàn có thể dẫn đến lười bú, thậm chí bỏ bú.

Bé có vấn đề sức khỏe: Một số trẻ mới sinh đã có thể mắc một số bệnh như trào ngược dạ dày, cảm lạnh, loét miệng, nghẹt mũi, nhiễm trùng tai,…. Điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc và lười bú.

Tiếng ồn: Các bé yêu thường bị hấp dẫn bởi các âm thanh lạ, không tập trung vào công việc chính là bú mẹ. Việc nạp chất dinh dưỡng bị ngắt quãng nên cha mẹ cũng cần lưu ý để bé được ăn đúng và đủ bữa.

Vài mẹo nhỏ kích thích khả năng bú sữa cho bé

Nếu trẻ gặp một số vấn đề về bệnh lý thì cha mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để trẻ sớm bú mẹ lại như bình thường.

Điều chỉnh tư thế bú. Mẹ có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Kiểu ru ngủ: Mẹ ngồi thoải mái trên ghế có chỗ để tay. Phần đầu và thân của bé nằm trong cánh tay, hai chân đặt dưới lòng bàn tay mẹ. Tránh gập hoặc duỗi thẳng người bé quá mức.

Cho bé bú đúng tư thế

  • Kiểu nằm ngang: Đây là tư thế phù hợp nhất cho bé vào những ngày đầu tiên. Mẹ vẫn nên ngồi trên một chiếc ghế có tay vịn. Bé nằm ngang, cong người lại, xuôi theo chiều cánh tay đỡ của mẹ. Cả thân hình và phần đầu của bé nằm trong cánh tay, lòng bàn tay mẹ.
  • Kiểu nằm bú: Mẹ nằm nghiêng về một bên bầu ngực muốn cho bé bú, hướng mặt bé vào bầu ngực mẹ. Sau khi bé đã bú ổn định, mẹ có thể kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn.
  • Một số bé khá thích vừa bú vừa được mẹ đu đưa hoặc bế đi lòng vòng.

Khi trẻ được trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể tạo thói quen ăn và ngủ cho bé theo giờ giấc rõ ràng.

Nếu bắt buộc phải cho bé ăn bằng sữa công thức thì cần thường xuyên trò chuyện, gần gũi với trẻ để kích thích ăn ngon và đủ.

Cách khắc phục tình trạng tăng cân chậm

Cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau để giúp bé tăng cân nhanh hơn:

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Trẻ sơ sinh chỉ có 2 việc chính là ăn và ngủ. Nếu bé đang ăn chưa đủ thì mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Đây là thời điểm hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với các thời điểm khác trong ngày. Phần nào đó có thể giúp bé tăng cân hoặc kích thích ăn ngon.

Cho bé bú đúng giờ: Đối với trẻ bú sữa công thức hay sữa mẹ hoàn toàn, khoảng cách giữa hai cữ bú là 2-3 giờ. Tạo không gian tốt để kích thích trẻ bú càng lâu càng tốt.

Bú đúng cữ ban đêm: Dù cho con bú đêm thì cha mẹ sẽ rất mệt nhưng bỏ cữ đêm cũng có thể làm bé chậm tăng cân. Vì vậy cha mẹ cố gắng cho bé ăn thêm bữa vào ban đêm.

Cải thiện chất lượng sữa mẹ: Hiện nay vẫn còn tương đối nhiều bà mẹ kiêng khem quá mức, chế độ ăn uống hàng ngày không đa dang, nhiều chất béo và ít chất xơ. Nên không cung cấp đủ những vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cả hai mẹ con. Bên cạnh việc bổ sung protein thì cần có thêm lượng sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và acid folic vừa đủ.

“Lấy ngắn nuôi dài”: Đây là biện pháp cho con ti nhiều lần hơn mức bình thường trong 1 ngày. Đối với những trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ có thể tiến hành cho trẻ ăn dặm thêm như bột ăn dặm, thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật… Mẹ nên chú ý ăn nhiều thịt bò, trứng, pho mai… để bổ sung chất dinh dưỡng trong sữa của trẻ.

Ngoài những phương pháp trên thì cha mẹ cần quan sát đặc điểm của con mình và đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có phương án tốt nhất giúp trẻ tăng cân đúng chuẩn.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…