Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp và những điều cần biết

Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, những di chứng mà căn bệnh này có thể để lại vô cùng nghiêm trọng. Cùng kênh tin tức Vnshop tìm hiểu về bệnh suy hô hấp cấp qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân suy hô hấp

Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là gì

Suy hô hấp cấp hay còn gọi là bệnh màng trong. Căn nguyên của bệnh này là khi phổi chưa hoàn thiện, chất giảm hoạt bề mặt chưa được sản xuất đầy đủ. Khi thiếu chất này, phế nang sẽ bị xẹp dẫn đến huyết tương tràn vào phế nang. Chất fibrin trong huyết tương lắng đọng trong phế nang và các tiểu phế quản, dần dần tạo thành một lớp màng. Lớp màng này được gọi là màng trong. Màng trong cản trở sự lưu thông khí, làm giảm khả năng trao đổi khí ở phổi. Lượng khí oxi giảm, khí cacbonic tăng làm trẻ khó thở, suy hô hấp cấp. Một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị suy hô hấp

Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị suy hô hấp cấp:

  • Trẻ sinh non: Nguy cơ bị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh sinh đủ tháng đã ko hề thấp. Cho nên trẻ sinh non bị suy hô hấp nặng cũng không phải là điều hiếm gặp. Ở trẻ sinh non, độ thẩm thấu mao mạch tăng cao, làm thoát mạch một lượng lớn tế bào máu và huyết tương vào phế nang.
  • Trẻ bị ngạt trước sinh: Có thể hiểu đơn giản là sau khi thở bình thường, các phế nang bị xẹp lại và không hoạt động bình thường do thiếu hụt hoạt chất surfactant. Từ đó gây ra suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
  • Hội chứng hít nước ối: Đây là hội chứng gặp khi trẻ vừa chào đời xong. Căn nguyên là do trẻ bị ngạt bào thai nên có động tác thở sớm trước khi ra khỏi bụng mẹ. Chính vì vậy nên bé sẽ hít phải nước ối. Vừa ra khỏi bụng mẹ, bé sẽ có hiện tưởng ngạt thở, người và mặt tím tái, mũi miệng đầy nước ối và có thể có cả phân xu.
  • Viêm phổi: Nhiễm trùng bào thai có thể dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp. Hiện tượng này thường xảy ra trong khoảng 3 giờ đầu sau sinh. Các tình trạng nghiêm trọng có thể kèm theo là nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn toàn thân.
  • Di truyền: Một số bệnh di truyền như tim bẩm sinh, thiểu năng thất trái, động mạch bất thường,… cũng có thể dẫn đến suy hô hấp.

Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp

Dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị suy hô hấp

Các biểu hiện của suy hô hấp thương xuất hiện trong khoảng 24 tiếng kể từ lúc bé vừa chào đời. Tuy nhiên, cần phải có kinh nghiệm và kiến thức thì mới có thể nhận biết được các dấu hiệu của bệnh lý.

Suy hô hấp dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì cũng sẽ có các biểu hiện sau đây. Cha mẹ ghi nhớ để có biện pháp kịp thời nhé:

  • Trẻ ngừng thở hoặc nhịp thở trên 60 lần/phút hoặc nhỏ hơn 40 lần/phút.
  • Trẻ có hiện tượng co kéo cơ liên sườn, rút lõm trên và dưới xương ức, thở ngực bụng, di động ngực bụng ngược chiều.
  • Toàn thân và môi tím tái. Dấu hiệu tím tại là do PaO2 trong máu giảm dưới 70 mmHg hay lương Hb khử trên 5g%.
  • Một số dấu hiệu khác kèm theo như: Quấy khóc, bỏ bú hoặc bú ít, sốt lì bì,…

Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman. Chỉ số này áp dụng được cho trẻ đủ tháng, trẻ nhiều ngày tuổi:

Chỉ số SHH

Bảng chỉ số Silverman

– Chú thích:

  • Tổng < 3: Trẻ không bị suy hô hấp
  • Tổng đạt 3 – 5: Trẻ bị suy hô hấp nhẹ
  • Tổng đạt 5: Trẻ bị suy hô hấp nặng

Diễn biến suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Các y bác sĩ phải theo dõi nhiều trẻ sơ sinh cùng lúc nên không thể lúc nào sát sao một trẻ. Cha mẹ cần tham khảo thêm 3 mức độ suy hô hấp trẻ em kết hợp với chỉ số Silverman để có biện pháp an toàn cho bé.

Các mức độ suy hô hấp:

  1. Từ 0 – 5 giờ sau sinh: Trẻ hô hấp bình thường.
  2. Từ 5 – 10 giờ: Đây là giai đoạn bắt đầu có những biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, rối loạn khí trong máu.
  3. Từ 10 – 24 giờ: Bắt đầu có hiện tượng suy kiệt, nhịp thở chậm và ít dần, rối loạn chuyển hóa và toan máu nặng.
  4. Sau 24 giờ: Trẻ có nguy cơ tử vong cao nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Lưu ý phòng tránh suy hô hấp

3 mức độ suy hô hấp ở trẻ em mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý là từ giai đoạn 5 giờ sau khi sinh trở đi. Càng sớm cung cấp oxi cho bé thì nguy cơ tử vong càng giảm. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ có các phương pháp cung cấp oxy cho bé an toàn nhất.

Kế hoạch chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp

Trẻ bị sốt

Nếu trẻ bị sốt từ 37.5 – 38.5 độ thì được coi là sốt nhẹ. Cha mẹ hãy để bé nghỉ ngơi đồng thời không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn chăn quá kín. Giữ cho trẻ vừa đủ ấm nhưng vẫn thoáng mát. Sử dụng khăn sạch và nước ấm lau nhẹ trán, nách và bẹn trẻ. Tăng cường cho bé ti sữa và bổ sung các chất dinh dưỡng.

Nếu trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ thì trẻ cần được uống thuốc hạ sốt nhưng tuyệt đối phải theo chỉ thị của bác sĩ.

Chăm sóc đường thở cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp

Vệ sinh miệng và mũi: Khi bị suy hô hấp, trẻ thường xuyên bị chảy nước mũi và nghẹt mũi gây khó thở và khó khăn trong việc ti sữa. Bé cũng thường khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% nhỏ một lượng vừa đủ vào mỗi bên mũi. Nước muối sinh lý sẽ làm loàng dịch mũi. Cha mẹ chỉ cần dùng dụng cụ hút để loại bỏ dịch nhầy. Cuối cùng là dùng tăm bông nhẹ nhàng lau khô cho bé.

Chăm sóc trẻ bị suy hô hấp

Vỗ lưng cho bé trước và sau bữa ăn: Vỗ nhẹ nhàng hai bên trái và phải, mỗi khu vực khoảng 3-5 phút. Điều này nên được làm trước và sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Giúp bé tạo phản xạ ho tống chất tiết, dịch nhầy ra ngoài.

Điều trị ho nhiều: Khi trẻ ho quá nhiều thì cha mẹ nên cho bé uống một ít nước ấm để làm loãng đờm, hãm lại cơn ho. Đồng thời báo ngay cho các y bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.

Xử lý khi trẻ bị tắc nghẽn cơ học: Khi trong đường hô hấp của trẻ có dị vật thì cần phải lấy ra càng sớm càng tốt. Báo ngay cho những nhân viên y tế để có thể xử lý kịp thời. Đồng thời thực hiện sơ cứu cho bé. Cha mẹ nên nằm lòng các bước sơ cứu tro trẻ để phòng ngừa cho các trường hợp khẩn cấp.

Vệ sinh khu vực bé nằm trong bệnh viện: Để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện, cha mẹ cùng phối hợp với các y bác sĩ luôn đặt nhiệm vụ hạn chế nguồn bệnh lây lan lên hàng đầu. Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi xung quanh nơi bé chữa bệnh, làm sạch các dụng cụ bằng cách hấp tiệt trùng, đặc biệt là dụng cụ hút đờm.

Đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho bé

Duy trì dinh dưỡng là điều đầu tiên mẹ cần đảm bảo cho bé. Mẹ không cần quá quan trọng việc kiễng cữ và cũng không nên ép bé ăn quá nhiều. Đồng thời người lớn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày cho bé.

Đảm bảo thức ăn được nấu chín, mềm và lòng để bé dễ tiêu hóa hóa. Rau xanh và hoa quả là những thực phẩm rất quan trọng đối với trẻ bị suy hô hấp. Cha mẹ cũng đừng quên cho bé uống nhiều nước nhé. Vì khi bị bệnh, bé sẽ bị mất nước rất nhiều nên cần phải bù lại lượng bị hao hụt. Uống nước cũng làm giảm cơn đau họng giúp bé dễ chịu hơn.

Trong trường hợp xấu nhất sẽ cần phải đặt sonde dạ dày. Khi trẻ không ăn được theo cách như bình thường thì phải bơm sữa hoặc nhỏ giọt vào dạ dày. Lúc này, phải cung cấp lượng dinh dưỡng cho bé nhiều hơn bình thường khoảng 50%.

Đảm bảo dinh dưỡng

Một số lưu ý để phòng tránh bệnh suy hô hấp hoặc lây lan rộng

  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ khi chăm sóc trẻ.
  • Cách ly trẻ với bệnh nhân khác.
  • Đảm bảo phòng thông thoáng và trong nhiệt độ thích hợp. Có ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng.
  • Đối với trẻ vừa chào đời thì cho bé bú sữa mẹ sớm nhất có thể để tăng cường miễn dịch.
  • Cho bé tiêm chủng đầy đủ theo chỉ thị của bác sĩ.
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Trên đây là các thông tin và các lưu ý về bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tham khảo thêm bài giảng suy hô hấp sơ sinh, phác đồ xử trí suy hô hấp ở trẻ em, điều trị suy hô hấp sơ sinh từ các bác sĩ chuyên khoa. Trang bị đầy đủ kiến thức sẽ giúp bé yêu phòng tránh hoặc có những biện pháp kịp thời. Không để trường hợp xấu nhất xảy ra vì suy hô hấp là một bệnh rất nguy hiểm. Cảm ơn bạn đọc đã ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…