Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi phải làm thế nào?

Trong những năm đầu đời, phần lớn trẻ sơ sinh đều có thể bị cảm lạnh lên tới chục lần và tỉ lệ mắc bệnh cao hơn khi đi nhà trẻ. Điều trị cảm lạnh ở trẻ sơ sinh phần lớn là giảm bớt các triệu chứng như chữa ho và sổ mũi cho bé. tuy nhiên trẻ sơ sinh cần được đi khám nếu có dấu hiệu của cảm lạnh để đảm bảo rằng đây không phải là bệnh viêm phổi hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.

Những triệu chứng cơ bản khi trẻ bị mắc cảm lạnh

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh thông thường ở bé đó là:

  • Mũi bị nghẹt hoặc chảy nước mũi
  • Nước mũi lúc đầu có thể trong nhưng có thể đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh
  • Sốt, hắt xì, ho kéo dài
  • Chán ăn, cáu gắt
  • Khó ngủ, khó ăn do nghẹt mũi hoặc ho dai dẳng

Do yếu tố chủ quan:
Do cơ địa của trẻ dễ dị ứng, khả năng đề kháng kém

Do yếu tố khách quan:
Do thay đổi thời tiết, trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi dẫn đến ho. Đối với những đứa trẻ khỏe mạnh, khi thời tiết tay đổi sẽ không ảnh hưởng nhiều, nhưng trẻ sơ sinh khả năng đề kháng kém hoặc cơ địa dễ dị ứng thì cơ thể phản ứng mạnh mẽ hơn.

trẻ sơ sinh viêm phổi

Nắm được nguyên nhân gây bệnh giúp các mẹ có biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con mình tốt hơn trước những yếu tố chủ quan cũng như có cách phòng tránh, bảo vệ trẻ trước những yếu tố khách quan gây bệnh.

Nguyên nhân của việc bé ho và sổ mũi kéo dài

Cảm lạnh là nhiễm trùng ở mũi và họng (nhiễm trùng đường hô hấp trên) có thể do một trong hơn 100 loại virus gây ra và loại phổ biến nhất là Rhinoviruses.

Một khi đã bị nhiễm virus, em bé của bạn thường trở nên miễn dịch với virus đó, nhưng vì rất nhiều virus gây cảm lạnh nên em bé của bạn có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, một số loại virus đặc biệt không tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài.

Một loại virus cảm lạnh xâm nhập vào cở thể của bé qua đường miệng, mũi hoặc mắt của bé bằng cách:

Không khí. Khi người bệnh khác ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì người đó có thể trực tiếp truyền virus cho trẻ.
Tiếp xúc trực tiếp. Người bị bệnh cảm lạnh chạm vào tay em bé có thể truyền virus cảm lạnh cho em bé và sau đó bé tự chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình.
Bề mặt bị nhiễm bẩn. Một số virus sống trên bề mặt trong hai giờ hoặc lâu hơn. Em bé của bạn có thể bị nhiễm virus bằng cách chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ chơi.

Biến chứng của bệnh cảm lạnh khiến bé ho và sổ mũi kéo dài

Viêm tai giữa: Đây là biến chứng phổ biến nhất của cảm lạnh, do cấu tạo màng nhĩ của tai trẻ sơ sinh thường ngắn, rộng và nằm ngang nên vi khuẩn/virus rất dễ xâm nhập vào tai và trẻ bị ho có đờm sổ mũi khiến cho tai bị ẩm ướt và là vùng đất khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh.

Khò khè: Cảm lạnh có thể gây thở khò khè, ngay cả khi con bạn không bị hen suyễn. Nếu con bạn bị hen suyễn, cảm lạnh có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Viêm xoang: Cảm lạnh không được giải quyết được triệt để có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp trong xoang gây viêm xoang.

Nhiễm trùng thứ cấp khác: bao gồm viêm phổi, viêm phế quản và co thắt.

Lưu ý khi chữa ho, sổ mũi cho trẻ khi cảm lạnh

Đây là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Tuy nhiên cần điều trị biến chứng nếu không may có biến chứng xảy ra. Do thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus cảm lạnh do nên bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh. Cố gắng làm cho bé thoải mái hơn với các biện pháp như hút chất nhầy mũi và giữ không khí ẩm để cho bé dễ thở hơn. Các loại thuốc không kê đơn (OTC) thường nên tránh sử dụng ở trẻ sơ sinh nhưng có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho bé nhưng phải đặc biệt cẩn thận tuân theo hướng dẫn sử dụng để không để lại biến chứng cho trẻ.

Thuốc hạ sốt

Sốt là một phần trong phản ứng tự nhiên của con bạn đối với virus với triệu chứng nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm sốt nhẹ. Thuốc giảm đau OTC như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể làm giảm sự khó chịu liên quan đến sốt, tuy nhiên, những loại thuốc này không tiêu diệt được virus gây cảm lạnh. Không được sử dụng acetaminophen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và cẩn thận trọng khi cho dùng acetaminophen cho trẻ lớn vì liều lượng thuốc sẽ thay đổi theo từng độ tuổi nên bố mẹ có thể bị nhầm lẫn, nếu bố mẹ không chắc chắn về liều lượng phù hợp với con mình, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng. Không cho trẻ uống thuốc nếu trẻ bị mất nước hoặc nôn liên tục.

Chữa ho sổ mũi cho trẻ

  • Không cho trẻ uống thuốc nếu trẻ bị mất nước hoặc nôn liên tục
  • Thuốc ho và cảm lạnh

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không nên dùng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn (OTC) cho trẻ dưới 2 tuổi. Thuốc ho và cảm lạnh OTC không điều trị nguyên nhân gây cảm lạnh, cũng không làm bệnh nhanh khỏi hơn và có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn.

Vào tháng 6 năm 2008, các nhà sản xuất đã loại bỏ thuốc ho và thuốc cảm cho trẻ sơ sinh khỏi thị trường. Họ cũng sửa đổi nhãn sản phẩm trên các loại thuốc ho và cảm lạnh OTC còn lại để cảnh báo mọi người không sử dụng chúng cho trẻ em dưới 4 tuổi vì những lo ngại về an toàn.

Cung cấp nhiều chất lỏng. Chất lỏng rất quan trọng để tránh trẻ bị mất nước khi sốt. Do đó, bố mẹ có thể khuyến khích bé uống và nếu trẻ vẫn đang bú sữa mẹ, bà mẹ hãy tiếp tục cho trẻ bú do sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể rất tốt để bảo vệ trẻ khỏi vi trùng gây cảm lạnh.

Vệ sinh mũi cho trẻ dễ chịu

Dùng bóng hút: Phương pháp này thích hợp cho sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặt trẻ nằm ngửa, lần lượt làm từng bên mũi. Nhỏ 2 đến 6 giọt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi, chờ một lát cho nước muối ngấm dần. Bóp xẹp quả bóng đẩy không khí ra rồi nhẹ nhàng đưa đầu hút của quả bóng vào mũi trẻ. Thả tay để dịch nhầy và mũi bị hút vào trong bóng. Bóp đẩy khí và dịch trong bóng vào giấy vệ sinh. Lặp lại cho đến khi nào sạch mũi (chỉ thấy nước trong). Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và bàn tay người làm trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm trùng cho trẻ. Mỗi ngày có thể làm 2-3 lần hoặc nhiều hơn tùy theo tình trạng xuất tiết dịch mũi của trẻ.

Dùng dây hút mũi: Cách này tương tự như dùng bóng hút, chỉ khác là người lớn dùng miệng hút mũi của trẻ thông qua hệ thống dây một chiều. Tuyệt đối không được thổi hơi vào dây khi vệ sinh mũi sẽ làm vi khuẩn đi ngược vào mũi trẻ.
Dùng chai xịt phun sương: Trước hết cần lấy bớt nhầy mũi cho trẻ. Nếu trẻ lớn hãy bày cho trẻ xì mũi. Trẻ nhỏ dùng giấy ăn loại sạch mịn, cuộn thành bấc sâu kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi trẻ để thấm hút bớt nước và kéo ra theo một chút nhầy. Sau đó xịt mỗi bên 1-2 nhát, chú ý để đầu chai xịt hướng ra phía ngoài má. Nên chọn loại chai xịt mà lực bắn tia nhẹ nhàng cho trẻ bớt sợ và bớt đau mũi. Ngày làm 4 – 6 lần, tùy theo tình trạng tiết nhầy mũi.
Bơm rửa mũi: Là cách rửa mũi mà bơm nước vào bên này sau đó nó chảy ra bên kia. Đây là phương pháp gây nhiều tranh cãi nhất về vấn đề gây ra viêm tai giữa. Vậy có nên làm phương pháp này không? Hoàn toàn có thể nếu bố mẹ được chỉ dẫn cách làm đúng và đứa trẻ hợp tác hoặc ít ra là không phản kháng. Bởi hầu hết trẻ con không ưa cách vệ sinh mũi này nên thường la khóc giãy đạp rất mạnh. Như vậy thì không nên dùng phương pháp này cho trẻ, vì nhầy mũi chưa lấy được mà đã làm con hoảng sợ, đó cũng là một loại chấn thương tâm lý. Chỉ có trẻ nhỏ mấy tháng đầu hoặc những trẻ được làm từ nhỏ xíu và đã quen thì mới chịu phương pháp này. Và cũng chỉ nên sử dụng biện pháp bơm rửa mũi khi các phương pháp trên không hiệu quả, trẻ còn nghẹt mũi nhiều do nhiều nhầy ở sâu.
Làm ẩm không khí. Chạy máy tạo độ ẩm bằng nước mát trong phòng của bé có thể làm giảm nghẹt mũi. Thay nước hàng ngày và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để vệ sinh thiết bị.

Khi nào thì trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải đi gặp bác sĩ

Đối với trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên ho, hoặc những trường hợp trẻ sơ sinh ho nhiều quá, ho đến mức không ăn không ngủ được, nôn mửa, khò khè, thở nhanh, thở rít, ho chảy nước mắt ra thì các mẹ cần phải đưa bé đi khám bác sĩ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc cũng như để tình trạng bệnh kéo dài.

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nên kiêng gì?

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ nên ăn gì? Câu trả lời đó  là các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa các thành phần dinh dưỡng tốt như ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tươi. Hoặc có thể ăn thêm những thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng tốt, ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Ngoài ra, cần cho bé ăn thêm các sản phẩm được làm từ sữa cũng rất tốt và đảm bảo uống đủ từ 1.5 đến 2 lit nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho bé.

Khi trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi, mẹ nên tránh ăn các thức ăn có khả năng gây ngộ độc hoặc gây phản ứng khó tiêu như các loại trứng (trứng tôm, trứng cá,…), hành, bắp cải, hải sản sống, các loại gia vị cay nóng … Đặc biệt tránh xa café, trà hay cafein.

Cách phòng tránh cho trẻ sơ sinh không bị ho và sổ mũi 

Muốn hạn chế tối đa nguy cơ bị ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh, ngoài việc chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của con, các mẹ còn phải chú ý đảm bảo một số yếu tố như sau: không để con trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, không để hơi lạnh trực tiếp phả vào người con, giữ mức thân nhiệt ổn định cho con, không để con bị nóng hay lạnh đột ngột, đảm bảo con được bú đủ sữa và không để bị mất nước, đảm bảo đường hô hấp của con luôn được thông thoáng, chú ý đảm bảo mũi của con được vệ sinh đúng cách.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…