Điều cha mẹ nên biết khi trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa

Trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa là tình trạng rất phổ biến cũng như nguy hiểm đối với trẻ. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Nhưng đối với những bà mẹ trẻ việc chăm sóc cho bé trong trường hợp này vẫn còn hơi bỡ ngỡ. Cùng vnshop tìm hiểu thêm về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa qua bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa ?

Ho sặc sữa ở đây có thể hiểu là tình trạng bé hít sữa vào đường thở khiến cho sữa trào ngược từ cổ họng lên đến mũi, làm cho bé khó thở và ho sặc sụa. Nếu cha mẹ không có cách xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bé bị tím tái toàn thân và ngừng thở.

trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa_1

Thực ra, có rất nhiều nguyên nhân khiên cho bé bị ho sặc sữa, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cha mẹ để cho bé bú sữa không đúng cách, nằm không đúng tư thế hoặc có thể do bé đang bị ho, khóc khi đang bú hoặc có thể do uống sữa mẹ quá nhiều khiến cho bé không phản ứng kịp dẫn đến trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa.

trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa_3

Một số các nguyên do khác khiến cho trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa:

  • Trong khi đang bú sữa, bé bị hắt hơi, ho, nấc hoặc cười rất dễ khiến trẻ bị sặc sữa.
  • Trẻ vừa ngủ vừa bú sữa hoặc bú sữa khi nằm rất dễ khiến sữa lọt vào đường thở dẫn đến tính trạng tím tái, nếu không được sơ cứu nhanh sẽ dẫn đến mất mạng
  • Trẻ đang vừa bú sữa vừa hóng chuyện nhất là nơi đông người khiến trẻ không tập trung khi bú hoặc nói chuyện khiến trẻ cười rất dễ bị sặc sữa.
  • Với trẻ bú bình còn có nguyên nhân khác là do núm sữa quá to khiến sữa chảy nhiều mà trẻ không nuốt kịp.
  • Trẻ bị đói nên bú sữa nhanh sẽ rất dễ khiến trẻ bị sặc và dồn sữa lên mũi do mũi họng thông nhau.

Vậy trẻ sơ sinh hay bị ho sặc sữa có nguy hiểm không ?

Khi trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa nhẹ hoặc ít trong mỗi lần bú có thể gây ra cảm giác khó chịu, làm cho bé quấy khóc. Hơn nữa, khi bé bị sặc sữa sẽ trào lên mũi, gây kích ứng mũi đồng thời sẽ làm cho mũi của bé bị đau nhức gây ảnh hưởng xấu tới việc hô hấp của bé.

trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa_4

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa nhiều mà không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho trẻ xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu thở khó khăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường hô hấp của bé. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa dẫn đến ngạt thở, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan trong tình trạng này và phải nên tìm hiểu về các giải pháp xử lý càng sớm càng tốt.

Phương pháp xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cùng với nhiều kinh nghiệm chăm sóc cho bé của các bà mẹ khác, việc xử lý nhanh chóng tình trạng bé bị ho sặc sữa cần phải thực hiện đúng, chính xác. Cha mẹ có thể tham khảo thêm những bước sau đây:

Bước 1: Đặt bé ở tư thế ngồi thẳng lưng

Khi bé có dấu hiệu bị sặc sữa lên mũi, mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức.

Khi bị sặc sữa, mẹ nên cho bé ngồi dậy thẳng lên, để bé ho và phun sữa ra. Trẻ vẫn ho thì tức là đường thở chỉ bị tắc chút xíu.

Sau đó, lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác.

Bước 2: Hút sữa

Nếu bé khó thở, da bắt đầu tím tái hơn, mẹ cần phải hút sữa từ mũi và miệng ngay lập tức. Đây là bước sơ cứu đầu tiên trong khi đợi xe cấp cứu.

Dùng miệng của mình hút sữa ngay lập tức, càng nhanh và mạnh. Sau đó kích thích để trẻ thở ra được bằng cách nhéo một cái.

Bước 3: Dốc ngược lên và vỗ nhẹ

Sau khi thực hiện đến bước thứ 2 mà trẻ vẫn có biểu hiện khó thở, da tím tái thì mẹ hãy dốc ngược bé lên.

Đặt bé nằm úp lên cánh tay của bạn, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, 5 cái một. Lật bé trở lại để đánh giá xem trẻ đã ọc sữa ra hết chưa và đã hít thở lại bình thường chưa.

Bước 4: Ấn ngực

Nếu đến bước 3 rồi bé vẫn không có dấu hiệu thở thì bạn cần thực hiện cách sơ cứu khác.

Bằng cách đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở.

Bước 5: Đưa đi cấp cứu

Nếu trong trường hợp trẻ vẫn chưa thở được hãy thực hiện lại từ bước 2, 3, 4 trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.

Phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa

Người xưa có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để cho bé có một sức khoẻ toàn diện, hỗ trợ cho sự phát triển từng ngày của bé, dưới đây Vnshop xin được giới thiệu tới các bậc cha mẹ một số giải pháp phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa.

trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa_2

  • Hạn chế cho trẻ vừa bú vừa ngủ: Vì nếu như bé ngủ gật trong lúc bú sẽ khiến cho bé không thể kiểm soát được chức năng của miệng và mũi từ đó dẫn đến tình trạng sặc sữa.
  • Mẹ không nên cười đùa với trẻ khi trẻ đang bú vì do điều này khiển cho bé phân tâm khi bú và bé có thể đột nhiên cười trong lúc sữa vẫn đang trôi vào họng, rất nguy hiểm và có thể gây tắt thở.
  • Thay đổi tư thế cho trẻ bú sữa, không nên để cổ của bé bị gập hoặc ngửa cổ, mẹ cần bế em bé trong tư thế cao đầu thoải mái nhất.
    trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa_5
  • Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh không nên cho trẻ bú vội vàng.
  • Với những trẻ bú bình, bố mẹ hãy chọn những bình sữa có núm vú bình thường, không quá to, giúp sữa xuống miệng trẻ không quá nhiều, không bị sặc. Khi cho trẻ bú, cần nghiêng bình sữa góc 45 độ để sữa chảy xuống đầy lỗ núm vú. Trẻ sẽ không phải mút nhiều, không khí ít vào sẽ không xảy ra tình trạng sặc sữa.
    trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa_6
  • Nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát cho trẻ, tránh mặc đồ chật, không vừa với kích cỡ của bé.
  • Nếu trẻ đang khóc hoặc ho, hãy dỗ cho bé rồi dừng một lúc mới cho bú sữa lại.
  • Với trẻ vừa bú xong cần bế trẻ một lúc cho đến khi nghe tiếng ợ của trẻ mới được đặt trẻ nằm xuống.

Qua bài viết trên Vnshop mong rằng đã cung cấp được cho mẹ thêm nhiều thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho sặc sữa. Mong rằng những thông tin trên sẽ hỗ trợ tốt hơn cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại cha mẹ trong những bài viết tiếp theo.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…