(Rosemary Oil) Tinh dầu hương thảo và công dụng của nó là gì?

Tinh dầu hương thảo (Rosemary Oil) là gì?

Tinh dầu hương thảo là loại dầu được chiết xuất từ lá hương thảo (tên gọi khoa học Rosmarinus Officinalis), thực vật thuộc họ bạc hà cùng với húng quế, xô thơm và oải hương. Ngoại hình của nó cũng tương tự như hoa oải hương với lá kim bằng phẳng với những vệt sáng màu bạc. Hương thảo có nguồn gốc Địa Trung Hải và cũng vì đó mà nó được ban tặng bởi người dân cổ của vùng đất tên gọi Latin mỹ miều “ros marinus”, hay “giọt sương của biển cả”. Hương thảo nổi tiếng với mùi hương nồng đặc trưng và đầy sức sống, rõ ràng mùi thảo mộc.

Được coi là loại cây thiêng liêng bởi người Ai Cập, La Mã, Do Thái và Hy Lạp cổ, hương thảo và tinh dầu hương thảo đã được sử dụng xuyên suốt lịch sử văn minh của nhân loại, trong lĩnh vực ẩm thực, y tế và mỹ phẩm nhờ các đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa của nó. Ở Địa Trung Hải, lá Rosemary và dầu hương thảo được sử dụng phổ biến cho mục đích chuẩn bị và bảo quản ẩm thực, trong khi ở Ai Cập, cây cũng như chiết xuất của nó, được sử dụng để làm hương. Y học dân gian cũng đã sử dụng rosemary cho khả năng cải thiện trí nhớ, làm dịu các vấn đề tiêu hóa và giảm đau cơ.


Thành phần của tinh dầu hương thảo

  • Alpha Pinene (10,2-21,6%), được biết đến với những đóng góp trong các hoạt động chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm ho và khó thở.
  • Camphor (17,2-34,7%) được sử dụng như thành phần của một số thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc hít để chống ho, thông mũi, giảm sốt, chống viêm và kháng khuẩn.
  • 1,8-Cineol (12,1 -14,4%) có khả năng giảm đau, chống vi khuẩn và nấm, chống viêm và giúp ức chế cơn ho.
  • Camphene (5,2-8,6%) sở hữu đặc tính làm dịu, chống oxy hóa và kháng viêm.
  • Limonene (2,0-3,8%), một hợp chất cũng có thể được tìm thấy ở vỏ những loại quả thuộc họ cam quýt, có khả năng kích thích hệ thần kinh, cân bằng tâm trạng, giảm ham muốn thèm ăn và giải độc.
  • Linalool (0,3-1,0%) có tiềm năng sử dụng để giảm viêm và giảm đau, xoa dịu tâm trạng và giúp ngủ tốt hơn.

Tuy nhiên phần lớn tác dụng chính của tinh dầu hương thảo là do các hợp chất chống oxy hóa của nó tạo nên. Những thành phần đó gồm: carnosol, axit carnosic, axit ursolic, axit rosmarinic và axit caffeic. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại sao và như thế nào sau các mục dưới đây.


Công dụng của tinh dầu hương thảo

Nuôi dưỡng, hỗ trợ mọc tóc hiệu quả

Một trong những nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến nhất đó là chứng rụng tóc androgenetic. Cơ chế gây ra bệnh là do sản phẩm phụ của testosterone dư thừa (vốn là hormone nam giới) có tên dihydrotestosterone (DHT) có khả năng tấn công các nang tóc thu nhỏ dần làm cho tóc không thể mọc lên được nữa và rụng vĩnh viễn. Trong quá trình rụng tóc, các mô xung quanh nang tóc bị thu nhỏ và dần trải qua quá trình xơ hóa làm giảm lưu lượng máu, oxy và mức độ dinh dưỡng cần thiết cho tóc phát triển trở lại, một trong những rào cản lớn nhất để điều trị thành công

Và mặc dù xảy ra phần lớn ở nam giới những chứng bệnh này cũng có thể gặp ở phụ nữ khi gặp phải một số rối loạn nội tiết dẫn đến tiết ra nhiều testosterone hơn bình thường.

Tinh dầu hương thảo với những đặc tính chống oxy hóa nội tại ngăn chặn sự liên kết của DHT với các thụ thể adrogen có trên tóc, ngăn ngừa khả năng hoạt động của loại phụ phẩm testosterone này. Các chất pholyphenol chống oxy hóa có trong tinh dầu như axít rosmarinic hỗ trợ ngăn ngừa hư tổn do mô sẹo xung quanh nang tóc, kháng khuẩn và cung cấp môi trường khỏe mạnh cho tóc hồi phục hiệu quả.

Giúp cân bằng tâm trạng

Cortisol là một hocmoon do tuyến thượng thận tiết ra, khi nồng độ hocmoon này tăng cao trong máu sẽ dẫn đến nhiều tác dụng tiêu cực không mong muốn. Thêm vào đó, khi trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực, quá trình oxy hóa trong cơ thể người bị thúc đẩy, lấn át cơ chế chống oxy hóa tự nhiên của người (FRSA), làm thương tổn tế bào, protein và DNA, gây lão hóa nhanh.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Atsumi T, Tonosaki K của Đại học Meikai, Nhật Bản đã đánh giá tác dụng của tinh dầu hương thảo và tinh dầu oải hương nồng độ cortisol khi đo trong nước bọt. Các nhà khoa học đã kết luận rằng cortisol giảm đáng kể trong khi FRSA tăng cao với mỗi lần tăng nồng độ sử dụng tinh dầu hương thảo. Những phát hiện này làm rõ rằng tinh dầu hoa oải hương và hương thảo tăng cường FRSA và làm giảm hormone căng thẳng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi oxy hóa do stress.

Tăng cường trí nhớ

Tạp chí International Journal of Neuroscience (Khoa học thần kinh quốc tế) đã công bố một nghiên cứu nhấn mạnh hiện tượng này vào năm 2017, sau khi đánh giá hiệu suất nhận thức của 144 người tham gia dưới sự ảnh hưởng của tinh dầu oải hương và dầu hương thảo. Các nhà nghiên cứu của Đại học Northumbria, Newcastle đã phát hiện ra rằng:

  • “Tinh dầu hương thảo đã tạo ra một sự cải thiện đáng kể về hiệu suất cho chất lượng tổng thể của bộ nhớ và các yếu tố bộ nhớ thứ cấp.”
  • Có lẽ là do tác dụng làm dịu đáng kể của nó, “hoa oải hương đã tạo ra sự sụt giảm đáng kể về hiệu suất làm việc của bộ nhớ và suy giảm thời gian phản ứng cho cả các tác vụ dựa trên bộ nhớ và sự chú ý.”
  • Hương thảo giúp mọi người trở nên tỉnh táo hơn.
  • Hoa oải hương và hương thảo đã tạo ra cảm giác về sự hài lòng cho những người tình nguyện.

Sau khi hít hơi dầu hương thảo và dầu chanh vào buổi sáng, dầu hoa oải hương và cam vào buổi tối, nhiều đánh giá chức năng đã được tiến hành và tất cả các bệnh nhân đều cho thấy sự cải thiện đáng kể về định hướng cá nhân liên quan đến chức năng nhận thức mà không gây nên tác dụng phụ không mong muốn. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu tại Khoa điều tiết sinh học của Đại học Tottori, Nhật Bản đã kết luận rằng liệu pháp hương liệu có thể có một số tiềm năng để cải thiện chức năng nhận thức, đặc biệt là ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.

Ngăn ngừa ung thư

Bên cạnh việc sở hữu một nguồn oxy hóa phong phú, hương thảo còn được biết đến với đặc tính chống ung thư và chống viêm. Một trong những thành phần hoạt chất chính có khả năng ngăn ngừa ung thư của cây hương thảo là carnosol. Theo một bài báo gần đây được công bố trên tạp chí Cancer Letters: “Carnosol đã được đánh giá trong việc chống ung thư tuyến tiền liệt, vú, da, bệnh bạch cầu và ung thư đại tràng với kết quả đầy hứa hẹn.” Thêm vào đó, carnosol dường như có “độc tính chọn lọc” đối với các tế bào ung thư hơn so với các tế bào không thuộc khối u và được dung nạp tốt khi dùng cho động vật.

Nói cách khác, carnosol giống như một đội quân bắn tỉa, chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm hỏng các tế bào lành bên cạnh. Không giống như “bom nguyên tử”  hóa trị được dùng khi điều trị ung thư, thứ sẵn sàng càn quét mọi tế bào trên đường đi của nó.

Một bài báo đăng trên tạp chí Nutrients năm 2016 đã chỉ ra rằng chiết xuất hương thảo có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư sau:

  • Ung thư ruột kết
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư vú
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư gan
  • Ung thư phổi

Các cách sử dụng tinh dầu hương thảo

Dùng khi trị liệu bằng mùi hương

Khi được sử dụng trong liệu pháp mùi hương, mùi hương gỗ thường xanh của Rosemary có thể thúc đẩy thư giãn và tăng cường sự tỉnh táo cũng như chức năng của não, do đó cải thiện trí nhớ. Để giảm căng thẳng trong khi học tập và duy trì sự tập trung, hãy khuếch tán tinh dầu hương thảo trong phòng tối đa 30 phút.

Sử dụng ngoài da

Rosemary Essential Oil có tính chất khử độc và có thể tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách nạp lại hệ thống giải độc cơ thể. Bằng cách pha loãng tinh dầu hương thảo trong một loại dầu vận chuyển như dầu dừa, dầu oliu hay dầu jojoba và xoa bóp nó vào các hạch bạch huyết, cơ thể sẽ được kích thích để loại bỏ nhanh hơn chất thải và làm dịu các bệnh về tiêu hóa. Đặc tính giảm đau và chống viêm của nó làm cho nó trở thành một loại tinh dầu lý tưởng để giảm đau cơ. Để dầu massage giảm đau, hãy trộn dầu hương thảo với dầu bạc hà và pha loãng hỗn hợp trong dầu dừa sau đó chà lên vùng cơ nhức mỏi và đau khớp.

Chăm sóc tóc

Bắt đầu với cách đơn giản nhất để chăm sóc tóc với dầu hương thảo đó là tự làm dầu gội hương thảo tại nhà. Đơn giản chỉ cần thêm 10-12 giọt dầu hương thảo vào dầu gội để sử dụng hàng ngày.

Để có thể giúp tinh dầu hương thảo thẩm thấu nuôi dưỡng sâu, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho sự tăng trưởng của tóc, chúng ta có thể lấy khoảng 5 giọt tinh dầu hương thảo rồi pha với một loại dầu dẫn như dầu jojoba, dầu dừa hoặc dầu oliu rồi sau đó mát xa đều lên da đầu và ủ từ 5 đến 10 phút, lâu hơn nếu bạn mong muốn, trước khi rửa sạch với dầu gội thông thường.

Dung dịch diệt khuẩn

Tinh dầu hương thảo với những đặc tính khuẩn khuẩn và chống nhiễm trùng làm cho nó trở thành một loại xịt làm sạch đa năng tự nhiên mà bạn có thể tự chế để làm sạch môi trường trong nhà và loại bỏ vi khuẩn có hại trong đó. Pha loãng của dầu hương thảo trong giấm trắng chưng cất và lưu trữ trong bình xịt phù hợp để lau các bề mặt như mặt bàn và kệ tủ.


Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu hương thảo

Tinh dầu hương thảo cũng giống như những loại tinh dầu thiên nhiên cô đặc khác cần phải được pha loãng với những dầu nền khác trước khi sử dụng trên da để ngăn ngừa sự kích ứng tiềm ẩn trên làn da của bạn cũng như và sự bốc hơi sớm của tinh dầu, giúp giúp sản phẩm thẩm thấu hiệu quả hơn.

Tránh áp dụng hương thảo và các loại tinh dầu khác cho da bị tổn thương hoặc gần các khu vực nhạy cảm, chẳng hạn như mắt của bạn.

Bắt buộc phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng Tinh dầu hương thảo cho mục đích điều trị. Phụ nữ có thai và cho con bú và những người có điều kiện sức khỏe đặc biệt được khuyên không nên sử dụng tinh dầu hương thảo mà không có lời khuyên y tế của bác sĩ.

Related Posts

Tinh dầu tỏi có tác dụng gì?

Tỏi là một loại gia vị thường thấy trong căn bếp của các gia đình với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khả…

Những công dụng tuyệt vời của tinh dầu nghệ

Tinh dầu nghệ có nhiều tác dụng rất độc đáo và riêng biệt, từ giúp trị moụn cho đến làm sáng da, tăng cường sức khỏe đề…

Tìm hiểu về tinh dầu oliu và tác dụng của nó

Dầu oliu là một thành phần chính của chế độ ăn ở Địa Trung Hải. Dầu oliu rất giàu chất chống oxy hóa và chất béo, với…

Tinh dầu bưởi và những tác dụng tuyệt vời của nó

Nếu bạn là một người quan tâm đến sức khỏe cũng như làm đẹp, hẳn bạn đã biết đến những lợi ích tuyệt vời của tinh dầu…

Uống sữa tươi không đường có đẹp da hay không?

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì là một chủ đề được khá nhiều người quan tâm, bởi vì nó hữu ích với sức khỏe…

Rửa mặt bằng sữa tươi có đường được không?

Có thể dùng mặt nạ sữa tươi đắp mặt được không? Sữa tươi vốn dĩ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thường xuất hiện trong mọi…