Tìm hiểu về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đang là lựa chọn của rất nhiều bà mẹ Việt Nam. Tại sao phương pháp này lại được ưa chuộng đến vậy. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Dụng cụ ăn dặm cần thiết

Định nghĩa ăn dặm tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có tên khác là phương pháp BLW (Baby Led Weaning). Có nghĩa là bé có quyền tự quyết định đồ ăn trong thực đơn của mình, ăn bao nhiêu và ăn trong bao lâu.

Phương này có thể áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ.

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy rất phổ biến tại châu Âu và châu Mỹ.

Cha mẹ hãy chuẩn bị bàn ăn cho trẻ và để trẻ cùng ngồi ăn với mọi người. Giúp các bé có khuynh hướng tham gia bữa ăn gia đình nhiều hơn, tương tác với mọi người nhiều hơn.

Sẽ không còn những lần bé phải khóc vì không muốn ăn. Và cha mẹ cũng không cần phải dỗ dành hay thậm chí là lớn tiếng. Điều này vừa ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ vừa khiến bé dễ bị biếng ăn, không được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.

Với phương pháp ăn dặm này, bé được tự học kỹ năng nhai trước khi nuốt.

Một số trẻ có thói quen chỉ ăn thịt hoặc rau. Nhưng với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, đa số các bé ăn được đa dạng thức ăn. Góp phần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các bé yêu.

Thời điểm thích hợp để áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Thời điểm thích hợp nhất để áp dụng phương pháp này là lúc bé có thể tự ngồi, khả năng cầm năm thức ăn tương đối cứng cáp. Cụ thể là vào khoảng tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 là bé có thể ăn dặm tự chỉ huy. Lúc bé có thể đưa thức ăn vào miệng một cách chính xác.

Định nghĩa ăn dặm tự chỉ huy

Từ giai đoạn này trở đi, bé còn có thể bắt chước cách ăn uống của mọi người trong gia đình.

Những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Ghế ăn

Cha mẹ nên chọn loại ghế ăn phù hợp với khuôn người của trẻ. Bên cạnh đó, một số tiêu chí khác như di chuyển thuận tiện, dễ dàng vệ sinh, tiết kiếm diện tích cũng cần được ưu tiên.

Hiện nay trên thị trường có những loại ghế có thể điều chỉnh độ cao khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo thêm.

Yếm máng

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, bé được tự do ăn những món mình thích. Đây là lí do khiến thức ăn sẽ vung vãi khắp nơi. Chính vì vậy yếm máng sẽ là sự lựa chọn tối ưu để hứng một phần đồ ăn bé không ăn.

Có nhiều loại yếm với màu sắc và chất liệu khác nhau. Nhưng theo ý kiến của đa số các bà mẹ thì nên chọn loại bằng nhựa hoạc nilon mềm. Vì chất liệu này không thâm vào bên trong quần áo.

Cha mẹ nên chọn loại có khuy bấm ở cổ thay vì loại miếng dính. Vì sau nhiều lần vệ sinh yếm, khả năng dính của miếng dính sẽ kém dần rồi mất hẳn. Như vậy sẽ phải mua lại và không tiết kiệm.

Bát đĩa và các dụng cụ khác

Khay ăn là dụng cụ không thể thiếu khi sử dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Mẹ cần chuẩn bị loại có thể dính vào mặt phẳng. Do ở giai đoạn này, bé hay cầm đồ vật và vứt lung tung.

Có thể thay khay bằng bát đĩa tùy theo nhu cầu của mỗi bậc cha mẹ. Bát đĩa cũng cần chọn loại có chất liệu an toàn và dính được vào mặt phẳng như khay.

Ăn dặm tự chỉ huy

Đối với thìa dĩa thì cần chọn loại có độ nông vừa phải, cán cầm hơi dầy vừa đủ để bé có thể cầm nắm thuận lợi.

Cuối cùng, cha mẹ chỉ cần chuẩn bị thêm một chiếc cốc nhỏ cho bé uống nước là đủ.

Một số điều lưu ý giúp bé ăn dặm tự chỉ huy tốt hơn

Cha mẹ tham khảo một số điều lưu ý sau đây để có thêm kinh nghiệm giúp bé ăn dặm:

  • Sử dụng loại thức ăn có kích thước nhỏ để kích thích bé luyện tập kỹ năng cầm nắm.
  • Không được lớn tiếng với bé khi bé làm bẩn quần áo và đồ dùng xung quanh. Đây là chuyện hết sức bình thường. Nếu cha mẹ lớn tiếng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé.
  • Chọn loại ghế ăn và yếm dễ dàng vệ sinh để tiết kiệm thời gian.
  • Đầu tiên chỉ cần tập trung cho việc giúp bé khám phá thế giới ẩm thực đa dạng. Chưa nên vội vàng đặt ra nhiều mục tiêu cho bé.
  • Hãy để bé tự ăn chứ không nên bón cho trẻ.
  • Tuyệt đối không được để bé ngồi ăn một mình. Trong lúc bé ăn, luôn luôn phải có sự giám sát của người lớn.

Một số món ăn phù hợp với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Nếu chưa có thực đơn cụ thể thì mẹ có thể tham khảo một số món ăn sau để cho bé tập ăn:

  • Thịt, cá, gà mềm, đã được bỏ xương và xé nhỏ.
  • Cải bó xôi luộc.
  • Trứng luộc chín kỹ.
  • Bánh mì được xé thật nhỏ.
  • Quả bơ thái lát.

Vừa liệt kê trên chỉ là một số món đơn giản, để có một thực đơn khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng thì cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…