Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Đau bụng đi ngoài hay còn gọi là tiêu chảy là bệnh rất nguy hiêm với trẻ sơ sinh. Cần có biện pháp ứng phó kịp thời nếu không sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh đi ngoài bình thường

Phân biệt trẻ sơ sinh đi ngoài bình thường và không bình thường

Trẻ sơ sinh đi đại tiện bình thường?

Sau khi sinh từ 6 đến 12 giờ bé sẽ đi ngoài ra phân su. Hiện tượng đi đại tiện ra phân su sẽ kết thúc sau khoảng 2 – 3 ngày. Phân su màu xanh đậm, ướt và không có mùi.

Tuy nhiên số lần đi đại tiện của trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của bé và việc bé bú sữa ngoài hay sữa mẹ.

Đối với trẻ sử dụng sữa mẹ, trung bình các bé sẽ đi đại tiện từ 5 – 10 lần. Nhưng cũng có trường hợp phải sau 2 -3 ngày bé mới đi ngoài. Nếu bé thải ra dạng phân lỏng, màu vàng lẫn một chút nước thì cha mẹ không cần lo lắng.

Đối với trẻ sử dụng sữa công thức thì sẽ đi địa tiện ít hơn. Chỉ khoảng 1 – 3 lần/ngày. Phân thường có màu vàng nhạt, dẻo và có mùi.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Nếu cha mẹ quan sát thấy trẻ có một hoặc nhiều triệu chứng sau thì cần đưa bé đến bệnh việc để nhận được sự chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa:

  • Bé đi đại tiện nhiều hơn bình thường.
  • Phân bé lỏng và loãng hơn nhiều so với mức bình thường, thậm chí chỉ toàn nước là chủ yếu.
  • Phân có mùi tanh và màu sắc khác thường.
  • Có thể có máu kèm trong phân của bé.
  • Bé bắt đầu biếng ăn, khóc nhiều, sốt và nôn ói.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên đôi khi chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Tuy nhiên có một số nguyên nhân phổ biến sau đây cha mẹ có thể tham khảo để kịp thời có biện pháp chữa trị cho bé:

  • Tính tụ Lactose: Khi cơ thể bé không sản sinh đủ lactase để tiêu hóa lactose thì sẽ dẫn đến lactose trong sữa mẹ, hoặc sữa công thức bị tích tụ ở ruột gây ra tiêu chảy.
  • Dị ứng sữa: Hiện tượng hoàn toàn có thể xảy ra đối với các trẻ phải sử dụng sữa công thức. Dạ dày của bé có thể không thích ứng được với một số thành phần nào đó. Bé bị dị ứng sữa có thể dẫn tới tiêu chảy.
  • Nhiễm trùng đường ruột: Có nhiều loại virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của bé. Nhưng phổ biến nhất là virus Rota. Virus Rota là nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ trước khi cho bé ăn thức ăn lạ. Hoặc cha mẹ muốn bé chuyển từ bé mẹ sang sử dụng sữa công thức. Lí do là vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện hoàn toàn và rất nhạy cảm. Khi có sự thay đổi đột ngột hoặc không hợp lý có thể dẫn đến tiêu chảy.

Tác hại của việc trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Hậu quả của việc trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài có nhiều. Độ nặng, nhẹ cũng khác nhau.

Tác hại của việc trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Trong trường hợp nhẹ, tình trạng không kéo dài chỉ khoảng 1 – 2 ngày, bé chỉ bị mất nước và chất điện giải. Cha mẹ bổ sung lại cho bé một cách hợp lý là được.

Trong trường hợp nặng, tình trạng trẻ bị tiêu chảy kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Chính vì vậy cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc kịp thời.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Sau khi xác định được nguyên nhân và hiểu được tác hại khôn lường của bệnh tiêu chảy. Cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau để giúp bé mau khỏi bệnh:

  • Bổ sung nước và điện giải: Khi bị tiêu chảy, các bạn nhỏ sẽ mất nhiều nước và chất điện giải. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho bé uống đủ lượng trong một ngày. Lưu ý, dung dịch pha xong phải sử dụng hết trong vòng 24h.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Cha mẹ nên thay tã và bỉm thường xuyên cho bé. Sử dụng khăn mềm và nước ấm nhẹ nhàng vệ sinh cho bé. Khăn, tã phải được giặt sạch sẽ, phơi khô mới được sử dụng lại. Đặc biệt, cha mẹ phải vệ sinh tay của mình thật sạch sẽ trước khi cho bé bú và thay đồ cho bé.
  • Điều chỉnh thực đơn ăn uống của mẹ: Sữa mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Nên khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Hạn chế dầu mỡ, muối và đường.
  • Tăng cữ bú: Sữa mẹ cũng có tác dụng làm tăng sức đề kháng của trẻ. Mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ để giúp bé mau khỏi bệnh và bù lại lượng nước mất.

Tăng cữ bú cho trẻ sơ sinh

  • Thay đổi loại sữa: Đối với trẻ sử dụng sữa công thức, cha mẹ sự tư vấn của bác sĩ để chọn cho bé loại sữa phù hợp nhất.

Trong tình huống nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức

Cha mẹ cần thường xuyên để ý đến trẻ. Nếu thấy các biểu hiện sau hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay:

  • Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy liên tục hơn 2 ngày.
  • Ấn nhẹ vào bụng bé. Nếu bé khó chịu và khóc thì cần đi bệnh viện ngay.
  • Sốt cao.
  • Nôn trớ nhiều.
  • Có máu lẫn trong phân.
  • Da tái nhợt, miệng và mắt khô, khóc không có nước mắt.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…