5 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thường gặp và cách chữa


Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất dễ gặp phải, do hệ thống tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ sơ sinh bị táo bón trở thành mối lo lắng của rất nhiều bà mẹ, khi thấy bé khó chịu, kêu khóc không ngừng. Vậy phải giải quyết hiện tượng này như thế nào? Hãy cùng VnShop tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh và cách giải quyết trong bài viết này nhé.

Trẻ sơ sinh bị táo bón là gì?
Trẻ sơ sinh bị táo bón là gì?

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?

Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Đối với trẻ sơ sinh thì 1 ngày sẽ đi đại tiện 1-2 lần. Tuy nhiên, nếu từ 3-5 ngày trẻ mới đi đại tiện, đại tiện phân keo dính, trẻ phải rặn mạnh thì rất có thể đã bị táo bón.

Cũng có trường hợp ngoại lệ, khi trẻ 3 ngày mới đi đại tiện nhưng phân vẫn mềm xốp, đại tiện dễ dàng thì không được gọi là táo bón. Táo bón ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề lo lắng của các bậc cha mẹ. Táo bón khiến trẻ khó chịu, đầy hơi, bỏ bú, khó ngủ, thường xuyên quấy khóc.

Vậy làm sao để sớm phát hiện và nhận biết được hiện tượng này? Cùng tìm hiểu thông qua 5 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh phổ biến dưới đây nhé.

5 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thường gặp

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường biểu hiện ra thành nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, có 5 dấu hiệu chung nhất, dễ bắt gặp nhất, đó là:

Trẻ quấy khóc, lười ăn, bỏ bú

Trẻ bỏ ăn, bỏ bú là một trong các dấu hiệu của táo bón
Trẻ bỏ ăn, bỏ bú là một trong các dấu hiệu của táo bón

Hiện tượng này là do lượng sữa, lượng thức ăn nạp vào trong cơ thể bé không thể tiêu hóa hấp thụ được. Lượng thức ăn này cũng không được đào thảo ra bên ngoài mà còn có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại. Do đó, sẽ gây chướng bụng, tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi khiến bé hay quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu giấc. Đồng thời, lượng thức ăn không được đào thải sẽ khiến trẻ lười ăn, bỏ bú.

Trẻ đi vệ sinh ít hơn bình thường

Trung bình, trẻ sơ sinh sẽ đi vệ sinh 1-2 lần/ngày. Nếu số lần đi vệ sinh ít hơn hoặc 2-3 ngày mới đi vệ sinh 1 lần thì được gọi là táo bón. Trẻ bị táo bón thường phải rặn, nên biểu hiện khi đi đại tiện rất khó khăn, mặt bé đỏ bừng, nhăn nhó, khó chịu.

Phân khô cứng, vón cục

Khi bị táo bón, phân sẽ nằm trong đại tràng một thời gian dài mà không thể đào thải ra được. Khi đó, đại tràng sự thực hiện cơ chế hấp thụ lại nước, làm phân khô dần đi, vón cục và càng khó để đào thải ra hơn.

Phân có lẫn một ít máu

Trẻ bị táo bón thường kèm đi ngoài ra máu
Trẻ bị táo bón thường kèm đi ngoài ra máu

Khi bé dùng sức để rặn, phân khô cứng sẽ chà xát vào thành hậu môn, đặc biết với làn da mỏng manh của bé thì rất dễ gây tổn thương, chảy máu. Nếu không xử lý kịp thời để tình trạng này kéo dài có thể gây mưng mủ, viêm nhiễm hoặc bệnh trĩ ở trẻ em.

Bé xì hơi nhiều, nặng mùi

Xì hơi là hiện tượng khi thức ăn chưa được tiêu hóa và hấp thụ hết đã được đẩy xuống đại tràng. Do đó, hệ vi sinh vật trong đại tràng sẽ phải hoạt động mạnh hơn để tiêu hóa lượng thức ăn này.

Hoạt động tiêu hóa thức ăn của vi sinh vật sẽ sinh ra khí thải và được tích lũy ở đại tràng. Khi lượng khí này tích lũy nhiều quá, vượt ngưỡng giới hạn sẽ thoát ra ngoài qua đường hậu môn. Trẻ bị táo bón khi xì hơi sẽ rất nặng mùi.

Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất dễ gặp. Nếu phát hiện và điều trị sớm, có thể chữa khỏi hoàn toàn. Mặt khác, nếu cứ để tình trạng này kéo dài, chúng có thể phát triển thành mạn tính và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng thường gặp khi trẻ bị táo bón kéo dài là:

Trẻ hay cáu gắt, quấy khóc

Táo bón kéo dài gây ra tình trạng khó chịu ở trẻ. Phân bị tích trữ ở đại tràng, không đào thải được gây đầy bụng, chướng bụng, bé biếng ăn. Khi đi đại tiện sẽ rất khó, có thể rách hậu môn, chảy máu, khiến bé đau đớn. Từ đó, làm biến đổi tâm lý ở trẻ, sinh ra trẻ dễ cáu gắt, thường xuyên quấy khóc, thậm chí gây ra ám ảnh tâm lý cho trẻ mỗi khi đi vệ sinh.

Hình thành các bệnh về đường tiêu hóa

Việc táo bón lâu ngày sẽ dễ hình thành các bệnh ở phần thực tràng, tiêu biểu nhất là trĩ. Bệnh trĩ kéo dài có thể hình thành các bệnh nguy hiểm như sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng. Đặc biệt, các độc tố ở trong phân không được đào thải ra ngoài, có thể hấp thụ ngược lại, gây nguy hiểm cho cơ thể.

Suy giảm sức đề kháng

Việc phân không được đào thải ra ngoài, tích tụ ở đại tràng, cũng có nghĩa là các độc tố, vi khuẩn cũng bị tích tụ trong cơ thể. Việc này càng kéo dài sẽ càng khiến sức đề kháng suy giảm, sức khỏe suy yếu. Thêm vào đó, trẻ kém ăn, khiến các chất dinh dưỡng không được bổ sung kịp thời, khiến hệ miễn dich cơ thể lại càng suy yếu.

Trẻ biếng ăn, bỏ bú

Một trong các dấu hiệu thường thấy của táo bón ở trẻ sơ sinh đó là trẻ lười ăn, bỏ bé. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phân tích tụ bên trong cơ thể, gây chướng bụng, đầy hơi, làm mất cảm giác thèm ăn. Khi này thức ăn khi nạp vào cơ thể bé sẽ khó hấp thụ, khó tiêu hóa, lại tích trữ ở đại tràng và khiến tình trạng táo bón trở lên nghiêm trọng hơn. Trẻ biếng ăn, không bú sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thấp còi, kém phát triển.

Ung thư trực tràng

Tình trạng táo bón khiến phân bị ứ đọng bên trong, các chất độc bị hấp thụ lại và tích tụ ở bên trong trực tràng. Hai chất độc nguy hiểm bị tích tụ có ảnh hưởng xấu đến cơ thể hay gặp nhất là deoxycholic acid và NOCs. Nếu tình tràng này kéo dài và không được điều trị có thể hình thành ung thư trực tràng.

Một số hậu quả khác

Ngoài ra, còn nhiều hệ quả xấu khác, có ảnh hưởng đến cơ thể như:

  • Nhiễm độc thành niêm mạc ruột khi chất độc bị tích tụ quá nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại.
  • Lượng phân tích tụ quá nhiều gây ra tắc ruột. Biểu hiện của tắc ruột là chướng bụng, không xì hơi được, đau bụng theo từng cơn…
  • Viêm ruột thừa là một biến chứng hết sức nguy hiểm, cần được xử lý sớm. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khẻo của trẻ, thậm chí là tính mạng.

>>> Tìm hiểu ngay: Tìm hiểu bé ăn dặm đi ngoài như thế nào? Nguyên nhân và biểu hiện dành cho các mẹ

Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguyên nhân thường là do chế độ ăn uống. Có 4 nguyên nhân gây táo bón thường gặp là:

Do chế độ ăn uống của người mẹ

Đối với trẻ sơ sinh, đa phần nguồn dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ vẫn là truyền từ cơ thể người mẹ sang. Do đó, nếu người mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu, ít chất xơ thì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị táo bón là rất cao.

Để phòng tránh hiện tượng này, các mẹ đang cho con bú nên ăn các loại đồ ăn mát, có nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây. Các loại thực phẩm này cũng cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho cơ thể. Các mẹ cũng nên bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột một cách thường xuyên, thông qua các loại thức phẩm lên men như sữa chua.

Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Như đã biết thì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, mà cơ thể người mẹ không cung cấp đủ lượng sữa cho bé, khiến bé phải dùng sữa ngoài, hay là sữa công thức.

Đối với hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu của trẻ thì sẽ rất khó để tiêu hóa và hấp thụ được loại sữa công thức này, khiến nguy cơ trẻ bị táo bón tăng cao. Trường hợp các mẹ pha không đúng công thức tỉ lệ cũng làm tăng nguy cơ bị táo bón ở trẻ.

Do bệnh lý

Một số căn bệnh bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị táo bón, tiêu biểu như: đại tràng bị phình to, suy tuyến giáp… Sữa công thức giàu đạm, ít chất xơ cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón.

Do ảnh hưởng của thuốc

Việc cho trẻ sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột. Tình trạng này dẫn đến rối loạn tiêu hóa, từ đó phát sinh ra táo bón.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện khám?

Cho trẻ đi khám chữa khi phát hiện táo bón
Cho trẻ đi khám chữa khi phát hiện táo bón

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, các bà mẹ thường tự chữa trị tại nhà bằng cách thay đổi thực đơn như: thêm rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn, sử dụng men tiêu hóa, thuốc trị táo bón. Tuy nhiên, cách làm này không phải lúc nào cũng hiệu quả, sử dụng không đúng thuốc có thể khiến tình trạng của bé tồi tệ thêm.

Nếu trẻ xuất hiện một trong các biểu hiện dưới đây, mẹ cần cho đi khám ngay lập tức, tránh để lâu xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Táo bón kéo dài trên 7 ngày và không xác định được nguyên nhân cụ thể.
  • Sử dụng nhiều biện pháp mà tình trạng không tiến triển.
  • Táo bón kèm các hiện tượng sốt cao, đại tiện ra máu, đau bụng theo từng cơn, biếng ăn, bỏ ăn…

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Một số cách dưới đây có thể giúp trẻ thay đổi, cải thiện tình trạng táo bón. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Mẹ đang cho con bú nên ăn nhiều chất xơ, để ngăn ngừa trẻ bị táo bón

Đối với trẻ còn bú sữa mẹ, khi trẻ sơ sinh bị táo bón thì mẹ nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, mẹ nên thay đổi sang ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng, mát như rau xanh, củ quả tươi.

Đối với các bé đang sử dụng sữa công thức hoặc đang ăn dặm thì có thể thử đổi loại sữa khác phù hợp hơn, hoặc thêm các loại rau củ xay nhỏ vào trong khẩu phần ăn.

Cho bé uống nhiều nước và thường xuyên hơn cũng là một biện pháp hiệu quả.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Chữa táo bón ở trẻ sơ sinh bằng cách ngâm nước ấm
Chữa táo bón ở trẻ sơ sinh bằng cách ngâm nước ấm

Nước ấm có tác dụng làm mềm và kích thích cơ vòng hậu môn, giúp bé dễ đi đại tiện hơn. Ngâm hậu môn bé trong nước ấm ngày 1-2 lần, mỗi lần 5-10 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

Massage bụng cho bé

Đây là cách làm hiệu quả mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Cách làm này giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn, cũng khiến bé thoải mái, thích thú.

Đầu tiên, bạn dùng ba ngón tay xoay xung quanh rốn, vừa xoay vừa ấn với lực đạo vừa đủ. Việc làm này khiến phần thức ăn khó tiêu hóa trong bụng sẽ mềm ra và dần chuyển động xuống bên dưới hậu môn. Thực hiện cách này nhiều lần trong ngày, mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.

Cho trẻ uống nước hoa quả

Nước hoa quả vừa thơm ngon, bổ dưỡng, vừa giúp đề phòng táo bón
Nước hoa quả vừa thơm ngon, bổ dưỡng, vừa giúp đề phòng táo bón

Một loại thực phẩm rất nhiều chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng, lại rất tốt cho cơ thể mà ít người để ý đó là nước hoa quả. Nước hoa quả rất phổ biến, dễ chế biến, sử dụng mà hương vị lại thơm ngon, được các bé rất ưa thích. Các mẹ nên cho bé uống nước hoa quả thường xuyên.

Đổi loại sữa công thức mà trẻ đang uống

Một số loại sữa không hợp với bé về cơ địa có thể gây nên tình trạng táo bón. Thử thay đổi các loại sữa công thức khác cũng là một cách chữa táo bón hiệu quả. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách lựa chọn sữa sao cho phù hợp nhất với con mình.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt hay không?

Thụt hậu môn là phương pháp sử dụng thuốc, dạng chiết xuất keo lỏng. Thuốc này có tác dụng làm mềm phân, giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn mà không cần tốn sức hoặc gây tổn thương cho đại tràng. Tuy phương pháp này hiệu quả nhưng cơ thể thể trẻ sơ sinh còn quá non yếu, nên chỉ áp dụng cách làm này khi các cách khác không có hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh và cách điều trị. Hy vọng thông tin này hữu ích đối với các bạn và chúc bạn áp dụng các mẹ chữa bệnh này thành công.

Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe....

Related Posts

Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi

Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi tốt nhất

Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi là những loại sữa mà các bà mẹ quan tâm hàng đầu. Dưới 1 tuổi là thời gian…

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không-main

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?

Trẻ bị sốt có rất nhiều nguyên nhân nhưng làm sao để giải nhiệt hiệu quả nhất cho bé thì không phải bố mẹ nào cũng làm…

Cách làm sữa chua từ sữa công thức cho bé ngon và mịn

Cách làm sữa chua từ sữa công thức cho bé ngon và mịn

Cách làm sữa chua từ sữa công thức sao cho ngon và mịn được nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi vì, thực đơn ăn dặm của bé cần…

Bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm thì phải làm sao?

Bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm thì phải làm sao?

Khi chăm sóc trẻ nhỏ, nhiều lúc cha me sẽ gặp trường hợp bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm nhiệt độ. Thân nhiệt bé vẫn…

Sữa Nan Nga có tăng cân không - Những điều cần biết khi lựa chọn sữa Nan cho trẻ em

Sữa Nan Nga có tăng cân không – Những điều cần biết khi lựa chọn sữa Nan cho trẻ

Để đánh giá về một dòng sữa chất lượng dành cho bé chắc chắn bố mẹ cũng đều quan tâm đến thương hiệu, thành phần, công thức…

Có nên dùng máy phun sương trong phòng điều hòa

Có nên dùng máy phun sương trong phòng điều hòa

Có nên dùng máy phun sương trong phòng điều hòa là một thắc mắc được rất nhiều người sử dụng quan tâm nhất trong những ngày hè…