Phải làm gì khi trẻ sơ sinh khóc đêm

Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm có rất nhiều. Ví dụ như bé đói bụng, tã đầy hoặc ướt, ốm,… Cần có những biện pháp kịp thời để cải thiện tình trạng này.

Trẻ sơ sinh khóc đem do đâu

Thời gian ngủ chưa hợp lý

3 tháng đầu tiên sẽ là giai đoạn rất khó khăn với cha mẹ. Lúc này bé chưa biết lúc nào là ban ngày, lúc nào là ban đêm. Nên cha mẹ cần cố gắng rút ngắn thời gian ngủ vào ban ngày. Đồng thời kéo dài thời gian ngủ vào ban đêm.

Khi trẻ đã được trên 4 tháng tuổi, trẻ sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn khi tối và thức dậy khi có ánh sáng.

Tác động từ môi trường xùng quanh

Do mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên trẻ sơ sinh thường bị hấp dẫn bởi mọi thứ xung quanh và khó có thể đi vào giấc ngủ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm

Hai nguyên nhân chính thu hút sự chú ý của trẻ:

  • Âm thanh môi trường xung quanh to.
  • Ánh sáng quá mạnh.

Cùng với đó, người trông giữ trẻ không nên để bé vận động hoặc vui chơi quá nhiều.

Bé không thoải mái

Việc đầu tiên cần làm là kiểm tra thời gian bú của bé. Mẹ nên tính thời gian giữa các cữ bú để cho bé ăn đủ trước khi đi ngủ.

Một làn da sạch sẽ thoáng mát sẽ là tiền đề tốt để trẻ đi vào giấc ngủ một cách nhanh nhất. Cha mẹ cần kiểm tra tã hoặc bỉm cho trẻ trước khi đi ngủ. Bé yêu sẽ không thoải mái chút nào khi phải mang tã hoặc bỉm quá ướt đâu cha mẹ ạ.

Chứng quấy khóc ở trẻ (colic)

Theo thống kê của các nhà khoa học, có 26% trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc hội chúng colic. Đây là hội chứng trẻ sơ sinh khóc đêm kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Thường gặp ở những trẻ được 2 tuần tuổi, đỉnh điểm ở khoảng 6 tuần tuổi và hết khi trẻ được 16 tuần tuổi trở lên.

Cần sự chú ý

Các bé yêu luôn cần đến sự âu yếm và quan tâm của bố mẹ. Vì đôi khi, việc bé mất ngủ là do cảm giác thiếu an toàn. Những cái ôm, những lời ru sẽ giúp bé nín khóc và ngủ ngon.

Nhiệt độ phòng

Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Nếu quá lạnh thì cần tăng nhiệt độ phòng, mặc thêm quần áo hoặc đắp thêm chăn cho bé. Nếu quá nóng thì có thể cởi bớt một ít quần áo để bé thoải mái hơn.

Sức khỏe của bé có vấn đề

Các triệu chứng sốt hoặc các bệnh về đường hô hấp thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chữa trị kịp thời

Bổ sung canxi và vitamin D

Đổ mồ hôi trộm thường xuyên ban đêm có thể là biểu hiện của việc bị thiếu hụt canxi.

Thiếu hụt vitamin D và canxi cũng là một nguyên nhân khiến trẻ thay khóc vào ban đêm.

Tác hại khi trẻ sơ sinh khóc đêm liên tục

Trẻ sơ sinh thường xuyên khóc đêm có thể dẫn tới một số các tác hại sau:

  • Chậm phát triển trí tuệ.
  • Hệ miễn dịch và sức đề kháng giảm rõ rệt.
  • Hệ tiêu hóa bị bị ảnh hưởng xấu.
  • Áp lực máu não, áp lực máu lên tim không ổn định làm sức khỏe của trẻ giảm.

Trẻ khóc đêm nhiều cũng làm cha mẹ căng thẳng do thường xuyên phải thức đêm để dỗ dành trẻ.

Tác hại khi trẻ sơ sinh khóc đêm

Cha mẹ cần áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau để giúp cải thiện tình hình này. Nếu cảm thấy tình trạng không tốt nên đưa bé đến bệnh viện để kịp thời khám chữa bệnh.

Nên làm gì khi trẻ khóc đêm

Quan sát và chờ đợi

Nếu bé đang ngủ nhưng bất chợt giật mình. Mẹ đừng vội vỗ lưng hay cho bú. Nên tiếp tục quan sát xem bé có ngủ tiếp hay không.

Nếu trẻ khóc to mẹ mới cần dỗ dành và cho bé bú.

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh khóc đêm

Tạo cảm giác quen thuộc

Những lúc bé thức, cha mẹ nên giao tiếp với trẻ nhiều hơn qua cử chỉ và lời nói. Điều này vừa khiến tình mẫu tử thêm bền chặt, vừa tạo cảm giác an toàn cho bé.

Còn trong lúc bé ngủ, mẹ hãy hát những câu hát nhẹ nhàng du dương và ôm bé vào lòng.

Tập cho bé nhận biết ngày và đêm

Do chỉ mới tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên ánh sáng tác động rất lớn đến giấc ngủ của trẻ. Cha mẹ chỉ cần khéo léo điều chỉnh ánh sáng trong phòng sao cho phù hợp sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng khóc đêm.

Không cho bé vận động quá sức

Lí do không nên để bé vận động quá sức là do nếu vận động quá nhiều, các tế bào của hệ thần kinh sẽ hưng phấn quá mức. Khi đến giờ sẽ rất khó đưa bé vào giấc ngủ.

Do hệ thần kinh bé còn yếu nên bạn không nên la mắng hoặc quát, không nên cho trẻ chứng kiến các cảnh xung đột hoặc tranh chấp. Trong lúc ngủ bé sẽ dễ bị giật mình, òa khóc. Về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Vì vậy, cố gắng giữ tâm trạng bé ở mức ổn định, không quá vui và cũng không quá buồn. Dù bé quấy khóc cũng không nên lớn tiếng.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…