Google, Apple và nỗ lực phát triển hệ thống theo dõi COVID-19

Apple và Google đã cùng thông báo về sự ra đời của một hệ thống mới, giúp theo dõi độ lây nhiễm của dịch COVID-19, cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu thông qua Bluetooth Low Energy (BLE) và các ứng dụng được phê duyệt từ các tổ chức y tế.

Hệ thống mới này trên lý thuyết sẽ hoạt động dựa trên Bluetooth tầm ngắn để thiết lập dữ liệu tiếp xúc giữa các điện thoại với nhau. Điều đó có nghĩa rằng nếu một người trong số mạng lưới được chuẩn đoán dương tính với coronavirus, quá trình khoanh vùng F1, F2, F3… sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Ứng dụng chính thức từ các cơ quan y tế công cộng sẽ có quyền truy cập vào dữ liệu này và người dùng tải xuống có thể báo cáo nếu họ đã được chẩn đoán mắc COVID-19. Hệ thống cũng sẽ cảnh báo những người tải xuống nếu họ có tiếp xúc hoặc liên lạc với người bị nhiễm hay không.

Apple và Google sẽ giới thiệu một cặp API dành cho iOS và Android vào giữa tháng 5 và đảm bảo các cơ quan y tế có thể triển khai ứng dụng này. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, người dùng vẫn sẽ phải tải xuống một ứng dụng riêng biệt để tham gia theo dõi tiếp xúc. Nhưng trong vài tháng sau khi API hoàn tất, các tập đoàn công nghệ sẽ nỗ lực xây dựng chức năng theo dõi vào hệ điều hành cơ bản, như một tùy chọn có sẵn ngay lập tức cho mọi người có điện thoại iOS hoặc Android.

Quá trình theo dõi tiếp xúc là một trong những khâu vô cùng quan trọng, liên quan đến việc tìm ra người bị nhiễm bệnh đã tiếp xúc với ai và từ đó phát hiện cũng như ngăn họ lây nhiễm cho người khác. Mặc dù đây là một trong những giải pháp hứa hẹn nhất để ngăn chặn lây lan COVID-19, nhưng sử dụng công nghệ giám sát kỹ thuật số làm tăng mối lo ngại về quyền riêng tư cũng như đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của dự án này. Đầu tuần qua, Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ đã đưa ra quan ngại về việc theo dõi người dùng bằng dữ liệu điện thoại, cho rằng bất kỳ hệ thống nào cũng cần được giới hạn phạm vi và tránh ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng.

Để giải đáp cho thắc mắc này, công nghệ mới mà Google và Apple đang đồng lòng phát triển không giống như một số phương pháp khác – ví dụ theo dõi dựa trên GPS. Hệ thống dựa trên Bluetooth này sẽ không theo dõi vị trí thực tế của mọi người. Về cơ bản, nó sẽ nhận tín hiệu của các điện thoại gần đó trong khoảng thời gian 5 phút và lưu trữ các kết nối giữa chúng trong cơ sở dữ liệu. Nếu một người xét nghiệm dương tính với coronavirus mới, họ có thể thông báo lên ứng dụng về tình trạng xét nghiệm để từ đó nó có thể thông báo cho những người khác có điện thoại tiếp xúc trong phạm vi gần với người bệnh trong những ngày trước đó.

Cách thức làm việc của hệ thống có thể mô tả đơn giản lại như sau:

  • Alice mà Bob gặp nhau lần đầu tiên và có một cuộc hội thoại xã giao trong vòng 10 phút.
  • Điện thoại của họ trao đổi chìa khóa dữ liệu một cách ẩn danh thông qua sóng Bluetooth.
  • Một vài ngày sau, Bob sau đó được chuẩn đoán dương tính với COVID-19 và thông báo kết quả xét nghiệm trên ứng dụng chính thức của cơ quan y tế có thẩm quyền.
  • Với sự đồng ý của Bob, điện thoại của Bob sẽ tải khóa dữ liệu tiếp xúc trong vòng 14 ngày gần nhất lên mạng đám mây. Người dùng khác có tiếp xúc với Bob sẽ được thông báo để phòng ngừa và xét nghiệm sớm nhất có thể.

Hệ thống cũng thực hiện một số bước để ngăn chặn thông tin cá nhân phát tán, ngay cả sau khi họ chia sẻ dữ liệu của họ. Mặc dù ứng dụng thường xuyên gửi thông tin qua Bluetooth, nhưng ứng dụng sẽ phát một khóa ẩn danh thay vì nhận dạng tĩnh và nội dung dữ liệu đó sẽ quay vòng cứ sau 15 phút để bảo vệ quyền riêng tư. Ngay cả khi một người chia sẻ rằng họ đã bị nhiễm, ứng dụng sẽ chỉ chia sẻ các tiếp xúc từ khoảng thời gian cụ thể mà họ đã truyền nhiễm.

Cả CEO Apple Tim Cook và CEO Google Sundar Pichai đều đã công bố chính thức về sự hợp tác vì cộng đồng này

Tuy nhiên phương pháp vẫn có những điểm yếu tiềm ẩn. Ở những khu vực đông người, hệ thống có thể gắn cờ tiếp xúc những người cùng chung một không gian nhưng lại không trực tiếp trao đổi dưới bất kì hình thức nào, khiến cho quá trình thông báo sau đó gây nên những lo lắng không cần thiết. Nó cũng không thể nắm bắt được thời gian phơi nhiễm với người bệnh chính xác là bao lâu. Ví dụ làm việc bên cạnh một người bị nhiễm bệnh cả ngày sẽ khiến bạn có tải lượng virus lớn hơn nhiều so với việc họ đi bộ trên đường, và hiển nhiên cần phải có biện pháp ứng phó kịp thời. Cuối cùng, sự hiệu quả của hệ thống phụ thuộc còn vào sự cập nhật kịp thời smartphone của người dùng; điều đó có nghĩa rằng những khu vực có kết nối yếu sẽ làm chậm quá trình theo dõi và thông báo của hệ thống.

Hiện tại, đây là một chương trình tương đối mới mà Apple + Google vẫn quá trình đàm phán hợp tác cùng với các cơ quan y tế công cộng và các bên liên quan khác về cách điều hành. Hệ thống này có thể không thay thế được các phương pháp theo dõi tiếp xúc truyền thống như việc phỏng vấn những người bị nhiễm về nơi họ ở và những người họ đã dành thời gian cùng với – nhưng nó có thể cung cấp một nguồn hỗ trợ bổ sung quý giá dựa trên thiết bị công nghệ cao mà cả tỉ người đều có.

Related Posts

Đèn TIMER điều hòa Panasonic nhấp nháy: Nguyên nhân và cách giải quyết

Đèn TIMER điều hòa Panasonic nhấp nháy: Nguyên nhân và cách giải quyết

Đèn TIMER là thiết bị ở trên dàn lạnh điều hòa. Khi đèn TIMER điều hòa Panasonic nhấp nháy đỏ liên tục, trong thời gian dài, tức…

Cách hẹn giờ điều hòa Panasonic và tắt chế độ hẹn giờ của điều hòa

Cách hẹn giờ điều hòa Panasonic và tắt chế độ hẹn giờ của điều hòa

Cách hẹn giờ điều hòa Panasonic và tắt chế độ hẹn giờ của điều hòa Panasonic là một chức năng đặc biệt của điều hòa, máy lạnh….

Cách dùng điều khiển điều hòa Panasonic đầy đủ, chi tiết

Cách dùng điều khiển điều hòa Panasonic đầy đủ, chi tiết

Hiểu rõ cách dùng điều khiển điều hòa Panasonic sẽ giúp bạn sử dụng được tối đa tất cả các chức năng của nó. Không chỉ đơn…

[Giải đáp thắc mắc]: Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?

[Giải đáp thắc mắc]: Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?

Trong thời tiết mùa hè nóng bức như thế này, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất đó là bật điều hòa 30…

Hướng dẫn cách sử dụng điều khiển điều hòa Casper đầy đủ nhất

Hướng dẫn cách sử dụng điều khiển điều hòa Casper đầy đủ nhất

Trong thời tiết mùa hè nóng bức như hiện nay thì việc sử dụng điều hòa là thực sự rất cần thiết. Casper là một hãng điều…

Đánh giá điều hòa Casper có tốt không? 7 ưu điểm của điều hòa Casper

Đánh giá điều hòa Casper có tốt không? 7 ưu điểm của điều hòa Casper

Trong thời tiết nóng như hiện nay, câu hỏi mà nhiều người mua điều hòa Casper muốn biết nhất là “Điều hòa Casper có tốt không, điều…