Say rượu là gì? Say rượu uống gì để giải rượu hiệu quả

Say rượu là gì? Các biểu hiện của say rượu và những tác hại của say rượu đối với cơ thể là gì? Khi bị say rượu uống gì để giải rượu hiệu quả?  Hãy cùng Tin Tức Vnshop tìm hiểu các thông tin đó trong bài viết dưới đây

Say rượu là gì?

Say rượu là một trạng thái sinh lý khi tâm lý và cơ thể con người trở lên suy yếu, do ảnh hưởng của việc tiêu thụ quá nhiều bia rượu. Say rượu xảy ra khi lượng cồn trong máu tăng nhanh chóng, vượt quá khả năng chuyển hóa của gan và có thể dẫn tới ngộ độc.

Hình ảnh say rượu

Hình ảnh người say rượu

Các dấu hiệu say rượu điển hình

Nhìn chung các biểu hiện say rượu rất rõ ràng và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Khi say rượu, con người sẽ biểu hiện qua 2 mặt là: thể chất và hành vi. Cụ thể như sau:

Các dấu hiệu say rượu biểu hiện qua thể chất

Đôi mắt lờ đờ hoặc xuất hiện các vằn đỏ

Đôi mắt là biểu hiện rõ nhất tiết lộ trạng thái tinh thần của một người trong một thời điểm cụ thể. Đối với người say rượu, đôi mặt của họ đờ đẫn, không có tiêu cự điểm nhìn rõ ràng. Cùng với đó là mí mắt cụp xuống, khó mở to, tròng mắt xuất hiện nhiều tia máu và các vết vằn đỏ.

Mùi rượu bốc ra nồng nặc

Mùi rượu bốc ra nồng nặc

Rượu bia là loại đồ uống để lại mùi rất lâu. Để biết một người có uống rượu hay say rượu hay không thì hãy ngửi mùi hương phát ra từ cơ thể họ. Rượu bia có mùi rất đặc trưng, khó nhầm lẫn với các mùi hương khác.

Suy giảm chức năng vận động

Người say rượu không thể thực hiện các chức năng nhanh và chính xác như người bình thường được. Các hành động dễ nhận biết như: không đi lại được trên đường thẳng, khó khăn khi cầm nắm đồ vật, không đứng vững được…

Các dấu hiệu biểu hiện qua hành vi

Trạng thái tâm lý bất ổn, khó kiểm soát

Với người say rượu, điều dễ nhận thấy là không kiểm soát được hành động và lời nói trong lúc giao tiếp. Lời nói và hành động mạnh bạo hơn bình thường cũng là một đấu hiệu nhận biết. Ví dụ như:

  • Nói ra hoặc có những câu bình luận thô tục, không thích hợp mà ở trạng thái bình thường họ không bao giờ nói.
  • Tiêu tiền không kiềm chế được, có thể họ sẽ bỏ nhiều tiền để mua đồ hơn…
  • Hút nhiều thuốc, đây là một dấu hiện dễ gặp ở một số người.

Âm lượng khi nói ra không bình thường

Người say rượu bia âm lượng phát ra thường lớn

Với người say rượu, âm lượng của họ nói ra khi say rượu sẽ không giống họ trong trạng thái bình thường, ổn định. Có thể là nói quá to, quá nhỏ hoặc nói lè nhè. Cũng có người gặp khó khăn trong việc biểu lộ ý mình muốn nói, phản ứng lặp đi lặp lại hoặc chậm hơn bình thường.

Có những hành vi mất kiểm soát

Khi say rượu, nhận thức của người đó sẽ suy giảm, khiến cho họ có những hành động mà ở trạng thái bình thường không bao giờ làm cả. Đó có thể là những câu đùa giỡn thô lỗ, tục tàn hoặc những hành động trêu đùa quá mức. Nguy hiểm hơn là không còn kiểm soát được các hành vi của mình, thường gặp như: quấy rối tình dục, say rượu đánh nhau, chửi nhau…

Tâm trạng bất ổn, thay đổi liên tục

Người say rượu tâm trạng thường biến đổi thất thường, lúc vui lúc buồn. Vài phút trước họ có thể cười nói bình thường, vài phút sau có thể đau khổ khóc lóc, hoặc hung hăng muốn đi tấn công người khác. Sự thay đổi tâm trạng này diễn ra trong thời gian rất ngắn và rất nhanh.

Tìm kiếm sự giao tiếp thông qua các phương tiện truyền thông khác

Rất nhiều người say rượu không thể kiểm soát được lời nói và hành động của mình. Khi cảm xúc lên cao họ sẽ gọi điện hoặc nhắn tin cho những người quen biết, bạn bè, người yêu cũ…

Không nhận thức được bản thân đã say

Người say thường không nhận thức được bản thân đã say

Rất nhiều người say rượu không nhận thực được rằng bản thân mình đã say rượu. Thường họ sẽ liên tục mời rượu người khác hoặc đòi uống thêm rượu. Tình trạng này gặp ở cả người có tửu lượng cao lẫn tửu lượng thấp.

Tác hại của rượu bia đối với cơ thể

Các bạn có bao giờ thắc mắc những tác hại của rượu bia đối với cơ thể là như nào chưa? Hãy cùng khám phá cuộc hành trình của rượu trong cơ thể từ khi được nạp vào cơ thể nhé.

Rượu có danh pháp hóa học là etanol, ancol etylic, là một hợp chất hữu cơ và có công thức hóa học là C2H6O hay C2H5OH. Etanol có khả năng hòa tan trong nước tốt nên dễ dàng xâm nhập đường tiêu hóa của bạn, đi từ khoang miệng, xuống cổ họng, dạ dày và ruột non.

Tại ruột non, etanol dễ dàng thẩm thấu qua thành ruột vào trong máu. Nhờ có hệ tuần hoàn mà rượu ở trong máu có một chuyến hành trình đi khắp cơ thể.

Rượu gây ức chế hệ thống thần kinh, khiến não bộ chậm chạp

Rượu gây ức chế hệ thống thần kinh, khiến não bộ chậm chạp

Khi etanol đi qua não bộ, nó sẽ ức chế hệ thống thần kinh trung ương. Đầu tiên, etanol sẽ giải phóng chất dopamine. Chất này sẽ liên kết chặt chẽ với glutamate ở các cơ quan thụ cảm, làm gián đoạn sự truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan, khiến người uống rượu phản ứng chậm chạp.

Ngoài glutamate, etanol còn tạo liên kết với gamma aminobutyric (GABA). Khi đó etanol sẽ kích hoạt các thụ thể GABA khiến não bộ phản ứng chậm chạp hơn nữa và sinh ra cảm giác buồn ngủ. Rượu tác động đến não bộ chỉ 30 giây sau khi chúng ta uống chén rượu đầu tiên.

Ngoài ra, rượu còn nhiều tác động tiêu cực đến não bộ như: giảm trí tuệ, giảm trí nhớ, gây chóng mặt, đâu đầu, đi đứng không vững…

Rượu gây rối loạn giấc ngủ

Rượu gây rối loạn giấc ngủ

Như đã đề cập ở trên, rượu khiến chúng ta có cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, bạn không thể uống rượu để có cảm giác ngủ ngon được. Bởi trong giấc ngủ, cơ thể bạn vẫn tiếp tục hấp thụ, phân giải và đào thải cồn ra bên ngoài, nên bạn không thể có giấc ngủ sâu và ngon được.

Hơn nữa, giấc ngủ là giai đoạn mà cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục sau những mệt mỏi, tổn thương vào bạn ngày. Nếu lúc này cơ thể vẫn phải làm việc, thì sáng hôm sau cơ thể sẽ rất mệt mỏi, uể oải.

Rượu làm tăng acid dạ dày

Rượu làm tăng acid dạ dày

Khi được đưa đến dạ dày, rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến nó tiết nhiều acid hơn. Khi cả hai thứ này tích tụ trong dạ dày sẽ gây ra cảm giác buồn nôn. Việc tích tụ acid dạ dày trong thời gian dài có thể gây ra viêm loét dạ dày. Đồng thời, việc tích tụ acid dạ dày cũng làm giảm cảm giác đói, khiến họ ăn ít hơn và gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Rượu gây ợ nóng và tiêu chảy

Rượu gây co giãn thực quản, dễ dẫn tới trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ nóng. Sau khi qua dạ dày, rượu sẽ được chuyển tới ruột non và ruột già. Tại đây, rượu sẽ kích thích khiến các nhu động ruột diễn ra nhanh hơn, thực hơn di chuyển nhanh hơn, không được tiêu hóa kỹ, nên dễ dẫn tới tiêu chảy.

Nguy cơ dẫn đến suy thận

Nguy cơ dẫn đến suy thận

Đối với người bình thường, não bộ sẽ tiết ra một loại hormone điều khiển hoạt động của thận, khiến thận cho chỉ được bài tiết ra một lượng nước tiểu nhất định. Tuy nhiên, rượu làm suy giảm chức năng não bộ và khiến não phản ứng chậm hơn.

Khi đó tín hiệu thần kinh từ não tới thận chậm hơn, thận sẽ mất kiểm soát việc tạo ra nước tiểu, tạo ra nước tiểu nhiều hơn, khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Điều đó giải thích vì sao bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn và luôn cảm thấy khát nước.

Nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên, lâu dài, khiến thận phải hoạt động liên túc sẽ dễ dẫn đến suy thận.

Nguy cơ xơ gan

Rượu làm tăng nguy cơ xơ gan, gan nhiễm mỡ

Gan là bộ phận xử lí tất cả các hóa chất độc hại khi được nạp vào cơ thể. Một số được tích trữ tại gan, một số khác sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua dịch mật.

Trung bình, gan chỉ tiết ra các enzym chuyển hóa và xử lý được khoảng 30 ml rượu trong vòng 1 giờ. Nếu bạn nạp vào cơ thể quá nhiều rượu, gan sẽ phải hoạt động liên tục để xử lý đống rượu này. Lâu ngày sẽ dẫn tới suy giảm chức năng gan.

Chức năng gan bị suy giảm sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy. Các bệnh dễ mắc nhất là viêm gan, suy gan, rồi đến gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể phát triển thành các bệnh nguy hiểm hơn như xơ gan và ung thư gan.

Nguy cơ bị viêm tụy, tiểu đường

Uống rượu làm tăng nguy cơ bị viêm tụy, tiểu đường

Hormone để kiểm soát, điều hòa lượng đường trong máu là insulin được sản xuất tại tuyến tụy. Ngoài insulin ra còn rất nhiều các loại hormone khác hỗ trợ ruột tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Cũng giống như ở thận, rượu sẽ làm chậm các tín hiệu từ não bộ tới tuyến tụy và ngược lại từ tụy đến não bộ. Việc này sẽ ảnh hưởng và gián quá trình sản xuất các hormone, khiến độc tố tích tụ ở trong tụy, lâu gây tổn thương, viêm tụy.

Việc suy giảm chức năng tụy là nguyên nhân để dẫn tới hàng loạt các căn bệnh khác, trong đó nguy hiểm nhất là tiểu đường và ung thư tuyến tụy.

Nguy cơ gây đột quỵ cao

Uống rượu làm tăng nguy cơ đột quỵ

Rượu khi vào cơ thể sẽ khiến các mạch máu của bạn nở rộng, lượng máu đến da nhiều khiến bạn cảm thấy nóng bức và đỏ hết mặt, cơ thể. Tuy nhiên, điều này sẽ không kéo dài lâu.

Ngay sau đó, bởi thân nhiệt trong cơ thể được thoát quá nhiều qua da, cơ thể bạn sẽ có chức năng tự điều chỉnh, cân bằng lại bằng cách hạ nhiệt độ lõi cơ thể bạn xuống. Các hormone căng thẳng được tiết ra nhiều khiến thành mạch bạn co lại để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời sẽ khiến huyết áp gia tăng.

Lúc nào, trái tim của bạn sẽ phải hoạt động mạnh hơn để đẩy máu lưu thông được trong lòng thành mạch hẹp. Nếu trong cơ thể xuất hiện các cục máu động, cholesterol xấu bám vào thành mạch gây tắc nghẽn, thì nguy cơ bị đột quỵ là rất cao.

Làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch

Uống rượu nhiều sẽ làm giảm số lượng bạch cầu mà cơ thể tạo ra để chống lại bệnh tật. Việc nồng độ bạch cầu suy giảm sẽ khiến chức năng hệ miễn dịch giảm và khả năng bạn bị mặc bệnh cao hơn. Trong vào 24 giờ đồng hồ sau khi uống rượu, nguy cơ bạn bị mắc các bệnh như cảm cúm, ho, viêm phổi sẽ tăng cao.

Rối loạn hormone tính dục

Như đã biết, rượu gây rối loạn quá trình sản sinh và chức năng của các loại hormone. Điều này cũng xảy ra với các loại hormone tính dục. Ở phụ nữ, có sự rối loạn này có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, dẫn đến các vấn đề về mang thai. Ở đàn ông đó là sự rối loạn cương dương, giảm nồng độ tinh trùng co rút tinh hoàn…

Rượu làm suy giảm thính lực

Uống rượu làm suy giảm thính lực

Rượu gây tác động xấu đễn não bộ, ảnh hưởng xấu đến vùng điều khiển thần kinh thính giác. Do đó, bạn thường thấy người say rượu cần người khác nói to hơn để nghe rõ. Việc này có thể diễn ra tạm thời hoặc dài hơn. Ở những người nghiệm rượu lâu năm, rất nhiều người bị mất thính lực vĩnh viễn.

Nguy cơ bị loãng xương, teo cơ bắp

Rượu ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Việc thiếu hụt canxi, dẫn đến cơ thể phải lấy lượng canxi được dự trữ ở trong xương ra để thực hiện các phản ứng sinh lý, sinh hóa, các hoạt động trao đổi chất, điện giải. Lượng canxi bị mất đi nhiều, canxi mới hấp thụ và bổ sung không kịp dễ dẫn đến loãng xương, giòn xương, gãy xương.

Rượu còn làm giảm lượng máu được cung cấp đến các bắp cơ, lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ, yếu liệt.

Những dư chứng có thể gặp sau khi say rượu

Những dư chứng có thể gặp sau khi say rượu

Lúc tỉnh rượu, tức là sau khi say rượu xong, cơ thể của bạn có thể xuất hiện một số dư chứng “say rượu” như sau:

  • Rối loạn nhịp tim, lo lắng, bồn chồn, mắt đỏ ngầu.
  • Cơ bắp và xương khớp toàn thân đau nhức.
  • Bị tiêu chảy, đi ngoài kéo dài.
  • Đau đầu, chóng mặt, chân tay run rẩy, đi lại vận động khó khăn.
  • Mệt mỏi bỏ phờ, dễ ngủ lịm đi.
  • Buồn nôn, nôn khan, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn.
  • Nhiều trường hợp bị cáu kỉnh hoặc ủ rũ, dẫn đến trầm cảm, bất an…

Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Nếu bạn hoặc những người xung quanh gặp các dư chứng sau khi say rượu như sau, cần đến gặp bác sĩ sớm:

  • Khó thở, thở không đều.
  • Nhịp thở chậm, ít hơn tám lần mỗi phút.
  • Đầu óc mơ màng, mê muội, lẫn lộn.
  • Bị co giật, mệ sáng, thân nhiệt giảm mạnh.
  • Ngất xỉu đột ngột, thường xuyên.
  • Da xanh tái, ói mửa liên tục.

Say rượu uống gì để giải rượu hiệu quả

Say rượu uống gì để giải rượu hiệu quả

Cảm giác say rượu rất khó chịu và đa phần mọi người muốn thoát khỏi cảm giác đó. Dưới đây là một số cách để giải rượu nhanh chóng:

  • Uống trà gừng, chanh, mật ong
  • Uống nước dừa
  • Uống nước mía
  • Uống nước cam, chanh tươi
  • Uống nước ép cà chua
  • Uống nước cháo trắng
  • ….

Những cách để uống rượu không say

Những biện pháp này chỉ hiệu quả khi bạn uống lượng rượu vừa phải:

  • Ăn lót dạ trước khi ruống rượu. Không nên uống rượu khi bụng đói, ăn nhẹ trước khi uống sẽ làm giảm tình trạng say rượu.
  • Giảm tốc độ uống rượu lại, giới hạn tốc độ một giờ chỉ uống 1-2 ly.
  • Lựa chọn uống loại bia rượu có nồng độ cồn nhẹ.
  • Uống nước xen kẽ uống rượu.
  • Dừng trước giới hạn của mình, không nên uống quá giới hạn.

Trên đây là các thông tin về say rượu và say rượu uống gì để giải rượu hiệu quả. Hy vọng các thông tin này hữu ích cho các bạn và chúc các bạn uống rượu mà vẫn giữ được an toàn cho bản thân, nhất là trong dịp Tết đến xuân về như hiện nay.

Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe....

Related Posts

Hướng dẫn cách nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm

Khi học cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé nhất thiết mẹ phải biết thêm về nguyên liệu phô mai vì nói về độ thơm ngon và…

Hướng dẫn cách nấu xôi hạt sen bằng nồi cơm điện

Trong các món xôi của người Việt thì xôi hạt sen là một món dân dã rất được ưa dùng trong các ngày lễ Tết, rằm, đám…

Hướng dẫn cách nấu bột yến mạch cho bé ăn dặm

Cháo yến mạch là một món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn đã biết cách…

Hướng dẫn cách nấu bột gạo cho bé ăn dặm

Khi bé đến tuổi ăn dặm khiến mẹ băn khoăn không biết chuẩn bị thực đơn như thế nào cho đảm bảo sức khỏe và sự phát…

đồ ăn nhẹ và đồ uống tốt cho tim mạch

Đồ ăn nhẹ và đồ uống tốt cho tim mạch

Trái tim của bạn là một phần của hệ thống tuần hoàn của cơ thể,  và cũng là cơ quan phải làm việc nặng nề nhất trong…

đồ ăn giúp giảm huyết áp

17 thực phẩm tốt nhất cho người huyết áp cao

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra bệnh tim mạch với hơn 1 tỉ người trên toàn…