Nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi

Trẻ 1 tháng tuổi có sức đề kháng yếu, dễ dàng bị ho, nghẹt mũi là những biểu hiện của viêm đường hô hấp trên hoặc viêm đường hô hấp dưới. Các chuyên gia sức khỏe khuyên cha mẹ hạn chế sử dụng thuốc khi trẻ bị ho, nghẹt mũi, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sỹ.

1. Ưu tiên các biện pháp tự nhiên chăm sóc trẻ bị ho, nghẹt mũi

Với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các độ tuổi khác, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên cha mẹ nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc tự nhiên và không dùng thuốc cho trẻ. Chỉ nên dùng thuốc nếu những biện pháp này không hiệu quả và sử dụng dưới sự chỉ định của bác sỹ.

Khi trẻ bị ho và nghẹt mũi, chúng ta có thể dùng thuốc không kê đơn cho trẻ để giảm triệu chứng bệnh cho trẻ. Nhưng hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc ho có chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, trong đó có trẻ 1 tháng tuổi do chúng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

2. Các biện pháp chăm sóc trẻ bị ho, nghẹt mũi

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi

Nhiều trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết nước mũi, gây nghẹt mũi khó thở, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và khiến trẻ khó bú, bỏ bú dẫn đến sức khỏe trẻ bị giảm sút. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp, như vậy sẽ giúp trẻ ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. Với trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hỗ trợ.

Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn

Với trẻ em trên 6 tháng tuổi,việc bổ sung nước có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp giúp trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn, không bị rát họng. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ.

Không dùng mật ong chữa ho, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Mật ong giúp làm dịu họng và giảm ho, được nhiều cha mẹ sử dụng khi con bị ho, nghẹt mũi. Tuy nhiên, lưu ý là không nên dùng biện pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.

Nâng cao đầu cho trẻ khi nằm

Các phụ huynh nên dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối cho trẻ để nâng cao đầu trẻ hơn, điều đó sẽ giúp cho trẻ thở dễ dàng hơn và giảm bớt những cơn ho kéo dài

Sử dụng máy làm ẩm không khí

Các mẹ hãy sử dụng máy tạo độ ẩm vừa phải cho cho phòng ngủ vào ban đêm, trẻ sẽ dễ thở hơn với không khí ẩm, giảm kích ứng ho cho trẻ.

3. Sử dụng thuốc khi trẻ 1 tháng tuổi ho quá nhiều

Khi trẻ bị ho nhiều, nghẹt mũi nặng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sinh hoạt thì bố mẹ có thể lựa chọn dùng thuốc để giảm triệu chứng. Nếu không có điều kiện để tới khám tại phòng khám và kê đơn thuốc, cha mẹ có thể chọn các loại thuốc ho mà không cần kê đơn.

Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý chọn những loại thuốc ho có chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mới dùng được dành cho trẻ 1 tháng tuổi. Nên chọn những loại thuốc ho không gây ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương của trẻ vì nó sẽ làm mất phản xạ ho tự nhiên của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao diễn biến của bệnh, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh trầm trọng thêm như ho kèm theo sốt, đờm xanh hay vàng, mệt nhiều, khó thở, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn … thì cần đưa bé tới bệnh viện kịp thời để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Các dấu hiệu nguy hiểm của viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi có thể gây biến chứng và tử vong nếu không được điều trị sớm. Cha mẹ cần hết sức lưu ý và theo dõi biểu hiện của trẻ.

Bên cạnh lựa chọn các loại thuốc ho Tân dược, các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hiện nay cũng được ưu tiên trong điều trị bệnh, ưu điểm đó chính là có thể sử dụng lâu dài, an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì không có tác dụng phụ.

Với trẻ 1 tháng tuổi bị ho, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ lá thường xuân, vừa giúp giảm ho, vừa giúp loãng đờm và giảm co thắt phế quả. Lưu ý chọn sản phẩm có thể sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý không lựa chọn những loại thuốc ho được quảng cáo là “Thuốc gia truyền” hay “Thuốc xách tay” có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo, hiệu quả chưa được kiểm chứng dùng cho trẻ.

Thay vào đó, nên lựa chọn những loại thuốc chất lượng, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành và đã được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn qua các nghiên cứu khoa học để đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như tính mạng cho trẻ.

Chăm sóc và theo dõi diễn tiến cơn ho của trẻ là việc mẹ cần làm ngay:

– Nếu bé ho khan: Có thể bị bị dị ứng với thời tiết hoặc thức ăn truyền qua sữa mẹ. Mẹ cần tránh cho bé hít phải bụi nhà, lông súc vật… Rửa mũi, mắt cho bé bằng nước muối sinh lý. Mẹ cho con bú cần lưu ý để kiêng các thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ như tôm, cua hoặc các thức ăn lạnh.

– Nếu bé ho đờm: Đặt bé nằm sấp trên hai đùi, nâng đầu bé cao hơn lưng một chút, vỗ nhẹ vào lưng, giúp bé long đờm, dễ bật đờm ra khỏi đường hô hấp.

– Lưu ý về gió và nhiệt độ nơi bé nằm. Không để gió ngoài trời hoặc gió quạt vào thẳng mặt và cổ bé. Không để bé bị lạnh 2 bàn chân và tay. Nhiệt độ trong phòng của bé nên khoảng 27-29 độ, nếu đưa bé đi ra ngoài không nên để chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ở ngoài quá cao.

– Sử dụng thuốc Đông y thảo dược giúp làm bé thuyên giảm cơn ho: Ngoài việc sử dụng thảo dược để trị ho trong dân gian như húng chanh, lá hẹ, bạc hà… các mẹ có thể sử dụng thuốc Đông y thảo dược đã qua bào chế, tuy nhiên liều lượng sử dụng phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…