Miếng dán hạ sốt Koolferver liệu có hiệu quả?

Sản phẩm thuốc Koolfever được sản xuất tại Nhật bản, là biện pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm sốt, đặc biệt là ở trẻ em để đưa nhiệt của cơ thể trở về mức ổn định, sản phẩm chính là biện pháp được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trong việc hạ sốt.

Thành phần của sản phẩm thuốc Koolfever

Miếng dán hạ sốt Koolfever thực chất là miếng dán lạnh có tác dụng tản nhiệt. Thành phẩn chủ yếu của miếng dán hạ sốt đó là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi, không tan trong nước và có khả năng hút nước ở vùng da mà miếng dán được dán lên.

Cơ chế hoạt động của miếng dán hạ sốt cho trẻ là thực hiện việc hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, do không chứa thuốc hạ sốt nên miếng dán hạ sốt sẽ không có tác dụng hạ nhiệt cho toàn cơ thể.

Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất còn bổ sung thêm tinh dầu bạc hà vào miếng dán hạ sốt. Thế nhưng chất menthol có trong tinh dầu bạc hà lại là một chất có tính kích ứng mạnh. Chính vì thế, các bác sĩ thường không khuyến khích dùng cho trẻ vì da bé rất nhạy cảm nên dễ gây kích ứng da. Một số trường hợp sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh còn có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ hô hấp của trẻ.

Công dụng của sản phẩm thuốc Koolfever

Koolfever hạ sốt hoàn toàn tự nhiên dựa vào sự trao đổi khuếch tán nhiệt từ vùng da nóng sốt (nơi có nhiệt độ cao) truyền đến lớp gel trong miếng dán (nơi có nhiệt độ thấp hơn). Từ đó, nhiệt thoái ra ngoài qua lỗ thông hơi trên lớp vải và có tác dụng hạ sốt

Các phản ứng phụ có thể có khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Dị ứng da

Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và non nớt mỏng manh nên khi sử dụng miếng dán có chứa tinh dầu như menthol có thể sẽ khiến trẻ bị dị ứng vànổi mẫn đỏ.

Ảnh hưởng hệ hô hấp

Những trẻ sốt do viêm phổi thì không nên dùng miếng dán vì tinh dầu sẽ làm phổi bé phải hoạt động nhiều hơn, từ đó bé sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải hô hấp với lượng menthol lớn trong phổi.

Biến chứng nguy hiểm khác

Miếng dán hạ sốt cho trẻ không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có tác dụng hạ sốt cho bé.

Một số trường hợp trẻ sốt quá cao mà điều trị tại nhà bằng miếng dán hạ sốt sẽ không giúp bệnh bé giảm bớt mà còn khiến trẻ co giật và gây biến chứng về não, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.

Khi nào dùng miếng dán hạ sốt
khi-nao-dung-mieng-dan-ha-sot

Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ

Mặc dù hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại miếng dán hạ sốt từ rất nhiều thương hiệu khác nhau cho nhiều đối tượng nam, nữ, người già, trẻ nhỏ được quảng bá với những công dụng giúp hạ sốt, làm người bệnh dễ chịu…. Nhưng riêng với trẻ em, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần phải hết sức thận trọng khi cho bé sử dụng miếng dán hạ sốt, tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thông thường, khi bé mới sốt, cha mẹ không nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay, có thể để trẻ ở nhà và theo dõi trong khoảng 2 – 3 ngày. Bởi đôi khi việc trẻ sốt chỉ là một phản ứng khi môi trường thay đổi nhưng đôi khi lại là một dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Nếu trong quá trình theo dõi cha mẹ nhận thấy trẻ có các biểu hiện sau thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và chăm sóc y tế kịp thời:

  • Trẻ sốt 38°C hoặc cao hơn.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt từ 38°C trở lên.
  • Trẻ dưới 2 tuổi, tình trạng sốt đã kéo dài 24 giờ. Với các em bé trên 2 tuổi, tình trạng sốt của bé kéo dài hơn 72 giờ.
  • Trẻ sốt có kèm theo các triệu chứng khác như cổ cứng, đau họng, đau tai, phát ban hoặc đau đầu dữ dỗi. Trẻ quấy khóc không yên, bứt rứt, khó chịu hay phản xạ kém.
  • Trẻ sốt có kèm theo các biểu hiện ngủ li bì, lơ mơ…
  • Trẻ bị co giật, cơ thể tím tái.
  • Trẻ bỏ bú, bỏ ăn, không uống được nước.
  • Trẻ bị mất nước với các biểu hiện như: Da khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt.
  • Trẻ xuất hiện co giật
  • Trẻ đau đầu nhiều, nôn nhiều, cứng cổ bất thường.
  • Phát ban trên da
    Không kiểm soát được nhiệt độ cơ thể, dù đã cho uống thuốc hạ sốt.
  • Trẻ xuất hiện thay đổi tri giác như: Lơ mơ, li bì, khó đánh thức hay quấy khóc nhiều, bứt dứt.
  • Trẻ khó thở và không cải thiện sau khi làm sạch mũi trẻ.
  • Trẻ không thể nuốt thức ăn; không bú được hoặc không thể uống nước được.
  • Khi trẻ có dấu hiệu sốt cha mẹ cần đo nhiệt độ bằng nhiệt kế để xác định chính xác nhiệt độ trên cơ thể trẻ, khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên có thể sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con sốt thì không nên tắm, nhưng thực chất việc cho trẻ tắm với nước ấm (tắm nhanh, hay chỉ lau qua người) sẽ giúp bé hạ nhiệt hiệu quả. Việc này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.
  • Lau cho trẻ bằng nước ấm, không phải lau bằng nước mát. Vì khi lau ấm làm cho mạch máu giãn nở để thoát nhiệt ra ngoài từ đó giúp cơ thể bé hạ nhiệt. Nếu như lau mát thì gây co mạch làm cho cơ thể giữ nhiệt hơn, dễ gây nguy hiểm cho bé.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…