Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu

Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời

Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang tìm hiểu để có thể chuẩn bị hiện thực ước muốn có em bé trong tương lai gần, chắc hẳn chúng ta đã nghe đến vitamin B9, folate hoặc axit folic (folate ở dạng tổng hợp). Đây là một dưỡng chất vô cùng thiết yếu đối với cả mẹ và em bé, đặc biệt trong giai đoạn phát triển 12 tuần tuổi đầu tiên của thai nhi.

  • Hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi (não và tủy sống) thường phát triển đầu tiên như một tấm tế bào phẳng (đĩa thần kinh) cuộn lại (ống thần kinh) vào tuần thứ 3 và 4 của thai kỳ và đóng lại để hình thành hệ thần kinh trung ương. Nếu ống không đóng đúng cách, điều này sẽ dẫn đến khuyết tật ống thần kinh (NTD).
  • Chính bởi lý do này, nhiều bác sĩ khuyên sản phụ nên ăn các nguồn bổ sung folate thông qua thực phẩm thường hoặc thực phẩm chức năng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu, với lượng folate khuyến nghị hàng ngày là 400 µg.

Một trái Kiwi với lượng folate trung bình từ 31-38µg/100g là sự bổ sung thuận tự nhiên tuyệt vời, nên xuất hiện trong thực đơn hàng ngày của các bà mẹ tương lai bên cạnh những nguồn folate khác như gan, lòng đỏ trứng gà, trứng vịt, vừng, lạc, các loại đậu…

Kiwi gìau chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa của sản phụ

Với những thay đổi về hormone trong cơ thể cùng với rất nhiều đồ ăn giàu dinh dưỡng mà các bà bầu cần phải tẩm bổ cho cả bản thân và thai nhi, những vấn đề về đường tiêu hóa luôn là một trong các trở ngại mà các mẹ phải đối đầu trong suốt thời gian mang thai. Bà bầu bị táo bón luôn ở trong tình trạng đầy bụng, khó chịu, không muốn ăn thêm thứ gì khác, từ đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Hơn nữa, tích trữ những chất thải lâu ngày trong ruột cũng có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể mẹ và bé cưng trong bụng.

Với mỗi 100g Kiwi xanh có chứa đến 2.5g – 3g cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, góp phần giảm cảm giác đầy hơi và tăng sự thoải mái cho hệ tiêu hóa.

Chưa dừng lại ở đó, chất xơ còn có thể được hấp thụ một cách chậm rãi vào mạch máu, tạo nên tác dụng cân bằng đường huyết, làm sạch các cholesterol xấu trong hệ thống tuần hoàn và giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch và tiểu đường trong tương lai.

Bổ sung lượng lớn Vitamin C

Trong thời kỳ mang thai, Vitamin C là vi chất rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở sản phụ trong thai kỳ, sửa chữa mô và chữa lành vết thương, Vitamin C còn là chìa khóa cho sự phát triển thể chất của thai nhi.

  • Hỗ trợ sản xuất collagen, hỗ trợ sự phát triển bình thường, mô khỏe mạnh và chữa lành vết thương.
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bé.
  • Giúp bé hấp thụ sắt và tích trữ chất sắt để sử dụng sau này.

Cơ thể chúng ta cũng không thể tự động sản sinh và tổng hợp nên Vitamin C. Do đó, việc bổ sung đủ dưỡng chất này thông qua thực phẩm như Kiwi để giúp tăng cường hệ miễn dịch của cả mẹ và bé và phòng ngừa các mầm bệnh có hại là điều rất quan trọng.

Cung cấp da dạng các vi và khoáng chẩt khác

Không chỉ dồi dào chỉ với vitamin C, folate và chất xơ, quả Kiwi còn là một trong những loại trái cây với giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại hoa quả, chứa hơn 17 loại vitamin và khoáng chất khác, thiết yếu cho cả mẹ và bé.

  • Không chỉ giúp hình thành và tăng cường sức khỏe của xương và rằng, canxi còn là khoáng chất thiết yết cho sự phát triển của cơ và trái tim của thai nhi. Trung bình, một quả Kiwi chứa đến 23.5mg canxi. Như vậy, nếu mẹ bầu bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose và không thể uống sữa trong thời gian mang thai, Kiwi là một trong những nguồn canxi dễ tìm và chuẩn bị nhất đó.
  • Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, Vitamin Akẽm là 2 vi khoáng chất cần được chú trọng trong thực đơn của mẹ bầu.
    • Kẽm đóng một vai trò thiết yếu trong việc xây dựng các tế bào và DNA của em bé trong thai kỳ. Nó cần thiết cho sự phân chia tế bào và phát triển mô, hỗ trợ sự phát triển bình thường khi em bé của bạn lớn lên.
    • Trong khi đó, quan trọng đối với sự phát triển phôi thai của em bé, bao gồm sự phát triển của tim, phổi, thận, mắt và xương cũng như hệ tuần hoàn, hô hấp và thần kinh trung ương. Vitamin A đặc biệt cần thiết cho phụ nữ sắp sinh vì nó giúp phục hồi mô sau sinh.
    • Một quả Kiwi trung bình bổ sung tự nhiên 2,76 mcg vitamin A và 0,097 mg kẽm cho mẹ bầu.
  • Vitamin K. Loại trái cây này chứa ~27,8 mcg vitamin K. Vitamin này thúc đẩy quá trình chữa lành và giúp máu đông, đặc biệt quan trọng cho các bà mẹ bầu sắp lâm bồn, nên được bổ sung trong giai đoạn 3 tháng cuối cùng.

Những lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng Kiwi

Dị ứng Kiwi không phải là hiện tượng thực sự phổ biến. Tuy nhiên với những thay đổi về nội tiết tố trong thời gian mang bầu, một số bà mẹ có thể phát triển phản ứng dị ứng với loại hoa quả này hoặc do quá mong muốn đạt được những lợi ích của trái mà tiêu thụ với số lượng tiêu cực.

Các tác dụng phụ của trái kiwi có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai là:

  • Dị ứng ở miệng: Ăn quá nhiều Kiwi có thể cảm giác ngứa ran trong miệng, dẫn đến sưng môi và lưỡi.
  • Bệnh về da: Ăn quá nhiều kiwi có thể gây nổi mề đay cấp tính, mề đay mãn tính, viêm da hoặc thậm chí là viêm da tiếp xúc. Nguy cơ cao hơn nếu bạn bị dị ứng.
  • Dị ứng với mủ cao su: Những người dị ứng với mủ cao su dễ bị dị ứng với kiwi. Nên tránh xa Kiwi trong những trường hợp như vậy.
  • Tác dụng phụ: Trái kiwi có đặc tính chống nấm và có thể dẫn đến tác dụng phụ khi kết hợp với các loại thuốc chống nấm. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, heparin, aspirin, thuốc không steroid, chống viêm hoặc chống tiểu cầu, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi đưa quả vào thực đơn.

Nên lưu ý rằng những vấn đề có thể xảy ra khi ăn Kiwi chỉ là thiểu số, các mẹ hãy kiểm tra và hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi thêm Kiwi vào thực đơn hàng ngày để không bỏ lỡ những lợi ích tuyệt vời từ trái.


Mẹ bầu dùng Kiwi bao nhiêu là hợp lý?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, bạn có thể tiêu thụ khoảng 2-3 trái kiwi mỗi ngày.

Trong trường hợp bạn đang bị viêm dạ dày, dị ứng hoặc bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bổ sung Kiwi vào chế độ ăn uống thường xuyên.

Theo dõi chế độ ăn uống nghiêm ngặt là điều cần thiết khi mang thai vì cơ thể các mẹ dễ bị tổn thương trong thời gian này. Kiwi có thể giúp cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, chúng nên được ăn có chừng mực vì quá nhiều lại không còn là điều tốt nữa rồi.

https://tintuc.vnshop.vn/nhung-loi-ich-tuyet-voi-cho-suc-khoe-cua-trai-kiwi/

Related Posts

Hướng dẫn cách nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm

Khi học cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé nhất thiết mẹ phải biết thêm về nguyên liệu phô mai vì nói về độ thơm ngon và…

Hướng dẫn cách nấu xôi hạt sen bằng nồi cơm điện

Trong các món xôi của người Việt thì xôi hạt sen là một món dân dã rất được ưa dùng trong các ngày lễ Tết, rằm, đám…

Hướng dẫn cách nấu bột yến mạch cho bé ăn dặm

Cháo yến mạch là một món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn đã biết cách…

Hướng dẫn cách nấu bột gạo cho bé ăn dặm

Khi bé đến tuổi ăn dặm khiến mẹ băn khoăn không biết chuẩn bị thực đơn như thế nào cho đảm bảo sức khỏe và sự phát…

đồ ăn nhẹ và đồ uống tốt cho tim mạch

Đồ ăn nhẹ và đồ uống tốt cho tim mạch

Trái tim của bạn là một phần của hệ thống tuần hoàn của cơ thể,  và cũng là cơ quan phải làm việc nặng nề nhất trong…

đồ ăn giúp giảm huyết áp

17 thực phẩm tốt nhất cho người huyết áp cao

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra bệnh tim mạch với hơn 1 tỉ người trên toàn…