Lịch tiêm phòng thủy đậu chi tiết và đầy đủ

Bệnh thủy đậu thường lan nhanh và rộng vào mùa đông xuân. Đối tượng thường mắc phải căn bệnh này nhất chính là trẻ em dưới 10 tuổi. Varicella Zoster Virus là nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm. 90% trẻ em không tiêm vắc xin phòng ngừa có thể mắc phải căn bệnh này. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Lịch tiêm phòng thủy đậu cho trẻ chi tiết và đầy đủ để có thêm những kiến thức bổ ích.


Lịch tiêm phòng thủy đậu cho trẻ

Lứa tuổi khác nhau thì lịch tiêm cũng có phần khác nhau cụ thể như sau:

  • Lịch tiêm cho trẻ từ 1 tuổi đến 12 tuổi:
    • Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt ngay khi trẻ đã đủ 12 tháng tuổi.
    • Mũi 2 nên được thực hiện cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
  • Nếu trong giai đoạn từ 12 tháng đến 12 tuổi bé không được tiêm phòng thủy thì vẫn nên cho bé thực hiện. Lịch tiêm như sau (người lớn cũng nên tiêm phòng theo lịch này):
    • Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt.
    • Mũi 2 nên tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Phòng trường hợp đang trong thai kỳ thì mắc thủy đậu. Căn bệnh này có thể lây từ mẹ sang con và để lại những biến chứng nguy hiểm.

Với trẻ từ 4-6 tuổi, là lứa tuổi chuẩn bị đi học sẽ tiếp xúc với nhiều bạn bè hơn, đồng nghĩa với việc có thể tiếp xúc với nhiều nguồn lây hơn nên cũng cần được bảo vệ tốt hơn. Cha mẹ nên cho bé tiêm mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Ngoài lịch tiêm phòng thủy đậu, cha mẹ có thể tham khảo thêm lịch tiêm phòng những bệnh khác trong bài viết lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh chi tiết tại đây.

https://tintuc.vnshop.vn/lich-tiem-phong-cho-tre-so-sinh/

Tại sao cần tiêm phòng thủy đậu cho trẻ

Trẻ em dưới là đối tượng rất dể mắc thủy đậu. Lí do là vì căn bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp. Và khi chơi đùa ở trường, ở khu vui chơi, các em thường tiếp xúc gần với nhau, hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi,… Thủy là căn bệnh lành tính. Tuy nhiên, ngay cả khi đã được chữa khỏi thì nó vẫn có thể để lại một số di chứng.

Di chứng đầu tiên phải kể đến đó là nhiễm trùng. Khi bị thủy đậu, toàn thân sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ, gọi là nốt rạ, dần tiến triển thành các mụn nước có chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể, trung bình từ 100 – 500 nốt. Khi các nốt này vỡ ra có thể gây lở loét, gây chảy máu trong. Trẻ em thường dùng tay để gãi ngứa, rất khó kiêng giữ nên thường gặp phải biến chứng này.

Di chứng tiếp theo mà bệnh thủy đậu có thể để lại là viêm não, viêm màng não. Di chứng này có thể xuất hiện ngay sau 1 tuần mọc mụn nước. Di chứng này nguy hiểm tới mức có thể xảy ra ở cả người lớn, người trước đó có sức khỏe tốt. Trường hợp xấu nhất là người bệnh có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Một biến chứng khác thường gặp ở người lớn đó là viêm phổi thủy đậu. Người bệnh sẽ ho rất nhiều, thậm chí ho ra máu. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó là triệu chứng khó thở và tức ngực.

Một số biến chứng khác là viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thận, viêm cầu thận cấp. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai bị nhiễm thủy đậu có thể làm ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Chính vì vậy, việc tiêm phòng thủy đậu là rất quan trọng. Cả người lớn và trẻ em đều cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

lich-tiem-phong-thuy-dau

Giá vắc xin tiêm phòng thủy đậu

Hiện nay vắc xin phòng thủy đậu đã trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước. Chi phí tiêm phòng trong chương trình này là hoàn toàn miễn phí. Chính vì vậy, cha mẹ hoặc người giám hộ chỉ cần cho bé đến trạm y tế gần nhất của phường/xã để thực thiện tiêm chủng theo lịch. Khi đi cha mẹ cần cầm theo sổ tiêm chủng để các bác sĩ tiện theo dõi những mũi tiêm trước đó của bé.

Ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm tiêm chủng dịch vụ. Tuy nhiên cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ cơ sở thực hiện tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho bé. Giá vắc xin tiêm phòng thủy đậu dao động từ 700 nghìn đến khoảng 1 triệu đồng. Đây chỉ là giá tham khảo. Thực tế có thể sẽ thay đổi.

Lưu ý sau khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ

  • Xin tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện tiêm chủng.
  • Khi đi tiêm chủng thì nên cho bé mặc quần áo rộng rãi thoải mái những vẫn cần đủ ấm.
  • Cho bé ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để được các bác sĩ theo dõi. Phòng trường hợp phản ứng phụ với vắc xin.
  • Tiếp tục theo dõi sát sao bé trong 48h tiếp theo sau tiêm.
  • Vệ sinh cho bé thật cẩn thận và sạch sẽ để tránh làm nhiễm khuẩn vết tiêm.
  • Không bôi bất cứ chất gì lên vết tiêm.
  • Khi đặt bé nằm hoặc bế bé cần chú ý để không đè lên vết tiêm.

Trên đây, Vnshop đã chia sẻ tới bạn đọc những kiến thức xung quanh vấn đề lịch tiêm phòng thủy đậu. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu trong bài viết có gì sai sót, Vnshop rất mong sẽ nhận được những ý kiến góp ý tích cực. Còn nếu bạn thấy bài viết bổ ích thì đừng quên chia sẻ nhé.

Xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…