Lịch tiêm phòng sởi cho trẻ chi tiết và đầy đủ

Theo tư liệu của các Tổ chức y tế cấp cao, năm 2019 tình hình bệnh sởi có xu hướng tăng cao tại nhiều nước trên thế giới. Cụ thể trong 4 tháng đầu năm 2019, 170 nước trên thế giới đã ghi nhận các ổ dịch sởi với ít nhất 112.163 trường hợp mắc. Một số nước Đông Nam Á có số lượng người mắc cao là Myanmar, Philippines và Thái Lan. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là những mầm non của đất nước, Chính phủ nước ta đã có rất nhiều chính sách phòng ngừa căn bệnh này. Trong đó Nhà nước khuyến cáo người dân cần cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Lịch tiêm phòng sởi cho trẻ để biết thêm những thông tin hữu ích.


Lịch tiêm phòng sởi cho trẻ

Lịch tiêm vắc xin phòng Sởi đơn đối với trẻ em gồm:

  • Mũi thứ 1: Tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
  • Mũi thứ 2: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 15-18 tháng tuổi.

Trong đó, mũi 1 có trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nhà nước. Mũi 2 là mũi nhắc lại nhưng cũng có vai trò rất quan trọng. Mũi 2 giúp những trẻ chưa đáp ứng miễn dịch chủ động có thể có cơ hội biến đổi thể dịch phù hợp nhằm tạo ra khả năng phòng ngừa bệnh sởi. Từ đó giảm tối đa các tác động xấu do bệnh sởi gây nên.

Cha mẹ cần tham khảo thật kỹ đồng thời xin tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để cho bé tiêm phòng một cách chính xác nhất.

Tại sao cần tiêm phòng sởi cho trẻ

Bệnh sởi do vi rút sởi (Polynosa morbillorum) gây ra. Một số biểu hiện của bệnh sởi là sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc căn bệnh này. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn. Các biến chứng của căn bệnh này là rất nguy hiểm.

Trong đó, viêm tai giữa và viêm phế quản là những biến chứng thường gặp nhất ở bệnh phổi. Số khác có thể dẫn tới viêm phổi nặng. Nguyên nhân thường do bội nhiễm các loại vi khuẩn khác. Biểu hiện của biến chứng viêm phổi là sốt cao, khi nghe phổi thấy ran nổ.

Một biến chứng khác liên quan tới hệ thần kinh do bệnh sởi gây ra đó là viêm não/viêm màng nào. Khi mắc phải biến chứng này, người bệnh có thể bị tử vong do hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương. Biến chứng có thể bắt đầu xuất hiện vào tuần đầu khi phát ban. Biểu hiện là sốt cao, co giật, bí đái, đái dầm, rối loạn ý thức dẫn đế đi vào hôn mê. Người bệnh có thể phải gánh chịu nhiều di chứng nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần suốt phần đời còn lại.

Bệnh sởi nếu không được phòng chống, chữa trị kịp thời còn có thể dẫn tới viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã. Hoặc biến chứng liên quan đến thị lực như loét giác mạc, có thể gặp ở trẻ em bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A. Biến chứng này có thể để lại di chứng mù vĩnh viễn.

Phụ nữ đang mang thai có thể dẫn tới sảy thai hoặc sinh non nếu mắc sởi.

Giá tiêm phòng sởi

Nếu thực hiện tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng thì chúng ta sẽ không cần mất khoản phí nào. Cha mẹ hoặc người lớn chỉ cần đưa bé đến các trạm y tế của phường xã. Cha mẹ cũng đừng quên đem theo sổ tiêm chủng để các bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi các mũi tiêm trước đó của bé nhé.

Còn nếu mẹ quan tâm tới tiêm chủng dịch vụ thì có thể tham khảo một số cơ sở như vnvc, medlatec,… Giá mũi tiêm phòng sởi đơn dao động từ 180 nghìn đến 216 nghìn. Còn giá mũi tiêm phòng kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella thì có giá trong khoảng 198 nghìn đến 366 nghìn.

Ngoài mũi tiêm phòng sởi, mẹ có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh chi tiết và đầy đủ tại đây.

https://tintuc.vnshop.vn/lich-tiem-phong-cho-tre-so-sinh/

Lưu ý khi tiêm phòng sởi cho trẻ

  • Việc tham khảo các nguồn thông tin trên internet chỉ là phụ. Ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa mới là quan trọng và chính xác nhất.
  • Sau khi tiêm phòng sởi xong, cha mẹ hoặc người lớn cần cho bé ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút. Nếu bé có những phản ứng nặng với vắc xin tiêm chủng thì có thể kịp thời ứng phó.
  • Tiếp tục theo dõi sát sao bé trong vòng 48h sau tiêm chủng.
  • Tìm hiểu thật kỹ cơ sở tiêm chủng mà mẹ đang định cho bé đi tiêm.

Trên đây là những thông tin xung quanh vấn đề lịch tiêm phòng sởi cho trẻ. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có gì sai sót, Vnshop rất mong sẽ nhận được những góp ý tích cực của các bạn độc giả thông thái. Còn nếu bạn thấy bài viết bổ ích thì đừng ngần ngại chia sẻ nhé.

Xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…