Lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Căn bệnh này do virus paramyxovirus gây nên. Đây là căn bệnh lành tính tuy nhiên cũng có khả năng gây vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ để biết thêm chi tiết về căn bệnh này. Bên cạnh đó là thấy được tầm quan trọng của việc tiêm phòng quai bị cho trẻ.


Lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ

Vắc xin quai bị thường được tích hợp trong 1 mũi tiêm phòng phối hợp sởi, quai bị, rubella. Phác đồ tiêm phòng quai bị cho trẻ thường là:

  • Mũi thứ nhất nên tiêm khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi.
  • Mũi thứ hai nên tiêm khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Hai mũi tiêm trên phải được tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng. Tuy nhiên sẽ có nhiều yếu tố tác động khiến cho nhiều trẻ không thể tiêm đúng lịch. Nhưng dù trong trường hợp nào thì cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để cho bé tiêm phòng chính xác nhất.

Mũi tiêm kết hợp phòng sởi, quai bị, rubella có nằm trong lịch tiêm chủng mở rộng nên hoàn toàn miễn phí. Vậy nên mẹ hãy cho bé đi tiêm chủng đầy đủ nhé. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé tiêm chủng dịch vụ nếu cảm thấy cần thiết.

Ngoài mũi tiêm phòng quai bị, mẹ có thể tham khảo chi tiết các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng tại đây. Đây là lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tương đối đầy đủ.

https://tintuc.vnshop.vn/lich-tiem-phong-cho-tre-so-sinh/

Tại sao phải tiêm phòng quai bị cho trẻ

Có thể chúng ta vẫn biết đến bệnh quai bị là một bệnh lành tính nhưng nếu chủ quan thì nó vẫn có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nguy hiểm có thể là:

  • Biến chứng vô sinh: Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị. Người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Biểu hiện cụ thể là tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
  • Biến chứng nhồi máu phổi: là biến chứng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng.
  • Biến chứng viêm buồng trứng: nữ sau tuổi dậy thì có tỷ lệ mắc là 3 – 7%.
  • Một số tổn thương thần kinh như viêm não, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rể thần kinh.
  • Phụ nữ có thai nếu bị mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Còn nếu bị trong 3 tháng cuối thì có thể sinh non, nghiêm trọng hơn là thai chết lưu.

Việc tiêm phòng vắc xin phòng quai bị sẽ giúp phòng chống hoặc giảm tối đa các tác hại mà căn bệnh gây ra. Bên cạnh đó, việc thực hiện theo chương trình tiêm chủng mở rộng là hoàn toàn miễn phí. Chính vì vậy, gia đình hãy cho bé đi tiêm chủng đầy đủ vì 1 tương lai mạnh khỏe cho bé.

Giá vacxin quai bị

Nếu tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng thì chúng ta không cần quan tâm về giá. Gia đình chỉ cần đưa bé đến các trạm y tế phường/xã và cầm theo sổ tiêm chủng là có thể thực hiện tiêm phòng.

Tuy nhiên nếu cha mẹ quan tâm đến tiêm chủng dịch vụ thì cũng có rất nhiều cơ sở uy tín có thể đáp ứng. Vắc xin phòng quai bị chứa trong vắc xin 3 trong 1 sởi – quai bị – rubella được sản xuất từ Mỹ có giá 265.000 VNĐ/ 1 mũi tiêm. Vắc xin được sản xuất từ Ấn Độ có giá 198.000 VNĐ/ 1 mũi tiêm. Đây chỉ là giá tham khảo. Để biết chính xác giá của mỗi cơ sở khác nhau thì mẹ nên gọi điện trực tiếp. Đồng thời, mẹ cũng nên đặt những câu hỏi để được giải đáp chi tiết nhất.

Những lưu ý khi tiêm phòng quai bị cho trẻ

  • Một số phản ứng phụ khi tiêm phòng quai bị có thể là sốt, sưng đau tại vị trí tiêm, phát ban nhẹ trên bề mặt da, viêm họng, nổi hạch. Đây là những phản ứng thông thường với vắc xin nên mẹ cũng không cần quá lo lắng.
  • Cho bé ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút. Vì nếu có những phản ứng nặng thì có thể kịp thời chữa trị.
  • Tiếp tục theo dõi bé tại nhà. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Xin tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện tiêm chủng.

Như vậy trên đây, Vnshop đã chia sẽ tới độc giả những thông tin xung quanh vấn đề tiêm phòng quai bị. Nếu bài biết có gì sai sót, Vnshop rất mong sẽ nhận được những góp ý tích cực. Và nếu bạn cảm thấy bài viết bổ ích thì đừng ngần ngại chia sẻ nhé.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Dù tham khảo ở bất kỳ nguồn nào thì cha mẹ và người lớn vẫn cần xin tư vấn của các bác sĩ.

Xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…